Trong nhiệm kỳ III có một số điều chỉnh về địa giới hành chính:
- Ngày 23/12/1985, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 284/HĐBT thành lập thị xã Vĩnh An gồm huyện Vĩnh Cửu và hai lâm trường Hiếu Liêm và Mã Đà.
- Ngày 12/02/1987 Hội đồng Bộ trưởng có Quyết định điều chỉnh một số đơn vị cấp xã, phường:
+ Huyện Long Thành: Nhập 2 xã An Hòa và Long Hưng thành xã Hòa Hưng.
+ Thị xã Vĩnh An: nhập 3 xã Bình Phước, Bình Ý, Tân Triều thành xã Tân Bình; nhập 2 xã Bình Long và Lợi Hòa thành xã Bình Lợi, nhập 2 xã Bình Thạnh và Tân Phú thành xã Thạnh Phú, nhập 2 xã Đại An và Tân Định thành xã Tân An; chia phường Cây Gáo thành 2 đơn vị hành chính là phường Cây Gáo và xã Vĩnh Tân.
Như vậy, trong nhiệm kỳ 1985 - 1989, đơn vị hành chính cấp huyện vẫn không thay đổi so với nhiệm kỳ trước, nhưng số đơn vị cấp xã tăng thêm 14 đơn vị, do đó toàn tỉnh thời kỳ này có 163 đơn vị cấp xã. Diện tchs tự nhiên trong gia đoạn này vẫn ổn định ở mức 7667,8 km2 ; dân số 1.567.853 (năm 1985).
A- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Nhiệm kỳ này Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức và hoạt động theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ban hành năm 1983. Luật này quy định: Nhiệm kỳ của HĐND cấp tỉnh là 4 năm; HĐND lập Ban thư ký giúp việc; thành viên của HĐND không đồng thời là thành viên UBND cùng cấp; thành viên của UBND phải là đại biểu HĐND; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Uỷ viên thư ký hợp thành bộ phận Thường trực UBND.
I/- Tổ chức bầu cử và cơ cấu đại biểu trúng cử HĐND tỉnh khóa III.
1- Ngày bầu cử: 21/04/1985
2- Số đơn vị bầu cử: 37 đơn vị
3- Số đại biểu trúng cử: 111
4- Cơ cấu đại biểu:
· Đại biểu nữ: 34 người (33,63%)
· Đại biểu là đảng viên: 70 người (63,06%)
· Đại biểu người dân tộc thiểu số: 02 người (1,80%)
· Đại biểu công tác tại cơ quan Đảng, đoàn thể: 14 người (12,61%)
· Đại biểu công tác tại cơ quan nhà nước: 43 người (38,73%)
· Đại biểu trực tiếp sản xuất: 42 người (37,83%)
· Đại biểu tôn giáo: 02 người (1,80%)
5- Trình độ học vấn:
. Trình độ phổ thông cấp 2: 25 người (22,52%)
. Trình độ phổ thông cấp 3: 76 người (68,46%)
. Trình độ chuyên môn trung cấp, cao đẳng: 36 người (32,43%)
. Trình độ chuyên môn đại học: 26 người (23,42%)
. Trình độ chuyên môn trên đại học: 02 người (1,80%)
. Trình độ lý luận trung cấp: 45 người (40,54%)
. Trình độ lý luận cao cấp và cử nhân: 16 người (14,41%)
6- Ngày tổ chức kỳ họp đầu tiên: từ ngày 21 đến ngày 22/05/1985
II/- Danh sách và tóm tắt tiểu sử từng đại biểu HĐND tỉnh khóa III (xếp theo đơn vị bầu cử )
* Đơn vị bầu cử số 1 - huyện Xuyên Mộc:
1. Nguyễn Thuận: sinh năm 1922, Giám đốc Công ty Thủy sản Đồng Nai
2. Lê Thị Mỹ Phượng: sinh năm 1964, Thư ký Tập đoàn SXNN
3. Nguyễn Công Thành: sinh năm 1944, PCT UBND huyện Xuyên Mộc
* Đơn vị bầu cử số 2 - huyện Long Đất:
4. Phạm Thanh Phương: sinh năm 1942, Cán bộ Văn phòng UBND huyện Long Đất
5. Nguyễn Sơn Minh: sinh năm 1939, Phó Bí thư Huyện ủy Long Đất
6. Trương Văn Dân: sinh năm 1953, Đại biểu HĐND xã Phước Hải
* Đơn vị bầu cử số 3 - huyện Long Đất:
7. Huỳnh Thị Tiếp: sinh năm 1935, cán bộ lãnh đạo Sở Lao động
8. Trần Minh Lý: sinh năm 1965, Phó Bí thư đoàn thị trấn
9. Nguyễn Văn Thành: sinh năm 1931, Chủ tịch UBMTTQ huyện Long Đất
* Đơn vị bầu cử số 4 - huyện Châu Thành:
10.Đặng Văn Đáo: sinh năm 1948, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành
11.Trần Văn Khánh: sinh năm 1943, Bí thư Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh
12.Lê Viết Khương: sinh năm ....., Giáo viên trường PTTH huyện Châu Thành
* Đơn vị bầu cử số 5 - huyện Châu Thành:
13.Nguyễn Thị Tú: sinh năm 1964, Giáo viên Trường PTCS Ngãi Giao
14.Nguyễn Hoàng Sâm: sinh năm 1929, Chánh án TAND tỉnh
15.Lê Văn Tiên: sinh năm 1946, cán bộ Ủy ban MTTQ huyện Châu Thành
* Đơn vị bầu cử số 6 - huyện Châu Thành:
16.Trần Đệ: sinh năm 1934, Giám đốc Công an tỉnh
17.Võ Thị Hồng: sinh năm 1959, Y sĩ Bệnh viện Châu Thành
18.Lê Thị Minh Thanh: sinh năm 1956, Giáo viên trường PTTH Châu Thành
* Đơn vị bầu cử số 7 - huyện Châu Thành:
19.Đỗ Thị Nga: sinh năm 1953, Kế toán trưởng Tập đoàn SXNN xã Long Hưng
20.Đinh Thế Hữu: sinh năm 1954, Phó Giám đốc XN Khai thác nuôi trồng thủy sản
21.Lê Thành Ba: sinh năm 1928, Chủ tịch UBND tỉnh
* Đơn vị bầu cử số 8 - huyện Châu Thành:
22.Lâm Hiếu Trung: sinh năm 1930, Giám đốc Sở VHTT tỉnh
23.Mã Văn Trường: sinh năm 1961, Thư ký Tập đoàn sản xuất số 3 xã Long Phước
24.Trần Văn Trương: sinh năm 1936, Thường trực Huyện ủy Châu Thành
* Đơn vị bầu cử số 9 - huyện Long Thành:
25.Lê Đình Nghiệp: sinh năm 1932, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
26.Dương Minh Ngà: sinh năm 1947, Phó Bí thư Huyện ủy Long Thành
27.Nguyễn Thị Hồng Hạnh: sinh năm 1962, Kế toán tập đoàn SXNN Phước Thái
* Đơn vị bầu cử số 10 - huyện Long Thành:
28.Dương Văn Xinh: sinh năm 1934, Chủ tịch UBMTTQ huyện Long Thành
29.Trần Văn Quyến: sinh năm 1932, Giám đốc Sở Công nghiệp
30.Đoàn Lê Dung: sinh năm 1952, Hiệu phó Trường PTTH Long Thành
* Đơn vị bầu cử số 11 - huyện Long Thành:
31.Nguyễn Minh Thuận: sinh năm 1935, Giám đốc Sở Giáo dục
32.Đỗ Thành Huống: sinh năm 1932, Giám đốc Sở Xây dựng
33.Nguyễn Văn Ẩn: sinh năm 1959, Phó CN HTX NN Long Phước
* Đơn vị bầu cử số 12 - huyện Long Thành:
34.Huỳnh Tấn Phát: sinh năm 1930, Giám đốc Sở Tài chính
35.Nguyễn Nhân: sinh năm 1933, Phó Giám đốc Sở Tư pháp
36.Trần Ngọc Ngà: sinh năm 1937, Bác sĩ Bệnh viện Long Thành
* Đơn vị bầu cử số 13 - huyện Long Thành:
37.Trần Ngọc Bửu (Vũ Tâm): sinh năm 1925, Giám đốc Sở Thương nghiệp
38.Lê Văn Triết: sinh năm 1938, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh
39.Đặng Minh Quang: sinh năm 1939, PCT UBND huyện Long Thành
* Đơn vị bầu cử số 14 - thành phố Biên Hòa:
40.Hồ Văn Thiệp: sinh năm 1938, Chủ tịch UBMTTQ thành phố Biên Hòa
41.Lâm Thị Tố Nga: sinh năm 1958, Cán bộ kỹ thuật chăn nuôi heo trại Hiệp Hoa
42.Võ Đình Thảo: sinh năm 1952, Quản đốc phân xưởng NM gỗ Tân Mai
* Đơn vị bầu cử số 15 - thành phố Biên Hòa:
43.Nguyễn Thị Hồng: sinh năm 1950, Chủ nhiệm HTX đan lát Thành Công
44.Trần Kim Vân: sinh năm 1955, phụ trách KCS NM thực phẩm XK Đồng Nai
45.Lưu Chính Nghĩa: sinh năm 1954, cán bộ kỹ thuật NM phụ tùng máy nổ 2
* Đơn vị bầu cử số 16 - thành phố Biên Hòa:
46.Trần Thị Dần: sinh năm 1954, Chủ nhiệm khoa Nhi Bệnh viện Biên Hòa
47.Nguyễn Văn A: sinh năm 1930, Ban cán sự Đảng KCN Biên Hòa
48.Nguyễn Thị Hạnh: sinh năm 1959, cán bộ KCS NM cơ khí Đồng Nai
* Đơn vị bầu cử số 17 - thành phố Biên Hòa:
49.Phạm Văn Nà: sinh năm 1928, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
50.Nguyễn Thị Tuyết Nga: sinh năm 1955, Quản đốc Phân xưởng XN may
51.Đỗ Văn Sơn: sinh năm 1961, phụ trách kỹ thuật XN sửa chữa ôtô tháng 5
* Đơn vị bầu cử số 18 - thành phố Biên Hòa:
52.Lê Thành Bá: sinh năm 1935, Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa
53.Phạm Thị Ngọc Nga: sinh năm 1952, Phó chủ nhiệm khoa BV Đồng Nai
54.Cao Thị Nguyệt: sinh năm 1961, Hiệu phó trường Mẫu giáo phường Quyết Thắng
* Đơn vị bầu cử số 19 - thành phố Biên Hòa:
55.Võ Văn Lượng: sinh năm 1929, Bí thư Thành ủy Biên Hòa
56.Nguyễn Thị Liên: sinh năm 1955, Tổ trưởng sản xuất XN Điện cơ Đồng Nai
57.Nguyễn Thị Bé: sinh năm 1953, cán bộ XN khảo sát thiết kế - Sở Xây dựng
* Đơn vị bầu cử số 20 - thành phố Biên Hòa:
58.Nguyễn Thị Thu Hồng: sinh năm 1958, Kế toán trưởng HTX NN Hiệp Hòa
59.Nguyễn Lương Hữu: sinh năm 1958, cán bộ kỹ thuật NM đại tu ôtô - Sở GTVT
60.Nguyễn Thị Kim Ngọc: sinh năm 1961, xã viên HTX Gốm Tiền Phong
* Đơn vị bầu cử số 21 - huyện Thống Nhất:
61.Trần Thị Minh Hoàng: sinh năm 1945, Phó Ban Nông nghiệp Tỉnh ủy
62.Nguyễn Thị Ngọc Liên: sinh năm 1940, Phó Bí thư Tỉnh ủy
63.Lê Gia Tặng: sinh năm 1932, Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất
* Đơn vị bầu cử số 22 - huyện Thống Nhất:
64.Nguyễn Mạnh Hùng: sinh năm 1957, Phó Công an ấp
65.Trần Quý: sinh năm 1924, Chủ tịch UBMTTQ huyện
66.Nguyễn Trùng Phương : sinh năm 1939, Trưởng Ban TCCQ tỉnh
* Đơn vị bầu cử số 23 - huyện Thống Nhất:
67.Lê Minh Sơn: sinh năm 1948, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Thống Nhất
68.Lưu Thị An Biên: sinh năm 1938, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHKT tỉnh
69.Huỳnh Văn Bình : sinh năm 1935, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
* Đơn vị bầu cử số 24 - huyện Thống Nhất:
70.Tô Văn Thái: sinh năm 1963, Kế toán tập đoàn sản xuất số 6
71.Phan Văn Trang: sinh năm 1931, Trưởng ban Kinh tế Tỉnh ủy
72.Nguyễn Khanh: sinh năm 1936, Phó Văn phòng UBND tỉnh
* Đơn vị bầu cử số 25 - huyện Thống Nhất:
73.Phạm Ngọc Cừ: sinh năm 1926, Phó Chủ nhiệm UBKH tỉnh
74.Nguyễn Thị Nhã: sinh năm 1953, Giáo viên Trường An Viễn
75.Phạm Thị Sơn: sinh năm 1946, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh
* Đơn vị bầu cử số 26 - huyện Xuân Lộc:
76.Nguyễn Văn Động: sinh năm 1943, Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh
77.Lê Đức Sanh: sinh năm 1932, PCT UBND tỉnh
78.Trương Thị Tuyết: sinh năm 1962, Công nhân khai thác mủ cao su
* Đơn vị bầu cử số 27 - huyện Xuân Lộc:
79.Nguyễn Văn Thắng: sinh năm 1944, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy
80.Lê Văn Viễn: sinh năm 1937, Phó Giám đốc Nông trường
81.Nguyễn Thị Liên: sinh năm 1941, Thư ký Công đoàn Công ty Cao su Đồng Nai
* Đơn vị bầu cử số 28 - huyện Xuân Lộc:
82.Nguyễn Thanh Ngạn: sinh năm 1943, Giám đốc Công ty Nông trường Sông Ray
83.Lê Hữu Sanh: sinh năm 1932, Giám đốc Sở Lâm nghiệp
84.Đào Thị Lýt: sinh năm 1945, Công nhân cạo mủ cao su
* Đơn vị bầu cử số 29 - huyện Xuân Lộc:
85.Nguyễn Công Thành: sinh năm 1935, Chủ tịch UBMTTQ huyện
86.Nguyễn Thanh Hồng: sinh năm 1932, Giám đốc Sở Gaio thông - vận tải
87.Nguyễn Văn Ơn: sinh năm 1949, Tập đoàn trưởng sản xuất nông nghiệp
* Đơn vị bầu cử số 30 - huyện Xuân Lộc:
88.Lê Bá Ước: sinh năm 1931, Phó Chỉ huy trưởng BCH quân sự tỉnh
89.Trần Văn Trào: sinh năm 1940, Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc
90.Nguyễn Thị Tý: sinh năm 1955, Ủy viên BCH Phụ nữ xã
* Đơn vị bầu cử số 31 - huyện Xuân Lộc:
91.Nguyễn Văn Bình: sinh năm 1938, Giám đốc Công ty Du lịch
92.Dương Văn Hải: sinh năm 1933, Giám đốc Sở Y tế
93.Đặng Văn Tiếp: sinh năm 1935, Giám đốc XN Cơ khí Biên Hòa
* Đơn vị bầu cử số 32 - huyện Vĩnh Cửu:
94.Nguyễn Văn Lợi: sinh năm 1939, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu
95.Nguyễn Đức Đầy: sinh năm 1940, Ban đại diện tại Công trình Thủy điện Trị An
96.Phạm Thị Ngọc: sinh năm 1954, Xã viên HTX Nông nghiệp
* Đơn vị bầu cử số 33 - huyện Tân Phú:
97.Nguyễn Văn Chân: sinh năm 1930, Giám đốc Công ty Vật tư tỉnh Đồng Nai
98.Nguyễn Lan: sinh năm 1930, Gíam đốc Sở Nông nghiệp tỉnh
99.Phan Doãn Thu: sinh năm 1942, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú
* Đơn vị bầu cử số 34 - huyện Tân Phú:
100.Vũ Khắc Nghị: sinh năm 1955, Giáo viên Trường PTTH
101.Phạm Hòa: sinh năm 1929, Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra tỉnh
102.Đinh Hữu Trung: sinh năm 1933, Chủ nhiệm Liên hiệp xã
* Đơn vị bầu cử số 35 - huyện Tân Phú:
103.Phan Cao Tường: sinh năm 1930, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
104.Trương Văn Nết: sinh năm 1940, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Tân Phú
105.Lê Thị Huệ: sinh năm 1930, Hội trưởng Hội LHPN tỉnh
* Đơn vị bầu cử số 36 - huyện Tân Phú:
106.Huỳnh Lan Anh: sinh năm 1942, Phó Bí thư Tỉnh đoàn
107.Điểu Thị Sinh: sinh năm 1942, Trưởng ban cán sự phụ nữ ấp
108.Trương Hữu Thế: sinh năm 1961, Đội phó trồng rừng chương trình 112
* Đơn vị bầu cử số 37 - huyện Tân Phú:
109.Võ Hồng Thanh: sinh năm 1945, Chủ tịch UBMTTQ huyện Tân Phú
110.Bùi Hữu Lâm: sinh năm 1962, Tập đoàn sản xuất nông nghiệp
111.Võ Minh Quang: sinh năm 1942, Phó Ban tuyên giáo Tỉnh ủy
III/- Một số biến động đại biểu HĐND tỉnh khóa III
- Đại biểu được bầu bổ sung trong nhiệm kỳ:
* Ngày bầu bổ sung: 19/04/1987
* Đại biểu trúng cử:
. Đơn vị 4 huyện Châu Thành: Ông Trương Văn Khôi: sinh năm 1943, Chi cục trưởng Chi cục thuế công thương nghiệp
. Đơn vị 13 huyện Long Thành: Ông Trần Bửu Hiền: sinh năm 1939, Giám đốc Trại heo Phú Sơn
. Đơn vị 33 huyện Tân Phú: Ông Trần Đông Hải: sinh năm 1935, Phó Giám đốc Sở Nông lâm
IV- Tổ chức bộ máy và các chức vụ trong Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa III:
Tại kỳ họp thứ nhất - Hội đồng nhân dân tỉnh khóa III đã bầu ra:
- 5 Ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân, gồm:
· Ban Kế hoạch - Ngân sách
· Ban Pháp luật
· Ban Văn xã và Đời sống
· Ban Thiếu niên nhi đồng
· Ban Thư ký
B- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
I- Tổ chức, bộ máy của UBND tỉnh khoá III
Kỳ họp đầu tiên Hội đồng nhân dân tỉnh khóa III đã bầu ra Ủy ban nhân dân tỉnh gồm 17 thành viên., gôm:
1- Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh:
· Chủ tịch: Ông Lê Thành Ba
· Các Phó Chủ tịch: Ông Huỳnh Văn Bình
Ông Phan Cao Tường
Ông Phạm Văn Nà
Ông Lê Đình Nghiệp
Ông Lê Đức Sanh
Ông Đặng Văn Tiếp
· Ủy viên thư ký: Bà Trần Thị Minh Hoàng
2- Các Ủy viên khác:
Ông Lê Bá Ước - Ủy viên Quân sự
Ông Trần Đệ - Ủy viên Công an
Ông Phạm Hòa - Ủy viên Thanh tra Nhà nước
Ông Nguyễn Nhân - Ủy viên Tư pháp
Ông Trần Văn Quyến - Ủy viên Công nghiệp
Ông Nguyễn Lan - Ủy viên Nông nghiệp
Ông Lâm Hiếu Trung - Ủy viên Văn hóa thông tin
Ông Trần Ngọc Bửu (Vũ Tâm) - Ủy viên Thương mại
Ông Huỳnh Tấn Phát - Ủy viên Tài chính
Kỳ họp thứ 10, ngày 30/07/1987 HĐND bầu bổsung các thành viên UBND tỉnh:
· Phó Chủ tịch: Bà Trần Thị Minh Hoàng
- Các Ủy viên UBND: Ông Nguyễn Khanh
Ông Trần Đông Hải
Ông Trần Bửu Hiền
II- Bộ máy chuyên môn giúp việc của HĐND và UBND tỉnh khóa III
Nhiệm kỳ 1985 - 1989 là giai đoạn thực hiện đường lối đổi mới của Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Ngày 19/8/1987, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Thông tri số 11-TT/TW và Thông báo 46 của Ban Bí thư và Hội đồng Bộ trưởng về việc sắp xếp lại bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể. Chủ trương của TW về việc sắp xếp lại bộ máy là nhằm phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh; thực hiện phân cấp, phân công giữa Trung ương và địa phương, trao đầy đủ các quyền hạn cho các cơ sở, loại bỏ những việc ôm đồm, sự vụ, tác nghiệp của các cơ quan quản lý cấp trên cũng như tình trạng dẫm đạp, chồng chéo nhiệm vụ giữa các cơ quan với nhau. Đồng thời bảo đảm tính hệ thống và tính thiết thực. Mỗi cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh , huyện đều phải chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên, nhưng không nhất thiết mỗi ngành, mỗi việc đều đòi hỏi địa phương phải lập ra tổ chức riêng.
Thực hiện Thông tri 11-TT/TW, Tỉnh ủy Đồng Nai ra Nghị quyết số 116/NQ-TU ngày 10/6/1988 về việc sắp xếp tổ chức bộ máy Đảng, đoàn thể, Nhà nước tỉnh Đồng Nai và Nghị quyết số 120/NQ-TU ngày 21/6/1988 về việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, biên chế Đảng, đoàn thể, Nhà nước cấp huyện thuộc tỉnh Đồng Nai. Thưch hiện các Nghị quyết trên của Tỉnh ủy, đến cuối năm 1988, sau khi sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức:
* Hệ Đảng Tỉnh ủy, có 11 cơ quan, gồm: Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,Ủy ban Kiểm tra Đảng, Ban Kinh tế Tỉnh ủy, Ban Tôn giáo Tỉnh ủy (trước đây thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý), Báo Đồng Nai, Trường hành chính và lý luận, Đảng ủy Khối dân chính Đảng, Đảng ủy Khối kinh tế, Đảng ủy Khối công nghiệp.
* Hệ đoàn thể cấp tỉnh: có 5 cơ quan, gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (kể cả Hội chữ thập đỏ), Tỉnh Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân,Liên hiệp Công đoàn.
* Hệ Nhà nước cấp tỉnh còn 23 đơn vị cấp Sở và tương đương. Ngoài ra còn có 07 đơn vị thuộc các ngành Trung ương quản lý là: Ngân hàng Nhà nước, Bưu điện tỉnh, Sở điện lực, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh (do Trung ương trực tiếp quản lý biên chế và trả lương ), giảm 11 đơn vị so với trước khi sắp xếp (trước khi sắp xếp có 34 đơn vị). Biên chế bộ máy quản lý Nhà nước cấp tỉnh còn 796 người, giảm 138 người so với trước khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy (trong đó giảm 11 cấp trưởng phòng, 27 cấp phó phòng). Bộ máy các đơn vị đều có Lãnh đạo, Tổ tổng hợp và các bộ phận nghiệp vụ. Cán bộ của các đơn vị làm việc theo chế độ chuyên viên. Trong đó:
- Văn phòng UBND tỉnh: Biên chế 55 người. Lãnh đạo cơ quan có 03 người gồm: 01 Chánh Văn phòng và 02 Phó Văn phòng.
- Ủy ban Kế hoạch: Biên chế 54 người. Lãnh đạo cơ quan có 03 người gồm 01 Chủ nhiệm và 02 Phó Chủ nhiệm.
- Ủy ban Khoa học - kỹ thuật: Biên chế 20 người. Lãnh đạo cơ quan có 02 người gồm 01 Chủ nhiệm và 01 Phó Chủ nhiệm.
- Sở Tài chính: Biên chế 40 người. Lãnh đạo cơ quan có 3 người gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đôc.
- Sở Lao động và thương binh, xã hội: Biên chế 45 người. Lãnh đạo cơ quan có 3 người gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đôc.
- Sở Nông lâm: Biên chế 55 người. Lãnh đạo cơ quan có 3 người gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đôc.
- Sở Công nghiệp: Biên chế 28 người. Lãnh đạo cơ quan có 3 người gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đôc.
- Sở Thương nghiệp: Biên chế 35 người. Lãnh đạo cơ quan có 3 người gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đôc.
- Sở Giao thông vận tải: Biên chế 30 người. Lãnh đạo cơ quan có 3 người gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đôc.
- Sở Y tế: Biên chế 34 người. Lãnh đạo cơ quan có 03 người gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đôc.
- Sở Văn hóa - thông tin: Biên chế 25 người. Lãnh đạo cơ quan có 3 người gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đôc.
- Sở Giáo dục: Biên chế 55 người. Lãnh đạo cơ quan có 3 người gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đôc.
- Sở Thể dục - thể thao: Biên chế 18 người. Lãnh đạo cơ quan có 03 người gồm 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đôc.
- Sở Xây dựng: Biên chế 35 người. Lãnh đạo cơ quan có 03 người gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đôc.
- Sở đối ngoại: Lúc đàu thành lập Ban đối ngoại (sau khi giải thể Ban Ngoại vụ), đến năm 1989 thành lập Sở đối ngoại
- Ủy ban Thanh tra Nhà nước: Biên chế 27 người. Lãnh đạo cơ quan có 03 người gồm 01 Chủ nhiệm và 02 Phó Chủ nhiệm.
- Trọng tài kinh tế: Biên chế 18 người. Lãnh đạo cơ quan có 02 người gồm 01 Chủ tịch và 01 Phó Chủ tịch.
- Ban Tổ chức chính quyền: Biên chế 30 người. Lãnh đạo cơ quan có 03 người gồm 01 Trưởng ban và 02 Phó trưởng ban.
- Sở Thủy sản: Biên chế 17 người. Lãnh đạo cơ quan có 02 người gồm 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đôc.
- Ủy ban Vật giá: Biên chế 22 người. Lãnh đạo cơ quan có 02 người gồm 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đôc.
- Đài Phát thanh và truyền hình: Lãnh đạo cơ quan có 03 người gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đôc.
* Đối với tổ chức bộ máy Đảng, đoàn thể, Nhà nước cấp huyện, sau khi kiện toàn, sắp xếp lại:
- Hệ Đảng còn 4 đơn vị (Văn phòng cấp ủy, Ban Tổ chức, Ủy ban Kiểm tra, Nhà giáo dục chính trị (Ban tuyên giáo và trường Đảng);
- Hệ đoàn thể còn 5 đơn vị: Ủy Ban Mặt trân Tổ quốc (kể cá sát nhập Hôi chữ thập đỏ), Đoàn thanh niên CSHCM, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Công đoàn;
- Hệ Nhà nước còn 15 phòng ban: Văn phòng UBND (nhập Tư pháp, Thi đua, Trọng tài kinh tế, hành chính quản trị ); Phòng Kế hoạch (nhập thống kê vao); Phòng Tổ chức - Lao động - thương binh, xã hội; Phòng Công nghiệp (nhập TTCN và XDCB vao); Phòng Văn hóa, thông tin - thể dục, thể thao; Phòng Tài chính, thương nghiệp; Phòng Nông nghiệp; Phòng giáo dục; Phòng Giao thông vận tiải; Phòng y tế; Ban Thanh tra; Bưu điện; Ngân hàng; Công an; quân sự.
* Qua sắp xếp lại tổ chức bộ máy Nhà nước cấp tỉnh, tiến hành giải thể hoặc chuyển một số đơn vị và bô phận như sau:
+ Giải thể Ban Giáo dục chuyên nghiệp (chuyển bộ phận tuyển sinh vào Ban Tổ chức chính quyền, số còn lại chuyển qua Sở Giáo dục).
+ Giải thể Ban Thi đua, khen thưởng (nhập vào Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thành bộ phận Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh. Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh kiêm nhiệm)
+ Giải thể Ban Cải tạo công thương nghiệp tỉnh
+ Chuyển Liên hiệp xã thành đơn vị hưởng lương ngành dọc từ Trung ương.
+ Giải thể Ủy ban Xây dựng cơ bản (sát nhập vào Sở Xây dựng)
+ Giải thể Chi cục thuế (sát nhập vào Sở Tài chính)
+ Giải thể Công ty Phát hành sách, Nhà in, Nhà xuất bản (sát nhập thành một đơn vị sản xuất do Sở Văn hóa - thông tin quản lý)
+ Giải thể Hội Chữ thập đỏ (sát nhập vào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh)
Về hệ Đảng Tỉnh ủy tiến hành giải thể và sát nhập các đơn vị sau:
+ Giải thể Ban Tài chính Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy (sát nhập vào Văn phòng Tỉnh ủy)
+ Giải thể Ban Nông nghiệp Tỉnh ủy (sát nhập vào Ban Kinh tế Tỉnh ủy)
+ Giải thể Trường hành chính (sát nhập vào trường Đảng tỉnh và lấy tên: trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh)
+ Giải thể Cục Thống kê (sát nhập vào Ủy ban kế hoạch tỉnh)
C- TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH
Kỳ họp đầu tiên Hội đồng nhân dân tỉnh khóa III đã bầu ra Tòa án nhân dân tỉnh gồm 13 vị:
· Chánh án: Ông Nguyễn Hoàng Sâm
· Các Phó Chánh án: Ông Nguyễn Thanh Trứ
Ông Đặng Kim Ba
· Các Thẩm phán: Ông Bùi Xuân Đang
Ông Nguyễn Phúc Kỳ
Ông Nguyễn Tự Cử
Ông Phan Thanh Nghị
Bà Trần Việt Anh
Ông Đặng Hòa
Ông Nguyễn Hoàng Tiến
Ông Phạm Xuân Viên
Bà Lê Thị Hương
Bà Huỳnh Thị Nga
D- HOẠT ĐỘNG TRONG NHIỆM KỲ 1985 - 1989:
1- Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương.
Nhiệm kỳ này, Hội đồng nhân dân tỉnh đã tiến hành 20 kỳ họp, thông qua được 31 Nghị quyết, trong đó có 03 Nghị quyết chuyên đề về các lĩnh vực.
* Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 21-22/05/1985):
- Xác nhận tư cách 111 vị đại biểu HĐND tỉnh khóa III
- Bầu cử UBND, Tòa án nhân dân, các Ban chuyên trách của HĐND
* Kỳ họp thứ hai (từ ngày 30/07 đến ngày 01/08/1985):
- Phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương năm 1984
- Quyết định về huy động tiền gửi tiết kiệm ngoài kế hoạch năm 1985 và công trái 6 tháng cuối năm
- Quyết nghị về biện pháp thực hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm, thực hiện Nghị quyết 8 của Trung ương và các Nghị quyết 29, 30 của Tỉnh ủy
* Kỳ họp thứ ba (ngày 13/11/1985):
- Quyết nghị về công tác các tháng cuối năm 1985
* Kỳ họp thứ tư (từ ngày 28-30/01/1986):
- Quyết nghị về kế hoạch nhà nước năm 1986
- Quyết nghị về dự toán ngân sách năm 1986
* Kỳ họp thứ năm (ngày 23/04/1986):
- Quyết nghị về công tác quí II/1986
* Kỳ họp thứ sáu (từ ngày 16-18/07/1986):
- Phê chuẩn quyết toán ngân sách năm 1985
- Quyết nghị về điều chỉnh kế hoạch ngân sách năm 1986
- Quyết nghị về công tác 6 tháng cuối năm 1986
* Kỳ họp thứ bảy (ngày 18/11/1986):
- Quyết nghị thông qua báo cáo công tác 10 tháng và nhiệm vụ còn lại của 2 tháng cuối năm
* Kỳ họp thứ tám (từ ngày 20-22/01/1987):
- Quyết nghị thông qua báo cáo công tác năm 1986 và nhiệm vụ kế hoạch nhà nước năm 1987
- Quyết nghị về dự toán ngân sách năm 1987
* Kỳ họp thứ chín (từ ngày 10-11/04/1987):
- Quyết nghị thông qua báo cáo công tác quí I và xác định công tác quí II năm 1987
* Kỳ họp thứ mười (từ ngày 28-30/07/1987):
- Xác nhận tư cách 3 đại biểu HĐND tỉnh được bầu bổ sung
- Quyết nghị điều chỉnh chỉ tiêu thu chi ngân sách năm 1987
- Quyết nghị nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 1987
- Bầu bổ sung 1 Phó Chủ tịch và 3 ủy viên UBND tỉnh
- Bầu Hội thẩm nhân dân tỉnh
* Kỳ họp thứ mười một (từ ngày 30-31/11/1987):
- Thảo luận báo cáo công tác 9 tháng và công tác quí IV năm 1987
- Nghe báo cáo ý kiến đóng góp của tỉnh về dự thảo luật đất đai
- Xem xét Nghị quyết của HĐND cấp huyện đề nghị điều chỉnh địa giới hành chính và xin đổi tên một số xã, phường.
Kỳ họp này không ban hành Nghị quyết
* Kỳ họp thứ mười hai (từ ngày 04-06/02/1988):
- Quyết nghị về thực hiện kế hoạch nhà nước năm 1987 và nhiệm vụ kế hoạch năm 1988.
* Kỳ họp thứ mười ba (từ ngày 17-19/05/1988):
- Đánh giá công tác quí I và thảo luận công tác quí II/1988.
- Nghe báo cáo ý kiến đóng góp dự thao bộ luật tố tụng hình sự
- Quyết nghị về nhiệm vụ ...
* Kỳ họp thứ mười bốn (từ ngày 28-29/07/1988):
- Phê chuẩn quyết toán ngân sách năm 1987
- Quyết nghị dự toán ngân sách năm 1988
- Quyết nghị về công tác 6 tháng cuối năm 1988
* Kỳ họp thứ mười lăm (từ ngày 11-12/11/1988):
- Quyết nghị về đánh giá kết quả công tác 9 tháng và xác định công tác còn lại cuối năm 1988
- Xem xét kế hoạch triển khai Bộ luật tố tụng hình sự, tờ trình về sử dụng đất đai, báo cáo đề nghị thành lập 4 xã mới ở Tân Phú.
* Kỳ họp thứ mười sáu (từ ngày 30-31/01/1989):
- Quyết nghị về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch nhà nuớc năm 1988 và phuơng hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 1989.
- Quyết nghị về dự toán ngân sách năm 1989.
* Kỳ họp thứ mười bảy (từ ngày 26-27/05/1989):
- Quyết nghị về công tác quí II/1989
- Quyết nghị về xây dựng và tạo nguồn vốn xây dựng mạng lưới điện
* Kỳ họp thứ mười tám (từ ngày 10-12/08/1989):
- Quyết nghị về công tác 6 tháng cuối năm 1989
- Phê chuẩn quyết toán ngân sách năm 1988
- Quyết nghị về thu một phần học phí năm học 1989-1990
* Kỳ họp thứ mười chín:
Kiểm điểm về hoạt động HĐND, kỳ họp không ban hành Nghị quyết
* Kỳ họp thứ hai mươi (từ ngày 20-21/10/1989):
- Quyết nghị về dự toán ngân sách năm 1989
- Quyết nghị về nhiệm vụ quí IV năm 1989
II- Kết quả thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh khoá III
Nhiệm kỳ 1985-1989 của HĐND và UBND tỉnh là một chặng đường rất quan trọng, mở đầu sự thay đổi về tư duy kinh tế và bước vào thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam; tiến hành điều chỉnh cơ cấu kinh tế có tính bài bản, sâu sắc, đưa đến những chuyển biến rõ nét về cơ cấu ngành, vùng và thành phần kinh tế, tạo ra hạ tầng kinh tế kỹ thuật cơ bản cho bước phát triển tiếp theo.
- Mục tiêu kinh tế, xã hội của tỉnh những năm 1986-1990 đã được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV xác định: phát triển mạnh mẽ kinh tế theo cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý; phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, lương thực là trọng tâm theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Phát huy các mũi nhọn: công nghiệp chế biến, nông sản xuất khẩu và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; tập trung thực hiện 3 chương trình lớn: sản xuất lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Cụ thể hóa các Nghị quyết 6, 7, 8, 9 của Ban chấp hành Trung ương, chuyển hẳn sang cơ chế chủ động sản xuất kinh doanh, làm chủ thị trường, ổn định giá cả và đời sống; Tỉnh ủy, HĐND, UBND lần lượt có các Quyết định quan trọng: Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra Quyết định số 518 về việc thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế quản lý ở 12 doanh nghiệp. HĐND ban hành các Nghị quyết xác định nhiệm vụ kinh tế xã hội từng năm và ban hành các Nghị quyết chuyên đề về huy động các nguồn lực trong dân. UBND tỉnh ban hành Quyết định giải thể các trạm kiểm soát giao thông theo Quyết định số 80 của Hội đồng Bộ trưởng; bãi bỏ việc phê duyệt các hợp đồng kinh tế của các cấp chủ quản; qui định về chính sách khuyến khích kinh tế gia đình trong khu vực nông nghiệp; quy định tạm thời về quy chế quản lý và sử dụng đất đai; qui định về quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; chỉ thị về tiến hành tổng điều tra đăng ký thống kê đất đai và lập hồ sơ địa chính. Đồng thời tiến hành điều tra dân số vào năm 1988; lập qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đến năm 2000; hoàn thành bản đồ địa chất, khoáng sản có tỷ lệ 1/100.000; lập thủ tục xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đối tượng sử dụng.
Với các định hướng và giải pháp trên, cơ cấu các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch, phát huy lợi thế của ngành, vùng, địa phương, làm tăng hiệu quả, thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, đây là sự khởi đầu chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, trình độ quản lý của bộ máy nhà nước không theo kịp yêu cầu đổi mới, hành lang pháp lý chưa đầy đủ và chặt chẽ ...cộng với tác động của sự tan rã của Liên Xô và Đông Âu làm mất thị trường truyền thống; vì vậy tôc độ phát triển kinh tế của tỉnh chậm lại, trong nhiệm kỳ chỉ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 2,7%/năm, nhiều đơn vị kinh tế quốc doanh bị thua lỗ, phải giải thể hoặc sắp xếp lại. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đáng kể, đến năm 1990 nông lâm nghiệp vẫn chiếm 50,12%, công nghiệp xây dựng 20,72%, dịch vụ 29,16%.Trong nông nghiệp, nâng tỷ trọng chăn nuôi từ 11% năm 1985 lên 17% năm 1990; hình thành dần vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành chủ lực, mũi nhọn như công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp may mặc, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Thực hiện Nghị quyết chuyên đề của HĐND, UBND tỉnh đã phối hợp với Ban chỉ đạo công trình Thủy điện Trị An để huy động nhân lực, vật lực cho công trình kinh tế lớn của quốc gia đặt trên địa bàn tỉnh; năm 1986 huy động khoảng 10.000 lao động để dọn lòng hồ và tham gia xây dựng nhiều công trình phụ trợ với tốc độ cao; đến tháng 10/1989 Ban chỉ đạo công trình Thủy điện Trị An đã hoàn thành nhiệm vụ và giải thể, các tổ máy phát điện hòa trên lưới điện quốc gia.
- Trong 2 năm cuối của nhiệm kỳ, cuộc bứt phá vào giai đoạn tăng tốc đổi mới bắt đầu: Sắp xếp lại tổ chức toàn tỉnh: giảm 9 Sở, ban, ngành, 175 phòng, 718 lao động. Chọn 9 đơn vị thực hiện thí điểm chỉ thị 118 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức lại sản xuất và hạch toán kinh doanh theo yêu cầu mới; chọn 17 đơn vị thực hiện cơ chế thí điểm theo Quyết định số 217 của Hội đồng Bộ trưởng. Tháng 04/1989 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chấp thuận cho tỉnh Đồng Nai mở khu công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu; khuyến khích các nhà công kỹ nghệ trong nước, ngoài nước, Việt kiều đầu tư vào các nhà máy khu công nghiệp Biên Hòa và các địa điểm khác trong tỉnh; cho thành lập công ty đầu tư và phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Nai (Công ty Đại Đồng) để hoạt động thu hút đầu tư; đã có 2 nhà đầu tư nước ngoài vào Đồng Nai liên doanh và đi vào hoạt động ngay sau đó, mở đầu thời kỳ thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào địa bàn tỉnh.
- Riêng hoạt động của lĩnh vực tài chính - tiền tệ trong nhiệm kỳ còn gặp nhiều khó khăn, vì cả nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng vọt, giá cả không ổn định, đồng tiền mất giá. Từ năm 1990 trở đi mới có xu thế ổn định dần, từng bước lấy lại cân đối và bắt đầu phát triển.
- Về lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế: với đà phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong nhiệm kỳ này tỉnh đã giải quyết được việc làm cho 113.631 lao động. Từ năm 1986 bắt đầu thực hiện chương trình xã hội hóa giáo dục để đáp ứng với số lượng học sinh ngày càng tăng nhanh, nâng trường sư phạm cấp 2 Đồng Nai thành Trường Cao đẳng sư phạm Đồng Nai. Xây dựng một số trường học, trạm xá, trụ sở ấp, khu định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Nghiên cứu và nghiệm thu một số công trình khoa học như: “Đồng Nai 30 năm chiến tranh giải phóng”, “Xã hội người Châu Ro, Stiêng, Hoa ở Đồng Nai”; soạn bộ sách “Địa chí Đồng Nai”. Tiến hành khai quật nghiên cứu một số di chỉ khảo cổ học có niên đại 1.500 năm (ở lòng hồ Trị An) và 2.700 năm (ở Bưng Bạc huyện Châu Thành); đón nhận và bảo tồn một số di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia đã được Nhà nước xếp hạng (Đài kỷ niệm Biên Hòa, Nhà Xanh, Tòa hành chính Long Khánh, Đá chồng Định Quán).
Trong nhiệm kỳ này, nhiều cán bộ và đơn vị kinh tế trong tỉnh được nhà nước tặng thưởng Huân chương cao quí (27 Huân chuơng Độc lập các loại; 11 Huân chương Lao động các loại, 1 Huân chuơng Quân công, 1 Huân chương giải phóng, 1 Huân chương Thành đồng).
Năm 1989 lực lượng chuyên gia và lực lượng quân đội cuối cùng ở tỉnh Komphongthom - Campuchia đã rút về nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế cao cả mà Trung ương Đảng và Chính phủ giao cho tỉnh Đồng Nai.
Cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa VIII và HĐND hai cấp huyện - xã tiến hành ngày 19/04/1987. Ngày 19/11/1989 tổ chức bầu cử đại biểu HĐND tỉnh khóa IV
Theo Kỷ yếu Chính quyền nhân dân tỉnh Đồng Nai 1945-2004