Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủThông tin KT-XH

Cần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật công nghệ thông tin

Đăng ngày: 09/11/2024
Công tác công nghệ thông tin được xác định là một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, nhằm cung cấp các công nghệ cơ bản, góp phần thay đổi toàn diện cả về tổ chức, quy trình kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp đến sự tham gia của con người trong quá trình thực hiện. Vì vậy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển đổi số là hết sức cần thiết trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư.​

09112024-luatCNTT-HDND-1.jpg 
 

Luật công nghệ thông tin được Quốc Hội thông qua năm 2006 là văn bản đầu tiên về công nghệ thông tin ở Việt Nam. Luật bao gồm sáu chương 79, bao gồm hai phần nội dung chính liên quan đến phát triển công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin. Các quy định của luật đã giúp ngành công nghiệp công nghệ thông tin đạt nhiều kết quả quan trọng.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được, sau 17 năm thi hành Luật công nghệ thông tin năm 2006  đã bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi bổ sung để hoàn thiện, n: trong công tác quản lý và thúc đẩy hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin thời gian qua thiếu đồng bộ trong khái niệm phân loại các loại hình công nghiệp công nghệ thông tin; Các quy định pháp luật liên quan đến công nghiệp công nghệ thông tin còn thiếu gây khó khăn cho việc phát triển và quản lý các sản phẩm dịch vụ mới liên quan tới công nghệ số; Thực tiễn về ứng dụng công nghệ thông tin giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức, doanh nghiệp, người dân vẫn còn mang tính hình thức; việc kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước còn rất hạn chế; các dịch vụ công trực tuyến vẫn do cơ quan nhà nước cung cấp là chủ yếu,…

Để nâng cao hơn nữa vai trò của công nghệ thông tin trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, theo bài viết trên Tạp chí dân chủ và pháp luật, cần tiến hành đồng bộ một số giải pháp như sau: nâng cao nhận thức của các cấp, các bộ ngành trung ương và địa phương về vai trò, tầm quan trọng của công nghệ thông tin đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu các bộ ngành cũng như từ cán bộ, công chức, viên chức trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần gương mẫu, đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin, gắn việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; Bộ thông tin và truyền thông cần cân nhắc xây dựng đề án sửa đổi toàn diện Luật công nghệ thông tin để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin cùng với nhiều hình thái phát triển mới của ngành công nghệ thông tin; tiếp tục rà soát, tháo gỡ các rào cản trong cái thể chế, chính sách và pháp luật để đẩy mạnh đầu tư phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin cho chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; hoàn thiện cơ chế giám sát quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; xây dựng thể chế cho việc hình thành, kết nối, chia sẻ và thương mại hóa các cơ sở dữ liệu; cần ưu tiên hoàn thiện, nâng cao chính sách phát triển nguồn lực công nghệ thông tin, cần đưa ra các chế độ cơ chế ưu đãi, chế độ đặc thù nhằm thu hút chuyên gia công nghệ giỏi; nghiên cứu, đề xuất việc áp dụng mức lương, phụ cấp hợp lý đối với đội ngũ chuyên trách công nghệ thông tin nhằm tạo động lực cho nhân lực chất lượng cao yên tâm và nỗ lực cống hiến…

 

Minh Hồng