Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 58-T10.2009

Thực hiện Nghị quyết số 127/NQ-HĐND còn là một thách thức lớn đối với ngành y tế của một năm còn lại

Đăng ngày: 29/10/2009
Thực hiện Quyết định số 36/QĐ-HĐND ngày 26/8/2009 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, vào ngày 08/9/2009 Thường trực HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát kết quả thực hiện chế độ thu hút, trợ cấp đối với cán bộ, viên chức ngành y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2009-2011 theo tinh thần Nghị quyết số 127/NQ-HĐNĐ ngày 05/12/2008.
Bác sỹ Từ Thanh Chương- Giám đốc Sở Y tế đại diện cho đơn vị chịu sự giám sát báo cáo kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 127/2008/NQ-HĐND
Nghị quyết số 127/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành ngày 05/12/2008, đến ngày 24/4/2009 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 26/2009/QĐ-UBND về việc ban hành quy định chế độ thu hút và trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2009-2011. Tiếp theo đó, ngày 03/7/2009 Sở Y tế ban hành văn bản số 1460/QSYT-TCKT và Kế hoạch số 1461/KH-SYT để triển khai thực hiện Quyết định số 26/UBND. Như vậy, việc thu hút và trợ cấp vừa được thực hiện 2 tháng. Tuy nhiên, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược để hoàn thành mục tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh để tăng tỉ lệ bác sĩ/vạn dân trên địa bàn tỉnh, vì vậy ngành y tế đã rất tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ theo nghị quyết trong các hội nghị giao ban hàng tháng của ngành và lồng ghép trong các chương trình truyền thông về y tế trên đài PTTH Đồng Nai, xây dựng kế hoạch hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện. Ngoài ra, ngành y tế còn tuyên truyền chính sách này đến các trường đại học y dược để công khai chế độ thu hút cho các học sinh, sinh viên biết, định hướng về phục vụ tại Đồng Nai.

Chính vì công tác tuyên truyền, phổ biến tốt nên tuy mới triển khai trong thời gian ngắn, ngành y tế đã thu hút được 38 bác sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I cùng một số dược sĩ và cử nhân y tế khác. Về chế độ trợ cấp, hiện ngành y tế đang thực hiện trợ cấp trợ cấp đối với 77 CBVC y tế tuyến huyện và 75 CBVC y tế tuyến tỉnh ( riêng tuyến xã chưa có báo cáo).

Theo báo cáo của ngành y tế, đến thời điểm 01/8/2008, tỉ lệ bác sĩ/vạn dân của Đồng Nai là 3.36, như vậy với mục tiêu năm 2010 đạt tỉ lệ 7 bác sĩ/vạn dân, để thực hiện mục tiêu này thì chỉ riêng số bác sĩ cần tuyển dụng thêm là 1.000, ngoài ra cần tuyển thêm 200 dược sỹ đại học và 3.000 điều đưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên. Đến nay gần thời điểm cuối năm 2009, tổng số cán bộ y tế mới thu hút được 38 người. Như vậy, với lộ trình 01 năm còn lại, ngành y tế dự đoán việc thực hiện mục tiêu Nghị quyết là cả một thách thức lớn.

Không những thế, về phân bổ lực lượng cán bộ y tế tại các đơn vị, việc thực hiện chế độ trợ cấp là nhằm ổn định nguồn nhân lực tại chỗ và thu hút thêm cán bộ y tế về những đơn vị còn khó khăn tại 06 bệnh viện đa khoa huyện và 09 trung tâm y tế tuyến huyện, các bệnh viện đa khoa khu vực Định Quán, Da Liễu, Lao và Bệnh phổi, trung tâm y tế dự phòng tỉnh, trung tâm Pháp ý, phòng chống HIV/AIDS… Tuy nhiên, việc thực hiện trợ cấp này chỉ gồm ổn định lực lượng cán bộ y tế tại chỗ mà chưa thu hút được nguồn nhân lực mới về khu vực này.

Về thời gian thực hiện chế độ thu hút và trợ cấp là 03 năm (2009-2011) với điều kiện là đối tượng thu hút được phải công tác tại tỉnh trong thời gian tối thiểu 05 năm. Như vậy, sau khi hết thời gian này, nhiệm vụ của ngành y tế để tiếp tục giữ ổn định nguồn nhân lực vừa thu hút được cũng là một nhiệm vụ khó khăn, cần phải nỗ lực lớn mới có thể bảo đảm hoàn thành.

Thời gian thực hiện Nghị quyết tuy chưa lâu đã nảy sinh một số vướng mắc, khó khăn, cụ thể Nghị quyết được ban hành vào tháng 12/2008 thì đến tháng 4/2009 UBND tỉnh mới ban hành Quyết định triển khai thực hiện nghị quyết này. Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 quy định nhân viên y tế thôn bản công tác tại các xã vùng khó khăn theo Quyết định số 30/QĐ-TTg ( Đồng Nai có 63 xã thuộc 9 huyện, thị thuộc vùng khó khăn) được hưởng mức phụ cấp 0.5 mức lương tối thiểu, đối với nhân viên y tế thôn, bản tại các xã còn lại được hưởng mức phụ cấp 0.3 mức lương tối thiểu, riêng đối với nhân viên y tế cấp phường, thị trấn không được hưởng chế độ này. Như vậy, đối với Nghị quyết 127 của HĐND tỉnh quy định cho tất cả nhân  viên y tế thôn, ấp, khu phố, ngoài mức của trung ương là 80.000đ/người/tháng, đều được hưởng chế độ của tỉnh là 70.000đ/tháng, tổng cộng là 150.000đ/người/tháng. Việc quy định của trung ương ban hành sau khi nghị quyết của HĐND tỉnh có hiệu lực, thì việc thực hiện theo quy định mới hơn và của cấp cao hơn là hoàn toàn hợp lý. Không những thế, quy định hệ số trợ cấp đối với nhân viên y tế khu vực nông thôn là cao hơn so với mức trợ cấp quy định tại Nghị quyết 127, hoàn toàn thuận lợi cho việc thực hiện cho tỉnh Đồng Nai. Vấn đề còn lại nảy sinh tại khu vực thành thị, trung ương quy định không có chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế cấp phường, thị trấn. Tuy nhiên Quyết định số 75/TTg còn quy định UBND cấp tỉnh tùy điều kiện thực tế mà có thể phụ cấp thêm ngoài quy định này. So chiếu với Nghị quyết 127 thì đối tượng nhân viên y tế phường, thị trấn chỉ được chi trợ cấp 70.000đ/tháng. Mức trợ cấp này là quá ít, khó tạo điều kiện động viên cho lực lượng này hoàn thành nhiệm vụ.

Một vướng mắc khác đã phát sinh liên quan đến chế độ trợ cấp đối với CBVC. Ngày 30/7/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2009/NĐ-CP, quy định cán bộ, viên chức y tế, cán bộ quân y hiện đang công tác hoặc được điều động đến công tác tại các cơ sở y tế thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút cao hơn nhiều so với mức phụ cấp tại Nghị quyết 127/HĐND (tỉnh Đồng Nai có 06 xã đặc biệt khó khăn theo quyết định số 69/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 5 năm 2008, cộng với 70 thôn, ấp, khu phố thuộc 41 xã thuộc diện thôn, ấp đặc biệt khó khăn theo quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT của Ủy ban dân tộc ngày 11 tháng 01 năm 2008). Với việc ban hành quy định của trung ương sau ngày Nghị quyết HĐND tỉnh có hiệu lực, đặt ra vấn đề Thường trực HĐND tỉnh xem xét, kiến nghị tại kỳ họp gần nhất của HĐND tỉnh để sửa đổi Nghị quyết 127 phù hợp với quy định của trung ương.

Một nội dung khác không thuộc Nghị quyết 127 nhưng có liên quan đến việc thu hút nguồn nhân lực y tế của tỉnh, là việc từ năm học 2008 tỉnh bắt đầu thực hiện đào tạo theo địa chỉ ( tỉnh hỗ trợ chi phí đào tạo đối với một số sinh viên đạt điểm thi cao gần với điểm chuẩn) để số sinh viên này sau khi tốt nghiệp sẽ về phục vụ tại tỉnh. Tuy nhiên, việc này thực hiện từ khi chưa có Nghị quyết 127 nên UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành y tế linh động sử dụng nguồn kinh phí của ngành cho sự nghiệp y tế để chi trả. Tuy nhiên, nếu muốn tiếp tục hỗ trợ đào tạo cho số sinh viên này cho đến khi các em tốt nghiệp, đồng thời tiếp tục chính sách này cho các khóa kế tiếp thì khoản kinh phí sự nghiệp y tế sẽ không đảm đương được. Vì vậy, phải có kế hoạch cụ thể để bổ sung vào Nghị quyết 127 để thực hiện thống nhất, đồng bộ và tỉnh có cơ sở cân đối ngân sách hàng năm để thực hiện việc này.

Kim Chung