Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 70-T11-2010

Hoạt động của UBND các cấp từ đầu nhiệm kỳ và những kinh nghiệm rút ra cho nhiệm kỳ sau

Đăng ngày: 15/05/2013
​Hội nghị toàn quốc về Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân diễn ra trong bối cảnh năm 2010 là năm cuối thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 và kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010; nhiệm kỳ HĐND các cấp kéo dài thêm hai năm để thống nhất với nhiệm kỳ của Đảng và Quốc hội; triển khai thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường tại 10 tỉnh, thành phố đồng thời cũng là năm các địa phương tiến hành Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.

​     Tại Hội nghị đã đánh giá về hoạt động của UBND các cấp từ đầu nhiệm kỳ với những nét cơ bản như sau:

      Trong nhiệm kỳ này, Chính phủ đổi mới trong chỉ đạo, điều hành đối với UBND với việc ban hành quy chế làm việc mẫu, tổ chức giao ban trực tuyến, tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra thực tế để chỉ đạo sâu sát, nhanh nhạy các vấn đề phát sinh từ thực tế. Nguyên tắc tập trung dân chủ, thảo luận tập thể, quyết định theo đa số về những chủ trương quan trọng, đề cao vai trò của Chủ tịch UBND, của các thành viên UBND được thực hiện tốt; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm được các địa phương xây dựng thực hiện đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương.

      Lĩnh vực phát triển kinh tế, trong nhiệm kỳ Chính phủ đều ban hành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo từng giai đoạn và các nhóm giải pháp thực hiện. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tập trung mạnh vào các giải pháp chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

     Lĩnh vực Văn hóa xã hội đã đạt nhưng kết quả như: tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ngày càng cao, phổ cập giáo dục được đẩy mạnh; mạng lưới y tế được củng cố và xây dựng mới với nhiều cơ sở khám chữa bệnh được đầu tư, y tế dự phòng được đẩy mạnh; thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người có công; nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo: chương trình 135 giai đoạn II, chương trình 134 được thực hiện tốt. Thông tin báo chí, phát thanh truyền hình đã bám sát nhiệm vụ chính trị, kịp thời tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

      Cải cách hành chính được UBND các cấp triển khai đạt hiệu quả; đã hoàn thành tiến độ và đạt chỉ tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính tối thiểu 30% thủ tục hành chính; trong số 5.500 thủ tục hành chính được rà soát có 453 thủ tục hành chính được kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ. Thực hiện phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền ở địa phương đồng thời UBND các cấp giữ mối quan hệ tốt với cấp ủy đảng, Thường trực HĐND, MTTQ và các đoàn thể nhân dân và đoàn Đại biểu Quốc hội.

      Những hạn chế theo đánh giá của Chính phủ đó là quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế được xây dựng còn yếu. Chất lượng một số đề án, chương trình, kế hoạch chưa cao do với năng lực cơ quan tham mưu ở địa phương còn hạn chế; một số chỉ tiêu trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 chưa đạt mục tiêu đề ra. Trách nhiệm của tập thể và cá nhân, của người đứng đầu UBND với cấp phó và các thành viên UBND chưa thật rõ ràng, cụ thể, có việc khó xác định trách nhiệm; nhiều địa phương đang thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hội nhập quốc tế.

      Có ba nguyên nhân chính của những tồn tại đó là do tình hình quốc tế và trong nước thời gian vừa qua có nhiều biến động; một số văn bản QPPL chưa đồng bộ, thống nhất, năng lực của độ ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu và công tác thanh tra, kiểm tra công vụ chưa được quan tâm chỉ dạo thường xuyên, xử lý cán bộ vi phạm kỳ luật có nơi còn thiếu cương quyết, thiếu nghiêm túc.

      Những kinh nghiệm được rút ra trong nhiệm kỳ đó là UBND các cấp cần tập trung quán triệt, vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, các cơ quan nhà nước cấp trên, cấp ủy Đảng và HĐND. Trong tổ chức và hoạt động phải đảm bảo tính thống nhất, thông suốt trong hệ thống hành chính. Chủ động phát huy tiềm năng, thế mạnh và nội lực của địa phương, sâu sát cơ sở nắm bắt thông tin, kiến nghị để giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh.

      Phải coi nhiệm vụ cải cách hành chính là công tác trọng tâm, chú trọng khâu cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh dân chủ nhất là dân chủ ở cơ sở. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan, cán bộ công chức trực thuộc và cấp dưới; giải quyết nhanh chóng các khó khăn, vướng mắc phát sinh; những vi phạm phát hiện phải được xử lý nghiêm minh. Một kinh nghiệm cuối cùng liên quan đến công  tác cán bộ, đó là phải quan tâm đúng mức khâu đào tạo, quy hoạch, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, công chức trong bộ máy UBND các cấp nhất là cấp cơ sở.

      Từ kết quả đã đạt được, Chính phủ cũng nêu lên những nhiệm vụ cần tập trung thực hiện cho đến hết nhiệm kỳ với các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của UBND các cấp nhiệm kỳ 2004-2011.

 Nguyễn Thị Oanh
                                   (Lược ghi từ báo cáo của Chính phủ)