1. Hình thức mạo danh Amazon
Hành vi lừa đảo mạo danh Amazon thường xuất hiện qua các hình thức
sau:
- Giả
danh nhân viên Amazon: Các đối tượng
giả danh nhân viên của Amazon gọi điện hoặc gửi email tới khách hàng, thông báo
về những đơn hàng bất thường hoặc sự cố thanh toán. Họ yêu cầu người dùng cung
cấp thông tin cá nhân, số thẻ tín dụng để "xác nhận đơn hàng" hoặc
"khắc phục lỗi", từ đó chiếm đoạt thông tin và tài sản của người
dùng.
- Trang
web giả mạo: Một số kẻ lừa
đảo tạo ra các trang web có giao diện giống hệt Amazon, từ logo, bố cục đến màu
sắc, để lừa người dùng đăng nhập hoặc thực hiện giao dịch. Khi người dùng nhập
thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng, các thông tin này sẽ bị chiếm đoạt.
- Tin
nhắn giả mạo khuyến mãi, giảm giá: Các đối tượng
gửi tin nhắn, email giả mạo thông báo về chương trình khuyến mãi lớn của
Amazon. Khi người dùng truy cập vào các đường link kèm theo, họ sẽ bị yêu cầu
cung cấp thông tin tài khoản hoặc phải trả một khoản phí "nhận thưởng",
nhưng thực chất là chuyển tiền cho kẻ lừa đảo.
- Giả mạo chương trình khuyến mãi mở gian
hàng: Các đối tượng sử dụng
logo, tên của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Amazon Global Selling Việt
Nam để giả mạo Chương trình thương mại điện tử xuyên quốc gia nhằm mục đích lừa
đảo. Cụ thể, sau
khi liên hệ người hướng dẫn sẽ được tặng 20.000 đồng vào tài khoản; đăng ký mở
thành công đại lý cửa hàng sẽ được thưởng 30.000 đồng thẻ cào điện thoại; sau
khi đăng ký mở cửa hàng thành công, đơn hàng đầu tiên của cửa hàng sẽ nhận được
200.000 đồng tiền phụ giúp để hoàn thành đơn hàng từ hệ thống. Sau đó, các đối
tượng lừa đảo sẽ trực tiếp chiết khấu và chuyển tiền vào tài khoản người tham
gia, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người tham gia để tiếp tục lôi kéo người
thân tham gia cùng và gắn bó lâu dài với công việc.
2. Tác hại của tình trạng mạo danh
Những hành vi mạo danh này không chỉ gây thiệt hại về mặt tài
chính cho khách hàng mà còn làm mất niềm tin của người tiêu dùng vào thương mại
điện tử nói chung. Người bị lừa đảo thường phải chịu hậu quả nặng nề như mất tiền,
thông tin cá nhân bị lợi dụng, hoặc bị xâm phạm quyền riêng tư. Ngoài ra, điều
này còn ảnh hưởng đến uy tín của Amazon và các sàn thương mại điện tử khác, khiến
nhiều khách hàng cảm thấy e dè, lo ngại khi thực hiện mua sắm trực tuyến.
3. Các biện pháp phòng tránh
Để bảo vệ bản thân khỏi những chiêu trò lừa đảo này, người dùng
nên lưu ý những điều sau:
- Kiểm
tra kỹ nguồn thông tin: Không nhấn
vào các đường link đáng ngờ được gửi qua email hoặc tin nhắn, đặc biệt nếu
thông tin đó yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân hoặc thanh toán.
- Sử
dụng ứng dụng chính thức: Truy cập
vào Amazon và các sàn thương mại điện tử khác qua ứng dụng chính thức hoặc
trang web chính thức để tránh bị điều hướng đến các trang giả mạo.
- Cảnh
giác với yêu cầu chuyển tiền: Amazon và
các sàn thương mại điện tử uy tín không bao giờ yêu cầu người dùng cung cấp
thông tin thẻ tín dụng qua điện thoại hoặc email, cũng như không yêu cầu thanh
toán phí nhận thưởng.
4. Khi
phát hiện bị lừa đảo
- Liên
hệ với Amazon ngay lập tức: Thông báo
cho Amazon về việc bạn bị lừa đảo để họ có thể hỗ trợ bạn khóa tài khoản và
ngăn chặn thiệt hại.
- Thay
đổi mật khẩu: Thay đổi mật
khẩu cho tất cả các tài khoản liên quan.
- Thông
báo cho ngân hàng: Nếu bạn đã bị
mất tiền, hãy liên hệ với ngân hàng để khóa thẻ và yêu cầu hủy giao dịch.
- Báo
cáo vụ việc cho cơ quan chức năng: Đến cơ quan
công an để trình báo vụ việc và yêu cầu hỗ trợ điều tra.
Để bảo vệ bản thân khỏi các hình thức lừa đảo, hãy luôn cảnh giác
và không nên quá tin vào những lời mời gọi hấp dẫn. Hãy tìm hiểu kỹ thông tin
trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến tiền bạc.
Nếu phát hiện dấu hiệu lừa đảo, hãy gửi phản ánh về địa chỉ của
trang Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam (https://canhbao.khonggianmang.vn)
Minh
Hồng