ĐBQH
Nguyễn Công Long phát biểu về việc nước ta đồng thời triển khai các dự án cao
tốc và đường sắt tốc độ cao sẽ dẫn đến nguyên vật liệu (đất, đá…) đội lên rất
nhiều, nguồn để cung cấp số lượng nguyên liệu lớn như vậy ở đâu? Đại biểu đề
nghị Chính phủ rà soát đánh giá kỹ lưỡng vấn đề này để bảo đảm thực hiện.
Đại biểu của Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai phát biểu tại phiên thảo
luận
Về
Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, theo quy
hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, mạng lưới
đường sắt của chúng ta rất lớn gồm 25 tuyến với tổng chiều dài khoảng 6.354km,
trong đó có 7 tuyến đường sắt hiện hữu và 8 tuyến mới. Đường sắt tốc độ cao
trên trục Bắc - Nam là 1 trong 3 tuyến rất quan trọng nằm dọc theo hành lang
kinh tế Bắc - Nam và cần phải đầu tư. Đại biểu Lê Hoàng Hải đề nghị cần nghiên
cứu kinh nghiệm các nước đi trước, rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế
hiệu quả tài chính của dự án, đồng thời bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.
Đại
biểu Đỗ Huy Khánh cho ý kiến về việc nếu các địa phương quá gần nhau (như cách
nhau 100km) có sân bay thì việc khai thác đồng thời đường sắt tốc độ cao tốc
Bắc - Nam và các sân bay liệu có hiệu quả không, có gây lãng phí hay không?
Trên
cơ sở ủng hộ Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam,
đại biểu Trịnh Xuân An kiến nghị bỏ cơ chế, chính sách đặc thù số 17 về cơ chế,
chính sách bảo đảm phòng, chống lãng phí, tham nhũng, tiêu cực trong chủ
trương.
Cũng tại Phiên họp, các đại biểu thảo luận về
việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại
Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực
hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc
đang có quyền sử dụng đất.
Nguyễn Hương