Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 39 tháng 01,02-2008

Hoạt động chất vấn trong năm 2007 của HĐND tỉnh

Đăng ngày: 23/02/2008
Theo quy định của Luật tổ chức HĐND&UBND, việc chất vấn, trả lời chất vấn được tiến hành tại kỳ họp và trong thời gian giữa hai kỳ họp HĐND và là một trong những hoạt động giám sát của HĐND.
Đại biểu Lê Văn Năng, một trong ba đại biểu tích cực trong hoạt động chất vấn
Trong năm 2007, HĐND tỉnh tổ chức hai kỳ họp thường lệ theo đúng quy định và đã dành thời gian để các đại biểu tiến hành chất vấn các cơ quan về trách nhiệm quản lý ngành đối với những vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm. Qua theo dõi tình hình chất vấn, trả lời chất vấn, bản tin HĐND tỉnh có một số thông tin xoay quanh việc chất vấn và trả lời chất vấn trong năm 2007 của HĐND tỉnh, cụ thể như sau:

Tổng số nội dung chất vấn: 21

Trong kỳ họp: 18

Giữa hai kỳ họp (kỳ họp thứ 11 và kỳ họp thứ 12): 03

Tổng số đại biểu chất vấn: 09 đại biểu trong đó có 04 đại biểu nữ, 05 đại biểu nam.

Tổ có nhiều nội dung chất vấn là Biên Hòa với 06 vấn đề, tiếp theo là Trảng Bom với 05 vấn đề.

Tổ không có đại biểu chất vấn: Định Quán, Vĩnh Cửu, Long Thành, Long Khánh.

Đại biểu chất vấn nhiều nhất: Đại biểu Lê Văn Hùng, đại biểu Lê Văn Năng cùng thuộc tổ Trảng Bom và đại biểu Vũ Thị Hồng Lương đơn vị thành phố Biên Hòa cùng có số lượng 03 nội dung chất vấn trong đó đại biểu Lê Văn Hùng và đại biểu Lê Văn Năng cùng chất vấn tại kỳ họp và giữa hai kỳ họp.

Ngành nhận được nhiều noi dung chất vấn nhất: Sở Y tế với 05 nội dung, tiếp theo là sở Tài nguyên và môi trường với 04 nội dung, ngoài ra còn thuộc trách nhiệm của các ngành: Giao thông vận tải, Nội vụ, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính, UBND tỉnh, Bảo hiểm xã hội, Văn hóa thông tin, Công an tỉnh.

Chất vấn cũng là một hoạt động giám sát của HĐND. So với các hoạt động giám sát khác: Tổ chức đoàn giám sát; xem xét, thảo luận các báo cáo; bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu thì giám sát thông qua chất vấn có lợi thế riêng là hình thức này có thêm sức mạnh của dư luận bởi lẽ tại kỳ họp chất vấn và trả lời chất vấn là phiên họp không những chịu sự giám sát của toàn thể các đại biểu tại hội trường mà còn được truyền hình trực tiếp để đông đảo cử tri và nhân dân theo dõi. Bên cạnh đó đại biểu chất vấn thường “đeo bám” đến tận cùng việc thực hiện trả lời chất vấn của cơ quan có thẩm quyền vì vấn đề đó đã được gắn liền, gắn chặt với cá nhân đại biểu và cử tri nơi đã bầu ra mình. Đấy cũng chính là lý do tại sao các phiên chất vấn và trả lời chất vấn thường thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Nguyễn Thị Oanh