Ông Tô Lâm- Bộ trưởng Bộ Công an, đã trình bày dự thảo Luật tại Kỳ họp
Trong thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XIII, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị để yêu cầu các cơ
quan nhà nước chủ động ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững và chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
với mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành xây dựng Chính phủ số, đứng
trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ ba trong khu vực ASEAN về
Chính phủ điện tử, kinh tế số”. Đồng thời, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết
số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn. Tuy nhiên, qua rà soát các quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của
công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam chưa đáp ứng được các chủ trương, chính sách của Đảng nên cần
thiết phải nghiên cứu sửa đổi để kịp thời thể chế hóa các chủ trương, chính
sách này.
Đại biểu thực hiện nhiệm vụ tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội XV
Bên cạnh đó, tại Nghị quyết số 76/2022/QH15 ngày
15/11/2022 về Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã đồng ý bổ sung thông
tin “nơi sinh” vào hộ chiếu cấp cho công dân Việt Nam và giao Chính phủ chỉ đạo
các Bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm
quyền để triển khai thực hiện; khẩn trương nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét,
quyết định việc sửa đổi khoản 3 Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân
Việt Nam, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
nhiều Nghị quyết, Quyết định phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030”, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và thúc
đẩy phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn; so với thời điểm năm 2019
(trước khi bùng phát dịch bệnh Covid-19), năm 2022, lượng khách quốc tế đến Việt
Nam chỉ đạt 32,6%. Tuy nhiên, qua rà soát, các quy định của Luật Xuất cảnh, nhập
cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư
trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) chưa
đáp ứng được các yêu cầu chính trị, pháp lý và thực tiễn, do đó, việc xây dựng
dự án Luật nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, đáp ứng yêu cầu
của Quốc hội và tiến trình cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số của Chính
phủ. Theo đó, nghiên cứu bổ sung sửa đổi một số nhóm vấn đề như sau:
Nhóm nội dung để cải cách thủ tục hành chính,
hoàn thiện quy định về việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản
lý xuất nhập cảnh trên môi trường điện tử. Bổ sung quy định về việc hủy giá trị
sử dụng hộ chiếu phổ thông đối với các trường hợp đã được cấp hộ chiếu mà không
đến nhận kết quả. Quy định về thời hạn sử dụng còn lại của hộ chiếu từ đủ 06
tháng trở lên mới đủ điều kiện xuất cảnh theo hướng hộ chiếu còn thời hạn sử dụng
là đủ điều kiện xuất cảnh (bỏ quy định thời hạn còn lại của hộ chiếu từ 06
tháng trở lên để tạo điều kiện cho công dân khi xuất cảnh). Dự thảo sửa đổi các
quy định về các trường hợp, trình tự, thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục
rút gọn theo hướng mở rộng đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục
rút gọn, quy định về thủ tục cấp hộ chiếu theo thủ tục rút gọn trong một số trường
hợp đặc biệt cấp bách.
Phiên thảo luận tại Tổ 16 ( gồm các đơn vị Đồng Nai, Hà Tĩnh, Cao Bằng)
Nhóm nội dung sửa đổi các quy định của Luật để tiếp
tục tạo điều kiện hơn nữa cho người nước ngoài nhập xuất cảnh Việt Nam. Theo
đó, nâng thời hạn của thị thực điện tử từ 30 ngày lên 03 tháng, có giá trị một
lần hoặc nhiều lần; sửa đổi, bổ sung quy định mở rộng cấp thị thực điện tử cho
công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ và giao Chính phủ quyết định danh sách
cụ thể các nước, vùng lãnh thổ trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội, phù hợp với chính sách đối ngoại và phát triển kinh tế,
xã hội của Việt Nam; nâng thời hạn tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày đối với công
dân của nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực và được xem xét giải quyết
cấp thị thực, gia hạn tạm trú theo các quy định khác của Luật.
Nhóm nội dung sửa đổi để tạo điều kiện thuận lợi
cho công dân trong việc xin thị thực nhập cảnh nước ngoài, cấp hộ chiếu phổ
thông theo thủ tục rút gọn; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong
lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và đồng bộ, thống nhất của
hệ thống pháp luật. Theo đó, bổ sung giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc
tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là một trong những
giấy tờ xuất nhập cảnh; bổ sung thông tin “nơi sinh” trên giấy tờ xuất nhập cảnh;
bổ sung quy định người giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên Quốc phòng trở lên tại
cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, phái đoàn thường trực Việt
Nam tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước
ngoài thuộc trường hợp được cấp hộ chiếu ngoại giao.
Kim Chung