Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủHoạt động của ĐBQH

Quốc hội thảo luận Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)

Đăng ngày: 24/10/2014
​Tiếp theo chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, sáng ngày 24/10/2014 các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã có phiên thảo luận toàn thể tại hội trường về Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) đã được các vị đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. Về cơ bản các vị đại biểu Quốc hội tán thành với nhiều nội dung của dự thảo luật. Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp này.

Trong buổi thảo luận, các đại biểu tập trung thảo luận một số vấn đề còn khác nhau như thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở, về quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, về chính sách phát triển nhà ở công vụ, chính sách nhà ở xã hội và vấn đề quỹ phát triển nhà ở xã hội … nhằm hoàn thiện luật trước khi trình thông qua.

IMG_7681 (500 x 375).jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật của QH Phan Trung Lý trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)

Quan tâm chính sách nhà ở xã hội

Dự thảo Luật đã quy định việc phát triển nhà ở xã hội phải có sự tham gia của toàn xã hội, của cộng đồng, Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra các cơ chế, chính sách, điều kiện hỗ trợ. Nhằm thực hiện tốt hơn yêu cầu bảo đảm quyền có chỗ ở của người dân, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung các quy định về cơ chế ưu đãi, khuyến khích các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê; trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp trong việc xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động thuê, trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong việc xây dựng nhà ở xã hội cho sinh viên thuê …

Có ý kiến cho rằng, tại các thành phố lớn, đặc biệt thành phố tập trung nhiều cơ quan, doanh nghiệp thì nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn. Tuy nhiên, những năm qua các doanh nghiệp không mặn mà với việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội mà chỉ tập trung vào phát triển nhà ở thương mại. Một trong những nguyên nhân chính là chưa có chính sách, cơ chế thực sự ưu đãi đối với doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, nơi đầu tư thu hút lợi nhuận thấp, thu hồi vốn chậm. Đề nghị để huy động nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở xã hội, dự thảo luật lần này cần bổ sung những cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể hơn và đột phá hơn nữa như quy định cơ chế ưu đãi, khuyến khích các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê, chủ thể được vay vốn với lãi suất ưu đãi, giảm thuế so với xây dựng nhà ở để bán, cho thuê tạo điều kiện để cung cấp nguồn vốn vay trung hạn, dài hạn từ các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính để phát triển nhà ở. Bổ sung các nguồn vốn phục vụ cho phát triển nhà từ các quỹ của tài chính.

Vấn đề quỹ phát triển nhà ở xã hội cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Thực tế chủ đầu tư cần nguồn vốn ưu đãi lâu dài để tham gia phát triển nhà ở xã hội vì hiện nay công chức, công nhân, người nghèo, các đối tượng chính sách đang có nhu cầu lớn về tài chính để mua nhà ở, nhất là tại các đô thị tập trung nhiều khu công nghiệp. Do đó, việc thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội là cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng như người có công với cách mạng, hộ nghèo, công nhân, được hưởng chính sách về nhà ở xã hội. Tuy nhiên, nhiều đại biễu vẫn còn băn khoăn vấn đề lập quỹ trong việc xác định mục đích hoạt động của quỹ vì theo quy định của dự thảo luật thì quỹ hoạt động theo nguyên tắc không vì mục đích lợi nhuận, vậy nếu nguồn vốn của quỹ được hình thành từ việc phát hành trái phiếu, công trái thì trả lãi trái phiếu, công trái như thế nào? Có ý kiến đại biểu cho rằng cần xem xét lại việc cho phép quỹ được phát hành công trái vì công trái quốc gia thường được phát hành nhằm phục vụ các dự án công trình, chương tình có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

Cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Dự thảo luật quy định cho phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam trên cơ sở tổng kết, đánh giá việc thi hành Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Với quy định điều kiện được mua nhà ở như hạn chế về số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư cũng như số lượng nhà ở riêng lẻ trong một khu vực dân cư, không mua nhà ở những khu vực cần bảo đảm quốc phòng an ninh... Với những quy định như thế thì sẽ không làm ảnh hưởng đến chính sách về nhà ở trong nước và vấn đề quốc phòng, an ninh vẫn được bảo đảm. Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ hơn, Uy ban thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ quy định cụ thể về số lượng được mua bán căn hộ chung cư trong trường hợp một khu vực dân cư có nhiều tòa nhà chung cư, quy định phương thức thanh toán để phòng, chống việc đầu cơ, rửa tiền, cụ thể là việc thanh toán tiền mua nhà ở phải được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam.
Đức Nhuận