Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 42-T5.2008

Thành tựu 20 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Đăng ngày: 27/07/2008
Cùng với phát huy nội lực, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển. Chính sự phát triển nhanh của doanh nghiệp FDI đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tăng cao, liên tục trong nhiều năm qua (giai đoạn 1991-2007 tăng trưởng bình quân 12,8%/năm, riêng năm 2007 tăng 15,1%) và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Theo đó, nông nghiệp từ một ngành kinh tế chủ đạo ở Đồng Nai chiếm trên 50% GDP đã từng bước giảm dần tỷ trọng, trong khi tỷ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng ngày càng tăng. Đến năm 2007, tỷ trọng CN chiếm 57,7% GDP, dịch vụ 30,2% và nông nghiệp chỉ còn 12,1%, góp phần nâng cao năng suất lao động chung. Thu hút vốn FDI đã thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 1991-2007, tăng bình quân khoảng 45% năm. Nếu như kim ngạch xuất khẩu năm 1990 chỉ có 28,65 triệu USD thì đến năm 2007 đạt 5,474 tỷ USD, trong đó khu vực FDI chiếm 91% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đồng Nai. Vốn FDI tăng mạnh có tác động vào sự phát triển của cac thành phần kinh tế trong nước, tạo công ăn việc làm trực tiếp khoảng trên 320.000 lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách và các hoạt động xã hội.

 Đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng phát triển các KCN trên địa bàn Đồng Nai. Sau khi Nhà nước ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (năm 1987), vấn đề quan tâm hàng đầu của tỉnh là chuẩn bị quỹ đất công nghiệp và các điều kiện hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư, bởi vì lợi thế chủ yếu của tỉnh là tiềm năng phát triển công nghiệp. Từ thực tiễn KCN Biên Hòa 1 và thành công bước đầu của KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai đã mở ra những hướng đột phá mới, tập trung quy hoạch xây dựng thêm các khu công nghiệp mới, không chỉ ở TP.Biên Hòa mà còn mở rộng đến các huyện khác. Tính đến nay, Đồng Nai có 25 KCN đã được cấp phép thành lập với tổng diện tích 6.912 hécta. Các doanh nghiệp đã đầu tư hơn 254 triệu USD xây dựng hạ tầng KCN, tong diện tích đã cho thuê 3.089 hécta (so với 4.695 hécta đất dùng cho thuê), chiếm tỷ lệ 66,3% diện tích đất dùng cho thuê.

Để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, Đồng Nai đang lập thủ tục thành lập thêm các KCN, trong đo chú trọng các KCN chuyên ngành, khu công nghệ cao, khu liên hợp công nông nghiệp, các KCN khu vực nông thôn miền núi... Đồng Nai qui hoạch phát triển KCN là một sự lựa chọn hợp lý, vừa phát huy tiềm năng công nghiệp của tỉnh, vừa thuận lợi hơn trong công tác bảo vệ môi trường vì hạn chế được việc bố trí công nghiệp xen kẽ trong các khu dân cư và sản xuất nông nghiệp, qua đó tạo nên sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua.

Nhưng thực tế không thể phủ nhận là phát triển đã kèm theo ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hội nảy sinh, đây là những hạn chế trong việc đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp; Thật ra khi qui hoạch các KCN đều quy định phải bố trí khu xử lý nước thải; các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp đều có lập báo cáo tác động môi trường. Tuy nhiên trong quản lý còn nhiều bất cập từ khâu ban hành các qui định pháp luật đến việc triển khai thực hiện tại địa phương nên những hệ quả đã phát sinh. Bên cạnh đó còn có khó khăn về vốn đầu tư và yếu kém trong quản lý thực hiện qui hoạch đã tác động không nhỏ, nhất là đối với việc xử lý moi trường ở các khu đô thị.

 Có thể khẳng định rằng, thành tựu đạt được sau 20 năm thu hút FDI vào Đồng Nai rất đáng được trân trọng. Điều cần thiết là từ thực tiễn chúng ta cần phải đánh giá toàn diện để đề ra giải pháp phù hợp cho giai đoạn phát triển tới.

Nguyễn Thị Phi