Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 43-T5.2008

Trại tạm giam và Nhà tạm giữ đều đang trong tình trạng quá tải nghiêm trọng

Đăng ngày: 27/07/2008
Theo báo cáo của Công an tỉnh, hiện nay hầu hết các Trại tạm giam và Nhà tạm giữ trên địa bàn tỉnh đều đang trong tình trạng xuống cấp hoặc quá tải nghiêm trọng, cụ thể như: Trại tạm giam Công an tỉnh hiện hữu là 1.000 chỗ giam giữ nhưng hiện nay số lượng giam giữ 1.413 người; Nhà tạm giữ Công an thành phố Biên Hoà xây dựng từ năm 1998 với 200 chỗ, nhưng lưu lượng giam giữ bình quân từ 500 đến 600 người; Nhà tạm giữ Công an huyện Long Thành xây dựng từ năm 2001 với 56 chỗ giam nhưng hiện nay tổng số giam giữ là 145 người; Nhà tạm giữ Công an huyện Trảng Bom xây dựng năm 2000 với 70 chỗ nhưng tổng số giam giữ hiện nay là 110 người; Nhà tạm giữ Công an huyện Tân Phú xây dựng năm 1994 với 38 chỗ nhưng hiện nay tổng số giam giữ là 46 người …
Nguyên nhân của tình trạng quá tải Trại tạm giam và Nhà tạm giữ là do quy mô các Trại tạm giam và Nhà tạm giữ hiện nay còn thiếu so với quy mô mà Bộ công an phê duyệt, cụ thể như: Trại tạm giam Công an tỉnh quy mô giam giữ được Bộ công an phê duyệt năm 2004 là 1.400 chỗ nhưng trại tạm giam hiện hữu là 1.000, so với quy mô được duyệt còn thiếu 400 chỗ; Nhà tạm giữ Công an thành phố Biên Hoà quy mô giam giữ được Bộ công an duyệt năm 2007 là 500 chỗ, nhưng nhà tạm giam hiện hữu chỉ có 200 chỗ; Nhà tam giữ Công an huyện Long Thành quy mô phê duyệt là 100 chỗ nhưng nhà tạm giam hiện hữu chỉ có 56 chỗ; Nhà tạm giữ Công an huyện Trảng Bom quy mô phê duyệt là 100 chỗ nhưng nhà tạm giữ hiện hữu chỉ có 70 chỗ …

Ngoài ra, theo quy định tại điều 92 và 93 Bộ luật tố tụng hình sự về bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Quy định này là thể hiện tính nhân đạo của pháp luat, đồng thời góp phần giảm bớt gánh nặng cho nhà nước trong việc giam giữ người phạm tội, như phải xây dựng cơ sở giam giữ, lực lượng quản lý, người phục vụ … và góp phần làm giảm tình trạng quá tải của các Trại tạm giam và Nhà tạm giữ. Tuy nhiên, trên thực tiễn việc áp dụng các quy định tại điều 92 và 93 Bộ luật tố tụng còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là do một bộ phận cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật chưa nhận thưc đúng về vấn đề này, còn xem nhẹ việc cho bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo, nhiều trường hợp lẽ ra phải thực hiện việc cho bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản nhưng không được thực hiện (trong thời gian qua, ở Đồng Nai chỉ có duy nhất 01 trường hợp được đặt tiền). Bên cạnh đó cũng có một số người cho rằng việc cho bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản là cơ quan bảo vệ pháp luật không xử lý nghiêm khắc người vi phạm phap luật nên khi thấy Cơ quan điều tra, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo thì không đồng tình, thưa kiện, gây áp lực làm cho Cơ quan điều tra, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân rất khó khăn trong việc giải quyết cho các bị can, bị cáo được bảo lĩnh theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về việc đặt tiền, tài sản cho bị can, bị cáo được tại ngoại, cụ thể là trường hợp nào thì cho đặt tiền, tài sản, đặt bao nhiêu thì phù hợp; những trường hợp nào không cho đặt tiền, nên các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực hiện được. Đối với việc cho bảo lĩnh, tại khoan 5 điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định “cá nhân, tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan” nhưng không quy định trách nhiệm nay, mà chỉ quy định hậu quả cua việc cá nhân, tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan là “Bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác” như vậy chưa có phần chế tài cụ thể đối với người bảo lĩnh khi người được bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan.

Sĩ Tiến