Ngày 21 tháng 11 năm 2024 - 18:45:34 | | |
|
Liên kết website
Specified argument was out of the range of valid values.
Việt Nam cần quan tâm và tăng đầu tư cho khoa học Đăng ngày: 09/05/2006
Theo thông tin mới nhất : Nhật và Trung Quốc ( TQ ) quyết định gia tăng chi phí cho nghiên cứu khoa học, nhằm cạnh tranh trong cuộc đua toàn cầu về phát minh khoa học mới.
|
Dầu điều của công ty Donafoods | Ngày 22/3/2006, Ủy ban Khoa học Nhật chấp thuận một kế hoạch chi phí 213 tỉ USD trong 5 năm bắt đầu từ tháng 4-2006. Trong số tiền 34,12 tỉ USD được dành đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và cạnh tranh với các nước châu Á khác, trong đó có đối thủ TQ, và kích thích việc nghiên cứu khoa học trong dân chúng. Thủ tướng Junichiro Koizumi cũng tỏ rõ ý chí chính trị khi khẳng định nghiên cứu khoa học là ưu tiên, nên dù ngân sách quốc gia có giảm, quĩ dành cho khoa học vẫn tăng lên. Thủ tướng kêu gọi các nhà khoa học hãy mở rộng các phạm vi nghiên cứu, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao và khoa học sự sống. Trung Quốc cũng không chịu lép vế bằng động thái là Viện hàn lâm Khoa học nói sẽ tập trung nỗ lực cho 40 lĩnh vực nghiên cứu lớn trong 15 năm tới, nhằm giúp TQ sớm trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về khoa học tiến bộ. Theo kế hoạch này, các ngành được ưu tiên hỗ trợ chi phí nghiên cứu là mạng Internet, chế tạo dược phẩm mới, phát triển nhiên liệu sinh học, công nghệ nano, năng lượng sạch, công nghệ thu hồi CO2 và nông nghiệp bền vững. Hai cường quốc thế giới là Nhật và Trung Quốc không chỉ là láng giềng của Việt Nam mà còn là hai quốc gia có lượng vốn đầu tư vào Việt Nam khá cao, đặc biệt là Nhật. Vì thế chúng ta không thể đứng nhìn Nhật và Trung Quốc đầu tư vào khoa học còn Việt Nam thì luôn đi sau họ trong hầu hết các ngành khoa học công nghệ cao.
|
Cà phê Robusta | Trên thực tế Việt Nam không thiếu nguồn nhân lực cho nghiên cứu khoa học mà do chúng ta chưa khai thác hết hoặc chưa sử dụng đúng các nhà khoa học. Mặc khác, chính sách thu hút nguồn nhân lực của Việt Nam chưa thể thu hút những nhà khoa học đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, nông nghiệp bền vững,...Vấn đề hiện nay là đầu tư như thế nào để có hiệu quả, điều này luôn đặt vào các cấp quản lý nhà nước một bài toán không phải đơn giản. Tuy rằng chính sách của Việt Nam càng ngày càng rộng mở hơn , thoáng hơn nhưng vẫn không bắt nhịp kịp sự thay đổi của thị trường. Vì sao vậy ? bởi vì Việt Nam chưa quan tâm và đầu tư khoa học đúng mức. Theo thống kê Việt nam hiện là quốc gia có tỉ lệ học hàm - học vị cao nhất khu vực Đông Nam Á nhưng những công trình nghiên cứu ngang tầm với thế giới thì thua hẳn các nước Thái Lan, Malaysia,.. Hiện tại Việt Nam chưa thể nào so sánh với Nhật hay Trung Quốc về đầu tư vào khoa học thực tiễn nhưng thiết nghĩ chúng ta cần thiết phải quan tâm hơn và đầu tư mạnh hơn vào các ngành khoa học và công nghệ để góp phần phát triển nền khoa học của nước nhà. Đồng thời chúng ta cần khai thác triệt để sự cống hiến của các nhà khoa học trong tất cả các lĩnh vực. LÊ QUANG KIỆM LHH KH-KT ĐỒNG NAI
|
|
|