Đại biểu Quốc hội trả lời phỏng vấn bên ngoài Hội trường Kỳ họp thứ 5
Liên
quan giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam, Ủy ban Quốc phòng
và An ninh đồng tình với đề xuất bổ sung đối tượng áp dụng là người gốc Việt
Nam chưa xác định được quốc tịch. Theo đó, việc cấp giấy chứng nhận căn cước
cho những người này sẽ mở ra hướng giải quyết đối với một bộ phận người gốc Việt
Nam có nguyện vọng cần có một loại giấy tờ tùy thân khi chưa xác định được quốc
tịch, giúp họ ổn định cuộc sống, có việc làm, con em được đến trường, bảo đảm
quyền lợi trong giao dịch dân sự.
Đại biểu thảo luận tại Kỳ họp
Việc này
được quy định tại Điều 7 dự thảo Luật căn cước công dân. Điều 7 quy định là người
gốc Việt Nam gồm người đã từng có công ty Việt Nam, khi ra sinh ra quốc tịch của
họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống. Hai là con ruột, cháu ruột của
người quy định tại Điểm a khoản này.
Đại biểu Quốc hội Quản Minh Cường, PBT TU, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai thảo luận tại Tổ về dự án Luật CCCD
Thống
kê hiện nay cho thấy có khoảng 3 chục ngàn trường hợp chưa thể đưa vào diện có
thể cấp căn cước công dân. Cần đánh giá cặn kẽ tính hợp lý trong việc sử dụng
tên gọi. Cẩn cẩn trọng về trường hợp người Việt ở nước ngoài khi đã được cấp giấy
chứng nhận căn cước, có coi như là căn cước hay không, cần đánh giá hết sức
kỹ càng về những tác động đến kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng. Khoản 3 của
Điều 7 quy định giá trị sử dụng của giấy nhận căn cước là cơ quan, tổ chức, cá
nhân, thẩm quyền được yêu cầu người gốc Việt Nam xuất trình giấy nhận căn
cước để kiểm tra sử dụng, được sử dụng số định danh của người gốc Việt trên giấy
nhận căn cước để kiểm tra thông tin nhà nước, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng
của người được cấp giấy chứng nhận căn cước theo định pháp luật. Nhưng hiện nay
không có quy định nào của pháp luật cụ thể hóa những nội dung này. Quy định cái
gì, chấp nhận bảo đảm quyền, lợi ích cá nhân như thế nào. Đại biểu cho rằng cần
hết sức lưu ý về tính khả thi của nội dung này.
Kim
Chung