Thực hiện chủ trương của Đảng về tái cơ cấu tổng
thể nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày
17/7/2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”. Vấn đề này được đông
đảo cử tri quan tâm, tại các đợt tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 6 và trước kỳ họp
thứ 7, Quốc hội khóa XIII, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã ghi nhận và
chuyển đến cơ quan thẩm quyền là Bộ Tài chính trả lời kiến nghị về giải pháp cụ
thể để triển khai việc cổ phần hóa và thoái vồn đầu tư kinh doanh ngoài ngành của
các doanh nghiệp nhà nước.
Trả lời vấn đề này, Bộ Tài chính cho rằng trong thời
gian qua, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 15/NQ- CP ngày
06/3/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và Chính
phủ đã có chỉ thị các Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế (TĐKT), tổng
công ty (TCT) nhà nước tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu
như: hoàn thiện cơ chế chính sách, tổ chức quán triệt và tích cực thực hiện các
nội dung tái cơ cấu doanh nghiệp...Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành
liên quan ban hành Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/201 về chuyển đổi doanh nghiệp
100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo hướng khắc phục những khó khăn, vướng
mắc phát sinh trong thực tiễn thi hành của nghị định cũ.
Tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước là một trong những trọng tâm cấp bách trong quá trình tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế - Ảnh: baohaiquan.
Đối với hoạt động thoái vốn nhà nước, Bộ Tài
chính đã tham mưu dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn Nghị quyết
số 15/NQ-CP, trong đó tháo gỡ một số vướng mắc làm chậm quá trình thoái vốn của
các doanh nghiệp thời gian qua. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ ban
hành các cơ chế, chính sách quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp như quy định
về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính, quản lý nợ đối với
doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ…
Có thể nói, về cơ bản các cơ chế chính sách về cổ
phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã được hoàn thiện theo hướng phù
hợp với tình hình thực tế và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp triển khai thực
hiện.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng tiến độ cổ phân hóa DNNN và thoái vốn
nhà nước theo phương án đã phê duyệt còn chậm. Một số Bộ, ngành, địa phương, TĐKT,
TCT nhà nước chưa chỉ đạo quyết liệt và tích cực triển khai, do đó, trong giai
đoạn tới cần tiếp tục chỉ đạo, tổ chức quán triệt sâu sắc các Nghị quyết, Kết
luận của Đảng và các cơ chế, chính sách pháp luật có liên quan của Nhà nước về
tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Cần có những giải pháp đẩy nhanh quá
trình tái cơ cấu DNNN như: sửa đổi, bổ sung quy định về giao, bán DN; hoàn thiện
chính sách đối với người lao động dôi dư trong quá trình tái cấu trúc doanh
nghiệp. Các Bộ, ngành, địa phương, các TĐKT, TCT nhà nước và các doanh nghiệp
nhà nước căn cứ phương án sắp xếp, cổ phần hóa, đề án tái cơ cấu đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt để chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tiến độ cổ
phần hóa và thoái vốn trình cơ quan có thẩm quyên phê duyệt để triển khai thực
hiện, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ; Cần khẩn trương rà soát để tiến hành chuyển
giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa đang có
vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
theo quy định; Thực hiện tốt chế độ báo cáo về tình
hình triển khai cổ phần hóa DNNN; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý những
khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, đảm bảo thực hiện đúng
kế hoạch đề ra…
Đức Nhuận