Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 66-T7-2010

Hội đồng nhân dân các cấp không phải là một hệ thống dọc, nên sự can thiệp mang tính chỉ đạo của Thường trực HĐND cấp trên với Thường trực HĐND cấp dưới không được quy định trong các văn bản luật.

Đăng ngày: 14/05/2013
Nhìn từ góc độ của nhà nghiên cứu lập pháp, ông Lê Thanh Vân – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng:      Các quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND, Quy chế hoạt động của HĐND các cấp chỉ đề cập đến mối quan hệ này qua việc phê chuẩn kết quả các thành viên Thường trực HĐND cấp dưới, qua chế độ báo cáo (Luật Tổ chức HĐND và UBND) và tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm (Quy chế).   

​     Cơ cấu đại biểu HĐND cấp xã vẫn mang nặng tính hình thức, nặng về cơ cấu xã hội, vì vậy, chất lượng chưa cao. Điều này cũng đúng với thực tiễn, vì nguồn lực có chất lượng cao hiện nay không tập trung ở cấp xã. Điều đó cho thấy năng lực xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng trên địa bàn xã của HĐND sẽ khó đảm bảo an toàn và chính xác nếu không được củng cố về mặt tổ chức và nâng cao chất lượng đại biểu.

     Hình thức hoạt động của HĐND cấp xã chủ yếu là tại kỳ họp, nhưng lại thiếu vắng các phương pháp hoạt động khác để bổ trợ như: thiếu cơ quan thẩm tra, phản biện các dự thảo hoặc một hình thức nào đó để chuẩn bị trước, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ để đại biểu HĐND có cơ sở xem xét, thảo luận.

     Cấp xã là mắt xích cuối cùng - nối Nhà nước với nhân dân. Nhưng tổ chức và hoạt động của cơ quan đại biểu cho nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương lại chưa được quan tâm chú trọng ở nhiều phương diện như đã nêu ở trên, thì hiệu lực hoạt động không cao là điều dễ hiểu. Muốn nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã cho đúng với nghĩa là cơ quan đại biểu của nhân dân, bên cạnh hàng loạt các giải pháp thiết thực về mặt tổ chức, thì việc thành lập các Ban của HĐND được coi là giải pháp có tính khả thi cao.

     Hội đồng nhân dân Đồng Nai, trong việc thí điểm mô hình thành lập Ban HĐND cấp xã đạt được một số kết quả được ghi nhận trên hai phương diện cơ bản:

     - Việc thẩm tra các báo cáo, đề án trình ra HĐND cấp xã đã có cơ quan đảm nhiệm, khắc phục tình trạng "giao khoán" cho một người (Phó Chủ tịch HĐND) như trước. Giá trị của việc xem xét, thảo luận tại kỳ họp HĐND cấp xã được nâng cao và nhờ đó các quyết định của HĐND có chất lượng hơn, phản ánh được tính khách quan hơn và phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhân dân hơn.

      - Hoạt động giám sát của HĐND giữa hai kỳ họp đã được đổi mới về phương thức. Với lực lượng nòng cốt là thành viên có am hiểu sâu về đối tượng và nội dung giám sát (Được cơ cấu vào Ban của HĐND), thì chất lượng hoạt động giám sát của HĐND cấp xã đã được nâng lên một bước, khắc phục được tính hình thức, bảo đảm được hiệu quả hoạt động thường xuyên của HĐND.

     Phát biểu tại Hội nghị tổng kết hai mô hình thí điểm tại Đồng Nai, ông Lê Thanh Vân đã đề nghị cần trao đổi và làm rõ thêm một số vấn đề sau:

     - Về tên gọi của Ban HĐND xã: Tên gọi như mô hình thí điểm là rất chung chung, chưa phản ánh đầy đủ phạm vi, đối tượng và lĩnh vực hoạt động của cơ quan tham mưu, giúp cho HĐND trên các lĩnh vực cụ thể. Hơn nữa, tên gọi chung chung như vậy sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhầm lẫn về chức năng này với Thường trực HĐND. Trong khi đó sứ mệnh chủ yếu của Ban là đi sâu vào chuyên môn theo từng lĩnh vực cụ thể. Vì vậy, cần thiết phải hoàn thiện về tên gọi cũng như số lượng các Ban được tổ chức trong lòng HĐND cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa phương. Theo đó, HĐND cấp xã cũng nên có Ban KTXH, Ban Pháp chế và Ban Dân tộc (nếu có). Có như vậy, phạm vi hoạt động mới rạch ròi, không nhầm lẫn với vai trò Thường trực HĐND và hỗ trợ tích cực cho tập thể đại biểu HĐND trong các hoạt động.

     - Cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu và tiêu chuẩn đại biểu HĐND ngay từ khi chuẩn bị bầu cử. Theo hướng đó, cấp ủy và Thường trực HĐND cần chuẩn bị phương án nhân sự để hình thành nên cơ cấu các Ban theo từng lĩnh vực. Với số lượng đại biểu HĐND cấp xã khá khiêm tốn như hiện nay, cần tính đến phương án một đại biểu có thể là thành viên của hai Ban, nhưng nhất thiết phải có một số lượng nhất định các thành viên có am hiểu sâu về lĩnh vực mà Ban phụ trách.

     - Có ý kiến cho rằng việc thành lập các Ban của HĐND sẽ tăng biên chế. Hiểu như vậy là chưa đúng, vì hầu hết đại biểu HĐND nói chung và đại biểu HĐND cấp xã nói riêng hiện nay đều không hoạt động chuyên trách, không hưởng lương từ bộ máy hành chính mà chỉ hưởng một khoản phụ cấp đại biểu. Nếu tổ chức các Ban của HĐND xã, thì có chăng chỉ tăng thêm một phần kinh phí không đáng kể để chi cho phụ cấp chức vụ của Trưởng, Phó Ban và các hoạt động của các ban (như thẩm tra, khảo sát, giám sát).

                                                                                   Lưu Thị Hà