Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 64-T5-2010

Mỗi hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đều bị xử phạt nặng.

Đăng ngày: 14/05/2013
  ​Nghị định số 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 1/3/2010 và thay thế Nghị định số 81/2006/NĐ-CP. Nghị định gồm có 4 chương với 61 điều quy định cụ thể các hành vi và mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

​     ​Nghị định nêu rõ đối tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài. Đối với cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 500.000.000 đồng.

     Theo đó các hành vi vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường phạt tiền từ 500.000 đồng đến 25.000.000 đồng; Vi phạm các quy định về lập, thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; Vi phạm các quy định về lập, thực hiện đề án bảo vệ môi trường có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; Vi phạm các quy định về xả nước thải, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 10m3/ngày, phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng tùy theo từng trường vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép; Vi phạm về thải khí, bụi, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 500.000.000 đồng; Hành vi gây ô nhiễm đất, nước hoặc không khí, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng...

     Về Thẩm quyền xử phạt, được quy định trong Nghị định 117 là: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 2.000.000 đồng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 30.000.000 đồng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 500.000.000 đồng; Chiến sĩ Cảnh sát môi trường đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 200.000 đồng; Trưởng Công an cấp xã có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 2.000.000 đồng; Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Trưởng Công an cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 10.000.000 đồng; Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 500.000.000 đồng; Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ  có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 500.000 đồng; Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 30.000.000 đồng; Chánh thanh tra Tổng cục Môi trường có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 300.000.000 đồng; Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền phạt cảnh cáo và phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

     Ngoài các quy định về phạt tiền, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động, buộc di dời hoặc cấm hoạt động, công khai thông tin. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động là: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động cho đến khi thực hiện xong các biện pháp bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng hình thức buộc di dời được quy định: Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức buộc di dời đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức buộc di dời của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm a khoản này. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng hình thức cấm hoạt động là Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức cấm hoạt động của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm a khoản này.

     Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2010 và thay thế Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ, trách nhiệm hướng dẫn và thi hành được giao cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

                                                                              Nguyễn Thị Phi