Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 64-T5-2010

Một mô hình xã hội hóa làm đường giao thông nông thôn (GTNT) cần được các cơ quan chức năng nghiên cứu

Đăng ngày: 14/05/2013
  ​Chúng tôi biết, huy động tiền, công sức của dân làm đường GTNT ở địa phương chưa tuân thủ đầy đủ quy trình quy định là chưa chặt chẽ, nhưng việc làm này được nhân dân bàn bạc kỹ lưỡng, dân chủ, công khai và thống nhất; cấp ủy Đảng và HĐND địa phương có xem xét, thống nhất; xét thấy việc làm không có tổn hại gì, nhân dân lại nhanh có đường để đi lại thuận tiện, mùa nắng không bụi, mùa mưa không sình lầy, bà con nhân dân phấn khởi, nên chúng tôi tổ chức làm - Đó là lời bộc bạch, chân tình của ông Vũ Thế Huệ, Chủ tịch UBND xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ trước Đoàn giám sát của Ban KT-NS HĐND tỉnh ngày 8/4/2010.

​     Xuân Đông là xã miền núi của huyện Cẩm Mỹ, có tổng diện tích tự nhiện 4.997 ha, trong đó có 3.320 ha đất trồng cây hàng năm và 1005 ha đất trồng cây lâu năm; xã có 4.006 hộ, với 22.000 nhân khẩu, 09 ấp, trong đó có 02 ấp thuộc diện đặc biệt khó khăn, có 520 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, 670 hộ nghèo (chiếm 16,7%); đất sử dụng cho giao thông đã quy hoạch là 136 ha; hệ thống giao thông trên địa bàn toàn xã có 76 km, trong đó đường cấp huyện quản lý 17 km, đường xã quản lý 59 km (đường giao thông liên ấp và nội ấp 34 km; còn lại 25 km đường đi tới các cánh đồng sản xuất).

     Ngày 29/12/2008, Tỉnh ủy Đồng Nai có Kế hoạch số 97-KH/TU về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “nông nghiệp, nông thôn, nông dân”, theo đó khẳng định: “Phát triển mạng lưới GTNT, đảm bảo khu vực nông thôn đều có đường ô tô được nhựa hóa, bê tông hóa tới các ấp nhằm phục vụ sản xuất hàng hóa và nhu cầu đi lại của người dân được thuận lợi là điều kiện tiên quyết để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”. UBND tỉnh đã ban hành Đề án nông thôn mới giai đoạn 2008-2010 và tầm nhìn đến 2015, mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu nhựa hóa hoặc bê tông nhựa hóa đường huyện quản lý đạt 100%, đường xã quản lý đạt 70%; tổ chức tốt việc lồng ghép các dự án đường GTNT trên địa bàn xã, đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa giao thông, huy động sự đóng góp của nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn.  

     Thực hiện định hướng trên, Xuân Đông cũng như các địa phương khác trong tỉnh đã vận dụng chính sách của Nhà nước để phát triển hệ thống đường GTNT từ nhiều nguồn vốn khác nhau, như: từ ngân sách nhà nước, từ nguồn của các chương trình mục tiêu quốc gia, WB2, WB3…đặc biệt trong đó có một phần vốn không nhỏ từ việc huy động nhân dân đóng góp thông qua thực hiện Nghị quyết sô 77/2006/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, Quyết định số 16/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh và mới đây là Nghị quyết số 152/2009/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh quy định mức huy động, mức hỗ trợ địa phương thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có đường GTNT. Riêng vào cuối năm 2008, sau khi quyết toán ngân sách của địa phương, xã có kết dư vài trăm triệu đồng. Được sự thống nhất của Cấp ủy và HĐND xã, UBND xã đã hỗ trợ cho mỗi ấp 10 triệu đồng thông qua hình thức Nhà nước thực hiện duy tu sửa chữa một số tuyến đường GTNT trên địa bàn; với phương án định trước, các ban ngành đoàn thể của địa phương tổ chức vận động nhân dân cùng với Nhà nước đóng góp tiền, ngày công lao động để thực hiện; kết quả năm 2008 toàn xã đã sửa chữa được 14 km đường GTNT, với tổng kinh phí 805 triệu đồng, trong đó ngân sách xã 90 triệu đồng, còn lại là nguồn vốn do nhân dân đóng góp và nguồn vốn chương trình 135 của Chính phủ.

     Trao đổi về kết quả trên, ông Vũ Thế Huệ, Chủ tịch UBND xã Xuân Đông cho biết: Do địa phương làm tốt công tác vận động nhân dân cùng với nguyện vọng của nhân dân trong nhiều năm muốn có được những con đường giao thông tốt để phục vụ nhu cầu đi lại, các cháu học sinh đến trường thuận lợi, bộ mặt nông thôn khang trang, đẹp đẽ, bảo đảm môi trường, vì vậy khi địa phương khởi xướng và hỗ trợ, nhân dân đã nhiệt tình tham gia ủng hộ nên đã đạt được kết quả như vậy.

     Qua mô hình huy động nhân dân làm đường GTNT ở xã Xuân Đông thiết nghĩ cần được các cơ quan chức năng tổ chức nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, cả mặt tích cực cũng như mặt hạn chế để tìm ra một cách làm phù hợp, vừa nâng cao công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực GTNT, vừa huy động tốt đa được công sức đóng góp của nhân dân làm đường GTNT. Xét ở mặt tích cực chúng ta nhận thấy, thủ tục đơn giản, gọn, trong thực hiện có sự bàn bạc dân chủ trong dân; không mất thời gian lập hồ sơ dự án đầu tư nên việc duy tu, sửa chữa đường GTNT được thực hiện nhanh, nhân dân sớm có công trình sử dụng. Tuy nhiên, qua mô hình cũng phải đặt ra một số vấn đề là: nếu công trình không đảm bảo chất lượng thì dẫn đến tình trạng lãng phí tài sản cho xã hội; do thực hiện chưa đầy đủ thủ tục quy định nên nhân dân chưa được hưởng chính sách hỗ trợ của Tỉnh, nếu thực hiện đủ thủ tục và được hưởng chính sách hỗ trợ của Tỉnh thì cũng mức đóng góp của nhân dân, địa phương sẽ thực hiện được dự án lớn hơn, làm được nhiều km đường hơn. Ở góc độ cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực GTNT cũng phải xem xét tại sao ở cơ sở lại có hiện tượng tự phát xã hội hóa làm đường GTNT (như ở Xuân Đông) và được nhân dân đồng tình ủng hộ như vậy; phải chăng quy định của Nhà nước về thủ tục để được hưởng chính sách hỗ trợ của Tỉnh còn phức tạp, rườm rà, khó thực hiện.

                                                                                  Quang Huy