Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

 CQND qua các thời kỳ

Chính quyền nhân dân tỉnh khóa VI(1999-2004)

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

KHÓA VI - NHIỆM KỲ 1999-2004

  

Trong nhiệm kỳ 1999-2004 có điều chỉnh địa giới hành chính:

- Nhận ấp C10, Bù Đăng, Bình Phước về xã Đắc lua, Tân Phú, Đồng Nai.

- Thành lập 2 xã mới Mã Đà và Hiếu Liêm thuộc huyện Vĩnh Cửu.

- Tái lập thị xã Long Khánh và thành lập 2 huyện mới : Cẩm Mỹ, Trảng Bom.

 

A- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

I- Tổ chức bầu cử và cơ cấu đại biểu trúng cử HĐND tỉnh khoá VI

1- Ngày bầu cử: 14/11/1999

2- Số đơn vị bầu cử: 24 đơn vị

3- Số đại biểu trúng cử: 71 người (cho rút 1) còn 70 người

4- Cơ cấu đại biểu:

·   Đại biểu nữ: 23 người (32,39%)

·   Đại biểu là đảng viên: 59 người (83,10%)

·   Đại biểu người dân tộc thiểu số: 01 người  (1,40%)

·   Đại biểu công tác tại cơ quan Đảng, đoàn thể: 31 người (43,66%)

·   Đại biểu công tác tại cơ quan nhà nước: 41 người (57,74%)

·   Đại biểu trực tiếp sản xuất: 09 người (12,67%)

·   Đại biểu tôn giáo: 02 người (2,81%)

5- Trình độ học vấn:

.   Trình độ phổ thông cấp 2: 02 người (2,81%)

.   Trình độ phổ thông cấp 3: 69 người (97,18%)

.   Trình độ chuyên môn trung cấp, cao đẳng: 02 người (2,81%)

.   Trình độ chuyên môn đại học: 49 người (69,01%)

.   Trình độ chuyên môn trên đại học: 11 người (15,49%)

.   Trình độ lý luận trung cấp: 08 người (11,26%)

.   Trình độ lý luận cao cấp và cử nhân: 45 người (63,38%)

6- Ngày tổ chức kỳ họp đầu tiên: 14/12/1999

 

II- Danh sách và tóm tắt tiểu sử từng đại biểu (xếp theo thứ tự đơn vị bầu cử)

* Đơn vị bầu cử số 1 - huyện Nhơn Trạch:

1. Dương Việt Hồng: sinh năm 1975, Chuyên viên Cảng Đồng Nai

2. Lâm Thị Nguyệt: sinh năm 1951, Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch

3. Đinh Quốc Thái: sinh năm 1959, Phó Giám đốc Sở Công nghiệp

* Đơn vị bầu cử số 2 - huyện Nhơn Trạch:

4. Nguyễn Văn Điệp: sinh năm 1956, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch

5. Trương Thanh Hải: sinh năm 1968, Giáo viên Trường CNKT Đồng Nai

6. Lê Hồng Phương: sinh năm 1954, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy

* Đơn vị bầu cử số 3 - huyện Long Thành:

7. Nguyễn Văn Dũng: sinh năm 1953, Phó Ban VHXH - HĐND tỉnh (hoạt động chuyên trách)

8. Lê Minh Hoàng: sinh năm 1954, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Thành

9. Lê Văn Ý: sinh năm 1956, Chánh Văn phòng UBND huyện Long Thành

 

* Đơn vị bầu cử số 4 - huyện Long Thành:

10.Nguyễn Xuân Thảo: sinh năm 1951, Giám đốc Trung tâm TDTT tỉnh

11.Nguyễn Thành Trí: sinh năm 1945, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin

12.Nguyễn Quang Việt: sinh năm 1955, Trưởng Ban Nội chính Huyện ủy Long Thành

 

* Đơn vị bầu cử số 5 - thành phố Biên Hòa:

13.Nguyễn Cảnh: sinh năm 1949, Giám đốc Sở Xây dựng

14.Nguyễn Thị Tuyết Nhung: sinh năm 1964, Cán bộ kỹ thuật Công ty May Đồng Nai

15.Huỳnh Chí Thắng: sinh năm 1952, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh (hoạt động chuyên trách)

 

* Đơn vị bầu cử số 6 - thành phố Biên Hòa:

16.Nguyễn Phú Cường: sinh năm 1967, Phó Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá

17.Bùi Thị Thanh Hà: sinh năm 1969, Giáo viên Trường PTTH Ngô Quyền

18.Huỳnh Văn Huệ: sinh năm 1955, Phó Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá

 

* Đơn vị bầu cử số 7 - thành phố Biên Hòa:

19.Phạm Thị Hồng Cúc: sinh năm 1951, Phó Ban Quản lý các KCN tỉnh

20.Nguyễn Phương Lan: sinh năm 1971, Chuyên viên Ban Quản lý các KCN tỉnh

21.Hồ Văn Sơn: sinh năm 1948, Phó Bí thư Thành ủy Biên Hòa

 * Đơn vị bầu cử số 8 - thành phố Biên Hòa:

22.Lương Trung Hiếu: sinh năm 1955, Phó Ban - Chánh Thư ký Ban Trị sự Phật giáo Đồng Nai

23.Trần Đình Thành: sinh năm 1955, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

24.Huỳnh Thị Thanh Uyên: sinh năm 1969, Công nhân kỹ thuật Nhà máy Sơn Đồng Nai

 

* Đơn vị bầu cử số 9 - thành phố Biên Hòa:

25.Lương Văn Giàu: sinh năm 1956, Giám đốc Công ty Cơ khí GTVT

26.Võ Văn Một: sinh năm 1953, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

27.Nguyễn Thị Thu: sinh năm 1955, Phó Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa

 

* Đơn vị bầu cử số 10 - thành phố Biên Hòa:

28.Huỳnh Văn Hoàng: sinh năm 1947, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai

29.Huỳnh Hữu Nghĩa: sinh năm 1958, Chủ nhiệm HTX Gốm Thái Dương

30.Trần Minh Phúc: sinh năm 1957, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư

 

* Đơn vị bầu cử số 11 - huyện Vĩnh Cửu:

31.Thái Văn Nghĩa: sinh năm 1956, Trưởng Phòng Địa chính huyện Vĩnh Cửu

32.Nguyễn Hoàng Huynh: sinh năm 1955, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

33.Nguyễn Thị Tuyết Nga: sinh năm 1953, Phó Giám đốc Công ty XNK Đồng Nai

 

* Đơn vị bầu cử số 12 - huyện Vĩnh Cửu:

34.Nguyễn Thành Công: sinh năm 1957, Bí thư Huyện ủy Vĩnh Cửu

35.Tạ Thanh Sang: sinh năm 1965, Cán bộ kỹ thuật Ban Quản lý dự án cấp nước Thiện Tân

 

* Đơn vị bầu cử số 13 - huyện Thống Nhất:

36.Nguyễn Hồng Lạc: sinh năm 1947, Phó Bí thư Huyện ủy Thống Nhất

37.Huỳnh Thị Nhân: sinh năm 1955, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh

38.Trần Toản: sinh năm 1956, Phó Giám đốc Sở Khoa học - CNMT

* Đơn vị bầu cử số 14 - huyện Thống Nhất:

39.Trần Nguyên Ngọc: sinh năm 1951, Phó Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất

40.Nguyễn Thị Thành: sinh năm 1955, Phó Chủ tịch HĐND hyện Thống Nhất

41.Nguyễn Thị Bích Vân: sinh năm 1956, Giám đốc Đài PTTH Đồng Nai

 

* Đơn vị bầu cử số 15 - huyện Thống Nhất:

42.Phạm Đức Bình: sinh năm 1966, Giám đốc Công ty TNHH Thanh Bình

43.Đào Nguyên: sinh năm 1957, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh

44.Trần Văn Tư: sinh năm 1958, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

 

* Đơn vị bầu cử số 16 - huyện Long Khánh:

45.Bùi Hữu Hạnh: sinh năm 1954, Chủ tịch UBND huyện Long Khánh

46.Nguyễn Hoàng Lưu: sinh năm 1959, Phó Chánh Thanh tra tỉnh

47.Trần Văn Ngọc: sinh năm 1960, Bí thư Đoàn TNCS HCM - Công ty Cao su Đồng Nai

 

* Đơn vị bầu cử số 17 -  huyện Long Khánh:

48.Nguyễn Ngọc Đức: sinh năm 1955, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh

49.Nguyễn Xuân Chiến: sinh năm 1952, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh

50.Đặng Mạnh Trung: sinh năm 1953, Bí thư Tỉnh đoàn TNCS tỉnh Đồng Nai

 

* Đơn vị bầu cử số 18 -  huyện Xuân Lộc:

51.Hồ Văn Giang: sinh năm 1946, Bí thư Huyện ủy Xuân Lộc

52.Nguyễn Thị Nguyệt: sinh năm 1958, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh

53.Lê Mai Thanh: sinh năm 1954, Phó Giám đốc Sở Lao động - TBXH

 

* Đơn vị bầu cử số 19 -  huyện Xuân Lộc:

54.Phạm Thị Lộc: sinh năm 1964, Bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai

55.Trần Minh Thấu: sinh năm 1955, Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy

56.Nguyễn Ngọc Đoan Trang: sinh năm 1969, Bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai

 

* Đơn vị bầu cử số 20 - huyện Xuân Lộc:

57.Tạ Trung Hiếu: sinh năm 1952, Phó Phòng Tiếp dân Văn phòng HĐND và UBND tỉnh

58.Trịnh Thị Tố Mai: sinh năm 1955, Trưởng Phòng GDĐT huyện Xuân Lộc

59.Lưu Thị Phượng: sinh năm 1960, Phó Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc

 

* Đơn vị bầu cử số 21 - huyện Định Quán:

60.Đặng Thị Kim Nguyên: sinh năm 1951, Phó Chủ tịch UBND tỉnh

61.Trần Văn Phước: sinh năm 1959, Phó Chủ tịch UBND huyện Định Quán

62.Hồ Thanh Sơn: sinh năm 1964, Phó Chủ tịch UBND huyện Định Quán

 

* Đơn vị bầu cử số 22 - huyện Định Quán:

63.Nguyễn Văn Giàu: sinh năm 1953, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

64.Nguyễn Thị Thu Lan: sinh năm 1953, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo

65.Trương Thị Nguyệt: sinh năm 1949, Chủ tịch UBND huyện Định Quán

 

* Đơn vị bầu cử số 23 - huyện Tân Phú:

66.Nguyễn Tấn Danh: sinh năm 1948, Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh

67.Nguyễn Quang Quế: sinh năm 1953, Trưởng Công an huyện Tân Phú

68.Nguyễn Thị Tuyết: sinh năm 1955, Phó Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch

 

* Đơn vị bầu cử số 24 - huyện Tân Phú:

69.Nguyễn Đém: sinh năm 1955, Bí thư Huyện ủy Tân Phú

70.Tăng Thị Kim Đoan: sinh năm 1950, Phó Giám đốc Sở Y tế

71.Huỳnh Thị Thuận: sinh năm 1956, Giám đốc Bệnh viên Nhi Đồng Nai

 

III- Một số biến động đại biểu  HĐND tỉnh khóa VI

- Tại kỳ họp đầu tiên, HĐND tỉnh cho đại biểu Dương Việt Hồng (đơn vị bầu cử số 1 - huyện Nhơn Trạch) rút khỏi danh sách đại biểu HĐND tỉnh khóa VI.

- Đại biểu Trần Toản (đơn vị bầu cử số 13 - huyện Thống Nhất) qua đời ngày       /07/2002.

- Ngày     /     /     Thường trực HĐND tỉnh Quyết định điều chuyển đại biểu Đinh Quốc Thái từ đơn vị bầu cử số 1 - huyện Nhơn Trạch về đơn vị bầu cử số 10 - thành phố Biên Hòa (sau khi ông Đinh Quốc Thái được Quyết định về làm Phó Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa).

Thực hiện Nghị định số 97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003  của Chính phủ về việc thành lập thị xã Long Khánh, huyện Cẩm Mỹ, huyện Trảng Bom và cùng các huện, xã có liên quan. Căn cứ hướng dẫn số 178/UBTVQH ngày 26/11/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hôi – Thuờng trực HÐND tỉnh đã ra các Quyết định bổ nhiệm Quyền Chủ tịch HĐND, điều động một số đại biểu HĐND đến sinh hoạt tại một số đơn vị hành chính mới để lãnh đạo, điều hành hoạt động HĐND đến kỳ bầu cử các chức danh mới của HĐND 3 cấp nhiệm kỳ 2004-2009. Cụ thể như sau:

- Ngày 27/11/2003, Thường trực HÐND tỉnh  Quyết định:

+ HĐND huyện Xuân Lộc còn số lượng đại biểu HĐND trên 2/3 số đại biểu được bầu theo luật định được tiếp tục hoạt động đến hết nhiệm kỳ 1999-2004.

+ Thường trực HĐND huyện Thống Nhất  (cũ) nay là Thuờng trực HÐND huyện Trảng Bom gồm các ông: Lê Minh Sơn - Chủ tịch và ông Nguyễn Kim Bằng Phó Chủ tịch HĐND huyện và các chức danh khác do HĐND trước đây bầu ra được tiếp tục làm nhiệm vụ đến hết nhiệm kỳ 1999-2004.

+  Chỉ định ông Trương Nguyên Bế, Phó Chủ tịch HĐND huyện Long Khánh (cũ) giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND thị xã Long Khánh và quy định các chức danh khác do HĐND huyện Long Khánh (cũ) trước đây bầu ra tiếp tục làm nhiệm vụ tại thị xã Long Khánh đến hết nhiệm kỳ.

- Cùng ngày 27/11/2003, Thuờng trực HÐND tỉnh Quyết định công nhân hoạt động của một số hoạt động của HĐND các huyện, thị xã liên quan đến sự điều chỉnh của Nghị định 97/2003/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

+ HĐND các huyện: Xuân Lộc và thị xã Long Khánh còn số lượng đại biểu trên 2/3 số lượng đại biểu được bầu theo luật định nên được tiếp tục hoạt động theo luật định đến hết nhiệm kỳ 1999-2004.

Riêng HĐND huện Thống Nhất, Trảng Bom, Cẩm Mỹ do số lượng đại biểu còn lại không đảm bảo số lượng đại biểu cần thiết (dưới 2/3 số lượng đại biểu được bầu theo luật định ) để tiếp tục hoạt động theo luật định. Vì vậy ở các HĐNĐ  nói trên, Thuờng trtrực HÐND tỉnh chỉ định Chủ tịch hoặc Quyền Chủ tịch HĐND và giao trách nhiệm: triệu tập và chủ tọa các hội nghị đại biểu HĐND cấp huyện còn lại để cho ý kiến về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của địa phương. Tuy không phải là Nghị quyết, nhưng kết luận của hội nghị đại biểu HĐND này trị có giá trị để UBND cùng cấp triển khai thực hiện. Chủ tịch hoặc Quyền chủ tịch HĐND các huyện này chịu trách nhiệm triệu tập và chủ tọa kỳ họp HĐND khóa mới cho đến khi HĐND khóa mới bầu ra chủ tịch HĐND.

-  Ngày 18/12/2003, Thường trực HĐND tỉnh Quyết định:

+ Chỉ định ông Ngô Ngọc Thanh giữ chức vụ Quyền Chủ tich HĐND huyện Thống Nhất.

+ Chỉ định ông Trần Văn Ngọc, đại biểu HĐND tỉnh, đơn vị bầu cử 16- huyện Long Khánh (cũ) làm tổ trưởng tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị  thị xã Long Khánh.

+ Điều động ông Bùi Hữu Hạnh, đại biểu HĐND tỉnh- đơn vị bầu cử số 16- huyện Long Khánh (cũ) về hoạt động tại tổ đại biểu HĐND huyện Cẩm Mỹ và giữ chức Tổ trưởng tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vin huyện Cẩm Mỹ.

+ Điều động ông Đặng Mạnh Trung, đại biểu HĐND tỉnh đơn vị bầu cử số 17- huyện Long Khánh (cũ) về hoạt động tại tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị huyện Tân Phú và giữ chức Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị huyện Tân Phú.

+ Điều động ông Nguyễn Đém, đại biểu HĐND tỉnh- đơn vị bầu cử số 24- huyện Tân Phú về hoạt động tại tổ đại biểu HĐND huyện Thống Nhất (mới) và giữ chức Tổ trưởng tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vin huyện Thống Nhất (mới).

- Ngày 18/12/2003, Thường trực HÐND tỉnh  Quyết định thành lập các tổ đại biểu HĐND tỉnh thuộc các đơn vị cấp huyện dưới:

+ Thành lập tổ đại biểu HĐND tỉnh  đơn vị huyện Thống Nhất gồm có:

. Ông Nguyễn Đém - Tổ trưởng.

. Bà Nguyễn Thị Nhân.

. Ông Nguyễn Hồng Lạc

. Ông Trần Nguyên Ngọc

. Bà Nguyễn Thị Bích Vân.

+ Thành lập tổ đại biểu HĐND tỉnh  đơn vị huyện Xuân Lộc gồm có:

. Ông Hồ Văn Giang - Tổ trưởng.

. Ông Trần Minh Thấu

. Bà Nguyễn Thị Nguyệt

. Ông Lê Mai Thanh

. Ông Tạ Trung Hiếu

. Bà Lưu Thị Phượng

+ Thành lập tổ đại biểu HĐND tỉnh  đơn vị huyện Trảng Bom, gồm có:

. Bà Nguyễn Thị Thành - Tổ trưởng.

. Bà Đào Nguyên.

. Ông Phạm Đức Bình.

. Ông Trần Văn Tư.

+ Thành lập tổ đại biểu HĐND tỉnh  đơn vị huyện Cẩm Mỹ, gồm có:

. Ông Bùi Hữu Hạnh

. Ông Nguyễn Ngọc Đức

. Bà Phạm Thị Lộc

. Bà Trịnh Thị Tố Mai.

. Bà Nguyễn Ngọc Đoan Trang.

+ Thành lập tổ đại biểu HĐND tỉnh  đơn vị thị xã Long Khánh, gồm có:

. Ông Trần Văn Ngọc - Tổ trưởng.

. Ông Nguyễn Hoàng Lưu

. Ông Nguyễn Văn Chiến.

 

IV- Tổ chức bộ máy và các chức vụ trong Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa VI:

1- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh:

- Chủ tịch Hội đồng nhân dân:        Ông Trần Đình Thành

- Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân: Ông Huỳnh Chí Thắng

2- Ban Kinh tế - Ngân sách:

- Trưởng Ban kiêm nhiệm:            Ông Huỳnh Văn Huệ

- Phó Trưởng ban chuyên trách:    Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga

- Các thành viên:           

                                                  Bà Huỳnh Thị Nhân

                                                  Ông Nguyễn Ngọc Đức

                                                  Bà Nguyễn Thị Thu

                                                  Ông Nguyễn Văn Giàu

                                                  Ông Đinh Quốc Thái

3- Ban Văn hóa - Xã hội:

- Trưởng Ban chuyên trách:          Ông Nguyễn Văn Dũng

- Phó Trưởng Ban kiêm nhiệm :    Ông Nguyễn Thành Trí

- Các thành viên:                                   

                                                  Ông Trương Thanh Hải

                                                  Ông Trần Toản

                                                  Bà Tăng Kim Đoan

                                                  Bà Nguyễn Thị Thu Lan (từ kỳ họp thứ 7 ngày 11/01/2003)

4- Ban Pháp chế:

- Trưởng Ban kiêm nhiệm :           Ông Trần Văn Tư

- Phó Trưởng ban chuyên trách:    Ông Tạ Trung Hiếu

- Các thành viên:           

                                                  Ông Trần Minh Thấu

                                                  Bà Nguyễn Thị Tuyết

                                                  Bà Đào Nguyên

5- Thư ký các kỳ họp Hội đồng nhân dân:

- Ông Nguyễn Văn Dũng

- Ông Tạ Trung Hiếu

- Bà Nguyễn Thị Tuyết

 

B- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

I- Tổ chức, bộ máy của UBND tỉnh khoá VI

  Tại kỳ họp đầu tiên, HĐND tỉnh khóa VI đã bầu ra UBND gồm các vị:

·  Chủ tịch:              Ông Võ Văn Một

·  Các Phó Chủ tịch: Bà Đặng Thị Kim Nguyên

                              Ông Ao Văn Thinh

                              Ông Huỳnh Văn Tới

·  Các Ủy viên khác:Ông Phạm Minh Đạo - Ủy viên phụ trách Văn phòng

                              Ông Huỳnh Văn Hoàng - Ủy viên phụ trách Công an

                              Ông Nguyễn Trí Thức - Ủy viên phụ trách Quân sự (từ đầu nhiệm kỳ đến ngày 10/10/2001)

                              Bà Trần Thị Luận - Ủy viên phụ trách Thanh tra (từ 12/1999 đến 05/2003)

                              Ông Vi Văn Vũ - Ủy viên Tổ chức chính quyền

                              Ông Nguyễn Phú Cường - Ủy viên phụ trách Tài chính

                              Ông Lê Mai Thanh - Ủy viên phụ trách Lao động - TBXH

 

     Tại kỳ họp thứ 3 ngày 10/10/2001 HĐND tỉnh bầu bổ sung ông Nguyễn Tấn Danh làm Ủy viên UBND tỉnh phụ trách quân sự thay ông Nguyễn Trí Thức nghỉ hưu.

     Tại kỳ họp thứ 8 (bất thường) ngày 24/05/2003 HĐND tỉnh bầu ông Nguyễn Hoàng Lưu làm Ủy viên UBND tỉnh phụ trách Thanh tra thay bà Trần Thị Luận nghỉ hưu.

     Ngày 26/11/2003 ông Vi Văn Vũ được điều chuyển sang làm Bí thư huyện ủy Cẩm Mỹ nhưng vẫn làm Ủy viên UBND tỉnh đến hết nhiệm kỳ.

 

II- Bộ máy chuyên môn giúp việc của HĐND và UBND tỉnh khóa VI

     Ngoài bộ máy chuyên môn giúp việc của HĐND và UBND tỉnh như khoá V, trong khoá VI tiến hành tách, nhập, thành lập mới và đổi tên một số cơ quan cấp tỉnh: chuyển bộ pậhn môi trường từ Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường  sang Sở Địa chính và đổi tên thành Sở Tài nguyên môi trường. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường thành Sở Khoa học và Công nghệ, Sáp nhập Ủy ban Dân số và Kế hoạch hoá gia đình với Ủy ban Bảo vệ bà mẹ và chăm sóc trẻ em thành Ủy ban Dân số-gia đình và trẻ em; thành lập mới: Sở Ngoại vụ, Sở Bưu Điện, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, Văn phòng HĐND tỉnh Đồng Nai; đổi tên Văn phòng HĐND tỉnh và UBND tỉnh thành Văn phòng UBND tỉnh, đổi tên Sở Tài chính - vật giá thành Sở Tài chính; đổi tên Ban tổ chức chính quyền tỉnh thành Sở Nội vụ

 

C- HỘI THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH

 

     Tại kỳ họp thứ nhất ngày 14/12/1999 HĐND tỉnh đã bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 1999-2004:

1. Nguyễn Thị Thanh Toàn - Ủy viên Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh

2. Võ Thị Linh - Chủ tịch Công đoàn viên chức tỉnh

3. Lý Chơn Từ - cán bộ hưu trí

4. Trần Thị Thu Vân - Ủy viên UBMTTQ tỉnh

5. Hoàng Ngọc Khôi - Phó Bí thư Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh

6. Lê Ngọc Sương - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh

7. Lê Thị Vân - Chuyên viên Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh

8. Trần Văn Bút - Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng

9. Vũ Đức Huynh - Chánh Thanh tra Sở Y tế

10. Phạm Văn Hòa - Chánh Thanh tra Sở Lao động - TBXH

11. Nguyễn Minh Nhâm - Phó Trưởng phòng Đài PTTH Đồng Nai

12. Tố Nguyên - Chủ tịch UBMTTQ thành phố Biên Hòa

13. Nguyễn Văn Chiến - Chuyên viên Sở Giáo dục - đào tạo

14. Nguyễn Thu Liễu - Chuyên viên Sở Giáo dục - đào tạo

15. Trần Thanh Thiên - Phó Trưởng Phòng phổ thông Sở Giáo dục - Đào tạo

16. Đồng Nhât Tiến - Phó trưởng Phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở Giáo dục - Đào tạo

17. Nguyễn Thị Sâm - Chủ tịch công đoàn ngành Giao thông - Vận tải

18. Nguyễn Thành Lâm - Cán bộ Ban Thanh tra Sở Giao thông - Vận tải

19. Nguyễn Tấn Đạt - Chi cục trưởng Chi cục Định canh định cư và KTM

20. Nhâm Văn Khải - Chi cục phó Chi cục Định canh định cư và KTM

21. Võ Văn Tỉnh - Phó Chánh Thanh tra Sở Công nghiệp

22. Nguyễn Văn Tiến - Cán bộ thanh tra Sở Khoa học công nghệ và môi trường

23. Huỳnh Minh Hậu - Chuyên viên Chi cục tiêu chuẩn đo lường

24. Phạm Thái Bình - Chuyên viên Cục Thuế tỉnh Đồng Nai

25. Trần Thị Minh - Ủy viên Thường vụ Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh

26. Phạm Thái Bình - Thư ký Hội đồng trọng tài lao động Sở Lao động - TBXH

 

Tại kỳ họp thứ 2 ngày 19/07/2000, HĐND tỉnh đã bầu bổ sung 2 vị Hội thẩm nhân dân:

27. Hồ Bá Minh - Phó Chánh thanh tra Sở Địa chính

28. Nguyễn Đại Nguồn - Chuyên viên Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

 

D- TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG TRONG NHIỆM KỲ VI:

1- Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương.

     Nhiệm kỳ VI (1999-2004) HĐND tỉnh tiến hành 11 kỳ họp, trong đó có 2 kỳ họp bất thường, riêng kỳ họp thứ nhất có 2 phần và tổ chức họp 2 đợt. Trong nhiệm kỳ đã ban hành 68 Nghị quyết, trong đó có 14 Nghị quyết về tổ chức và nhân sự HĐND; 5 Nghị quyết về Chương trình hoạt động của HĐND; 10 Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; 16 Nghị quyết về ngân sách; 23 Nghị quyết chuyên đề trên tất cả các lĩnh vực.

 

* Kỳ họp thứ nhất (phần 1) (từ ngày 14-15/12/1999)

- Ra Nghị quyết xác nhận tư cách 71 vị đại biểu HĐND tỉnh khóa VI

- Ra Nghị quyết xác nhận kết quả bầu cử Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai khóa VI- ông Trần Đình Thành.

- Ra Nghị quyết xác nhận kết quả bầu cử Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai khóa VI-Ông Huỳnh Chí Thắng

- Ra Nghị quyết xác nhận kết quả bầu cử các Ban chuyên môn của HĐND tỉnh Đồng Nai khóa VI.

- Ra Nghị quyết xác nhận kết quả bầu cử Đoàn Thư ký các kỳ họp HĐND tỉnh Đồng Nai khóa VI.

- Ra Nghị quyết xác nhận kết quả bầu cử Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên UBND tỉnh khóa VI.

- Ra Nghị quyết xác nhận kết quả bầu cử Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 1999-2004.

- Ra Nghị quyết về việc cho đại biểu Dương Việt Hồng thôi làm nhiệm vụ đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 1999-2004.

- Ra Nghị quyết chuyên đề về việc tiếp tục thực hiện một số Nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh Đồng Nai khóa V.

- Ra Nghị quyết về chương trình hoạt động của HĐND tỉnh Đồng Nai năm 2000.

 

* Kỳ họp thứ nhất (phần 2) (từ ngày 20-21/01/2000)

- Ra Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng năm 2000 của tỉnh Đồng Nai.

- Ra Nghị quyết về dự toán ngân sách và tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Đồng Nai năm 2000.

- Ra Nghị quyết về bãi bỏ thực hiện Nghị quyết 09/NQ-HĐND khóa V về việc “thực hiện phụ thu vào giá điện kể từ ngày 01/01/2000”.

 

* Kỳ họp thứ hai (từ ngày 18-19/07/2000)

- Ra Nghị quyết bổ sung một số biện pháp thực hiện nhiệm vụ  kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng 6 tháng cuối năm để hoàn thành mục tiêu năm 2000.

- Ra Nghị quyết bổ sung một số khoản thu, chi ngân sách vào dự toán ngân sách địa phương năm 2000.

- Ra Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 1999

- Ra Nghị quyết chuyên đề thông qua đề án triển khai thực hiện pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích.

- Ra Nghị quyết chuyên đề về thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn II.

- Ra Nghị quyết về bổ sung mức hưởng sinh hoạt phí cho cán bộ đoàn thể ở xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố.

- Ra Nghị quyết thông qua kết quả bầu bổ sung Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 1999-2004.

 

* Kỳ họp thứ ba (từ ngày 10-12/01/2001)

- Ra Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng năm 2001 của tỉnh Đồng Nai

- Ra Nghị quyết về dự toán thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2001

- Ra Nghị quyết về chương trình hoạt động của HĐND tỉnh năm 2001

- Ra Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ thành viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 1999-2004 đối với ông Nguyễn Trí Thức (nghỉ hưu trí)

- Ra Nghị quyết thông qua kết quả bầu cử bổ sung thành viên UBND tỉnh đối với ông Nguyễn Tấn Danh.

- Ra Nghị quyết chuyên đề thông qua đề án bảo vệ môi trường giai đoạn 2001-2005 trên địa bàn tỉnh

- Ra Nghị quyết chuyên đề thông qua đề án giải quyết việc làm và đào tạo nghề giai đoạn 2001-2005 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

 

* Kỳ họp thứ tư (từ ngày 10-12/07/2001)

- Ra Nghị quyết bổ sung một số biện pháp thực hiện nhiệm vụ  kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng 6 tháng cuối năm để hoàn thành mục tiêu năm 2001.

- Ra Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2000

- Ra Nghị quyết về bổ sung dự toán ngân sách địa phương năm 2001

- Ra Nghị quyết chuyên đề về nâng cao hiệu quả chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001-2005.

 

* Kỳ họp thứ năm (từ ngày 08-10/01/2002)

- Ra Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng năm 2002 của tỉnh Đồng Nai

- Ra Nghị quyết về dự toán thu chi ngân sách và phân bổ ngân sách địa phương năm 2002

- Ra Nghị quyết về chương trình hoạt động của HĐND tỉnh năm 2002

- Ra Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính để tiếp nhận ấp C10, xã ĐăngHà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước vào xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

- Ra Nghị quyết thông qua Tờ trình bổ sung quy hoạch tổng thể trên địa bàn tỉnh đến năm 2010

- Ra Nghị quyết thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2001-2005) của tỉnh Đồng Nai

 

* Kỳ họp thứ sáu (từ ngày 09-11/07/2002)

- Ra Nghị quyết bổ sung các biện pháp thực hiện nhiệm vụ  kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng 6 tháng cuối năm để hoàn thành mục tiêu năm 2002.

- Ra Nghị quyết về bổ sung dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh và ngân sách địa phương năm 2002

- Ra Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2001

- Ra Nghị quyết chuyên đề về thực hiện đề án đầu tư phát triển giáo dục mầm non ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001-2005-2010

- Ra Nghị quyết thông qua kế hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2001-2005 của tỉnh

- Ra Nghị quyết chuyên đề về đề án bồi thường hỗ trợ và tái định cư; bổ sung một số chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Ra Nghị quyết thông qua đề án thành lập 2 xã mới là xã Mã Đà và xã Hiếu Liêm thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

 

* Kỳ họp thứ bảy (từ ngày 09-11/01/2003)

- Ra Nghị quyết về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng của tỉnh Đồng Nai năm 2003

- Ra Nghị quyết về dự toán thu ngân sávh trên địa bàn, chi ngân sách và phân bổ ngân sách địa phương năm 2003

- Ra Nghị quyết về việc thông qua tờ trình “đề án phát triển HTX trên địa bàn tỉnh từ năm 2003 đến năm 2010”

- Ra Nghị quyết về chương trình hoạt động của HĐND tỉnh năm 2003

- Ra Nghị quyết về quy định tạm thời một số khoản chi cho hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Đồng Nai từ năm 2003 đến hết nhiệm kỳ 1999-2004.

- Ra Nghị quyết về "Quy chế đánh giá chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND và hoạt động HĐND nhiệm kỳ 1999-2004".

- Ra Nghị quyết thông qua kết quả bầu bổ sung thành viên Ban Văn hóa xã hội HĐND tỉnh nhiệm kỳ 1999-2004 - bà Nguyễn Thị Thu Lan.

 

* Kỳ họp thứ tám (bất thường)  (ngày 24/04/2003)

- Xem xét đề án và ra Nghị quyết về tái lập thị xã Long Khánh và thành lập 2 huyện mới: huyện Trảng Bom và huyện Cẩm Mỹ thuộc tỉnh Đồng Nai.

- Ra Nghị quyết về việc miễn nhiệm thành viên UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 1999-2004 đối với bà Trần Thị Luận (nghỉ hưu trí).

- Ra Nghị quyết thông qua kết quả bầu bổ sung thành viên UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 1999-2004 đối với ông Nguyễn Hoàng Lưu.

- Kỳ họp xem xét báo cáo tổng kết và cho ý kiến về phong trào thi đua năm 2002 và phương hướng nhiệm vụ công tác thi đua năm 2003.

 

* Kỳ họp thứ chín (từ ngày 08-10/07/2003)

- Ra Nghị quyết bổ sung giải pháp phát triển kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm để hoàn thành mục tiêu năm 2003.

- Ra Nghị quyết về bổ sung dự toán và điều chỉnh phân cấp ngân sách địa phương năm 2003

- Ra Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2002

- Ra Nghị quyết về các khoản thu phí thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Ra Nghị quyết chuyên đề về đề án thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2003-2005 trên địa bàn tỉnh.

 

* Kỳ họp thứ mười (bất thường) (ngày 10/12/2003)

- Ra Nghị quyết thông qua dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh và bổ sung ngân sách cấp dưới năm 2004.

- Ra Nghị quyết về định mức phân bổ chi ngân sách năm 2004

- Ra Nghị quyết phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2004

- Ra Nghị quyết phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia nguồn thu cho ngân sách các cấp trên địa bàn tỉnh

- Ra Nghị quyết về phương án thu phí vệ sinh.

- Ra Nghị quyết về giao biên chế hành chính sự nghiệp cho các ngành, các cấp trong tỉnh năm 2004.

 

* Kỳ họp thứ mười một (từ ngày 13-14/01/2004)

- Ra Nghị quyết về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng năm 2004 của tỉnh Đồng Nai

- Ra Nghị quyết về giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư và xây dựng năm 2004.

- Ra Nghị quyết chuyên đề về đề án vận động đóng góp xây dựng quĩ bảo trợ trẻ em Đồng Nai giai đoạn 2004-2010

- Ra Nghị quyết về chương trình hoạt động của HĐND tỉnh năm 2004

 

2-  Kết quả thực hiện các Nghị quyết của HĐND và thành quả đạt được trong nhiệm kỳ:

     Khóa VI của HĐND và UBND tỉnh Đồng Nai ở vào thời điểm chuyển tiếp giữa thế kỷ 20 và thế kỷ 21, có vinh dự là khóa mở đầu của thế kỷ mới, thực hiện đường lối đổi mới một cách toàn diện, để phát triển mạnh kinh tế - xã hội, sớm đưa tỉnh Đồng nai trở thành một tỉnh công nghiệp, bảo vệ vững chắc an ninh quốc phòng, bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền làm chủ thực sự của nhân dân địa phương.

     Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ này có trình độ từ đại học và trên đại học chiếm tới 85,9%;  đại biểu nắm giữ cương vị chủ chốt của Hội đồng nhân dân đều có năng lực thực sự và ít biến động; đó là tiền đề để Hội đồng nhân dân hoạt động có hiệu quả và hiệu lực hơn.

     Vai trò đại biểu HĐND đã được các đại biểu thực hiện tốt trong việc tham gia đầy đủ các kỳ họp HĐND; các cuộc tiếp xúc cử tri; tham gia các cuộc giám sát; thể hiện ý kiến tranh luận và chất vấn tại các kỳ họp; theo dõi đôn đốc thường xuyên việc các cơ quan chức năng giải quyết và trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri; các đại biểu hoạt động có trách nhiệm và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt là trong hoạt động tiếp xúc cử tri và tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương.

     Việc cải tiến nội dung, phương pháp tổ chức và phương pháp điều hành các kỳ họp Hội đồng nhân dân luôn được chú ý tìm tòi và vận dụng sáng tạo phù hợp với từng vấn đề, từng thời điểm. Tính dân chủ, công khai tại các kỳ họp được mở rộng; Thường trực HĐND tỉnh đã mời đại diện cử tri về dự kỳ họp, cho truyền hình trực tiếp các nội dung chính của kỳ họp và các vấn đề mà cử tri quan tâm. Do vậy, các Nghị quyết HĐND ban hành đều được cử tri đồng tình, đón nhận và đi vào thực hiện.

     Chất lượng hoạt động thẩm tra, giám sát từng bước được nâng cao. Các báo cáo thẩm tra và báo cáo giám sát của các Ban tại các kỳ họp đã có sức thuyết phục, giúp Hội đồng nhân dân có cơ sở đánh giá, xem xét để đi đến các quyết định. Tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề đều có sự phối hợp tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đại diện Ủy ban nhân dân và các Sở, ngành liên quan để trả lời chất vấn tại chỗ của HĐND. Qua các cuộc giám sát đã đề xuất được nhiều kiến nghị xác đáng, được các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp thu và điều chỉnh; có những kiến nghị sau giám sát đã được xây dựng thành đề án mới trong họat động điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh như: chấn chỉnh sau chỉ đạo thực hiện chương trình vệ sinh an tòan thực phẩm; chuyển đổi việc trợ giá, trợ cước các mặt hàng thiết yếu theo chương trình 135 sang cung cấp bằng hiện vật 4 mặt hàng chủ yếu cho đối tượng thụ hưởng của chương trình này.

     Việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức hoạt động cho đại biểu HĐND đã được Thường trực HĐND chú ý triển khai thực hiện ngay từ đầu nhiệm kỳ. Trong nhiệm kỳ, Thường trực HĐND đã tổ chức được một số cuộc hội thảo khoa học thiết thực về chủ đề: "Nâng cao chất lượng, hiệu quả của họat động giám sát", "Nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri". Bắt đầu tư năm 2003, Thường trực HĐND cho xuất bản định kỳ tờ tin về họat động của Hội đồng nhân dân để tăng cường trao đổi thông tin cho các đại biểu HĐND và cử tri. Năm 2003, lần đầu tiên Thường trực HĐND tỉnh đăng cai tổ chức hội nghị Thường trực HĐND khu vực các tỉnh Đông Nam bộ để trao đổi kinh nghiệm hoạt động và thông tin tình hình hoạt động cho nhau trong khu vực để học hỏi và phối hợp công tác.Thường trực HĐND tỉnh thường xuyên quan tâm hướng dẫn họat động của HĐND cấp huyện, xã; tổ chức các cuộc hội thảo phối hợp của HĐND cả 3 cấp nhằm tăng cường năng lực và chất lượng họat động chung của HĐND để thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở.

     Nhằm đánh giá chất lượng họat động của đại biểu HĐND và các tổ chức của HĐND, giúp đại biểu và các tổ chức tự hòan thiện mình, HĐND tỉnh đã có Nghị quyết chuyên đề về "Qui chế đánh giá chất lượng họat động của đại biểu HĐND và họat động của HĐND nhiệm kỳ 1999-2004". Kết hợp triển khai qui chế này gắn với việc xét khen thưởng hàng năm về kết quả họat động HĐND đã có tác dụng thúc đẩy nâng cao vai trò của HĐND và vai trò của đại biểu HĐND thêm bước tiến mới, xứng đáng đại diện cho ý chí và quyền làm chủ của nhân dân.

     Đồng hành với đổi mới của HĐND; nhiệm kỳ này, UBND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhằm nâng cao hiệu quả điều hành thống nhất của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.

     Dựa trên qui chế làm việc của Chính phủ ban hành năm 1998, ngày 30/08/2000, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2266/2000/QĐ.UBT về qui chế làm việc của UBND tỉnh khóa VI. Trên cơ sở qui chế này, UBND các huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn đã triển khai xây dựng qui chế làm việc của UBND cấp mình.

     Căn cứ qui chế tổ chức họat động và qui chế làm việc đã ban hành, Chủ tịch UBND các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo điều hành công việc của UBND, các thành viên của UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND ; quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch và UBND đúng thẩm quyền do pháp luật và qui chế qui định. Thực hiện chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách để giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND. Đối với các đề án và các báo cáo trước khi trình ra HĐND đều được hội nghị UBND (hoặc hội nghị mở rộng) thông qua; đồng thời có sự phối hợp với các Ban HĐND về sự chuẩn bị nội dung các báo cáo và các đề án, nên khi UBND trình ra HĐND tại các kỳ họp đều được đại biểu HĐND thống nhất cao. Để triển khai Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và các Nghị quyết của HĐND cùng cấp, UBND đã ban hành các quyết định, chỉ thị và văn bản hướng dẫn để chỉ đạo triển khai; điều hành, đôn đốc và kiểm tra thực hiện; những văn bản qui phạm pháp luật hoặc có nội dung quan trọng được UBND tổ chức lấy ý kiến các ngành, các cấp trước khi ban hành, nhằm bảo đảm tính khả thi, phù hợp qui định của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương. Mối quan hệ phối hợp công tác giữa UBND và HĐND ngày càng tốt hơn, tạo sự thống nhất cao trong chỉ đạo điều hành, các Nghị quyết của HĐND đều được UBND các cấp chấp hành và tổ chức thực hiện; các ý kiến, kiến nghị của Thường trực HĐND, các Ban HĐND qua kiểm tra, giám sát đã được UBND chỉ đạo kiểm tra, rà sóat để xử lý theo đúng thẩm quyền.

     Công tác cải cách hành chính là một trong những công tác trọng tâm của UBND tỉnh trong nhiệm kỳ này; thực hiện Nghị quyết số 38/CP của Chính phủ, UBND tỉnh đã xây dựng chương trình cải cách hành chính để tổ chức thực hiện. Tiến hành sắp xếp lại tổ chức các ngành chuyên môn ở tỉnh, bộ máy các phòng ban trực thuộc theo đề án được duyệt; đã thành lập thêm 2 xã mới (Hiếu Liêm, Mã Đà); thành lập thị xã Long Khánh và 2 huyện mới (Trảng Bom, Cẩm Mỹ) cho phù hợp tình hình quản lý ở địa phương. Triển khai thực hiện thí điểm cải cách hành chính theo mô hình "một cửa" ở huyện Thống Nhất và cho đến nay đã có 8/11 đơn vị cấp huyện, 13/21 đơn vị cấp Sở triển khai thực hiện. Hiện nay đã có 5 Sở, ngành áp dụng tiêu chuẩn ISO trong quản lý hành chính, trong đó Sở Công nghiệp và Ban Quản lý các khu công nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận. Đây là một trong những nhân tố thuận lợi để thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài vào Đồng Nai trong năm 2003. Thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ năm 2002 đến nay đã có 19/23 Sở, ngành; 6/11 huyện, thị, thành; 7 đơn vị trực thuộc Sở, ngành đăng ký thực hiện, đem lại kết quả rõ nét.

     Qua 5 năm thực hiện quy chế dân chu ở cơ sở, UBND tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục nâng cao cuộc vận động nhằm hỗ trợ cho cuộc cải cách hành chính được thực hiện sâu rộng, các tầng lớp nhân dân ngày càng tham gia đóng góp thiết thực vào các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở cơ sở.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tuy vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức về tình hình thất thường của thời tiết và dịch bệnh gia cầm, sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới, nhưng sự phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Đồng Nai vẫn đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và đồng bộ trên các lĩnh vực. Đây là tiền đề quan trọng để thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001-2005. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu từng năm đã cho thấy:

     Năm 1999 có 10/12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội thực hiện đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết của HĐND. Cũng so sánh như vậy, các năm 2000 có 11/12 chỉ tiêu, năm 2001 có 11/15 chỉ tiêu, năm 2002 có 12/14 chỉ tiêu, năm 2003 có 16/18 chỉ tiêu. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm khá cao và ổn định, năm sau cao hơn năm trước; mức tăng bình quân mỗi năm trong các năm từ 1999-2003 là 11,30% (năm 1999 tăng 9,4%, năm 2000 tăng 10,40%, năm 2001 tăng 11,15%, năm 2002 tăng 12,20%, năm 2003 tăng 13,17%); thu nhập bình quân đầu người từ năm 2001 đến 2003 tăng từ 9,5% đến 14,16%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ: năm 2003, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 56,20% (về trước 2 năm so với Nghị quyết Đai hội lần thứ VII tỉnh Đảng bộ đề ra), ngành dịch vụ chiếm 26,1%, ngành nông - lâm - thủy chiếm 17,7%; tương ứng với cơ cấu đó của năm 1999 là: công nghiệp - xây dựng 50,34%, dịch vụ 24,12%, nông - lâm - thủy 25,54%.

     Bình quân trong 5 năm (1999-2003), giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng trưởng 16,4%, dịch vụ tăng 9,9%, nông - lâm - nghiệp tăng 5,7%. Ngành công nghiệp duy trì được tốc độ phát triển cao; thu hút đầu tư nước ngoài và huy động nguồn lực trong nước liên tục đạt kết quả tốt, đến nay diện tích  cho thuê của 10 khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệtù đạt gần 70% diện tích cần cho thuê;  đang tiếp tục hình thành các khu và cụm công nghiệp mới; với 15 khu công nghiệp đã hoạt động và đang xây dựng, Đồng Nai trở thành tỉnh hiện có nhiều khu công nghiệp nhất so với các địa phương khác.

     Ngành dịch vụ đẩy mạnh mạng lưới thương mại dịch vụ với sự tham gia của các thành phần kinh tế đã phát triển tương đối nhanh để đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp; hoạt động ngoại thương tích cực mở rộng, đến nay các doanh nghiệp địa phương đã xuất khẩu hàng hóa sang 60 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó hàng vào thị trường Mỹ tăng khá cao; sự hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước phát huy thế mạnh của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

     Trong sản xuất nông nghiệp đã chú trọng đầu tư vào khâu giống và hệ thống dịch vụ nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng dần trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp; nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả đã hình thành và được nhân rộng. Công tác quản lý đất đai đi dần bào nền nếp, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp ở nông thôn đã cơ bản hoàn thành, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô thị được cải tiến để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

     Trong lĩnh vực tài chính, thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đều đạt và vượt dự toán và là địa phương liên tục có mức đóng góp cao hàng năm vào ngân sách chung của cả nước, đồng thời tăng tích lũy để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và phát triển văn hóa ở địa phương.

     Lĩnh vực văn hóa - xã hội đã được đầu tư thỏa đáng, thực hiện nhà nước và nhân dân cùng làm và đã đạt được nhiều kết quả khả quan: giáo dục và đào tạo luôn phát triển và mở rộng, các mục tiêu phát triển giáo dục hàng năm đều cơ bản hoàn thành và có chất lượng; từ cuới nhiệm kỳ này bắt đầu thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp và thống nhất quản lý giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh.

     Đào tạo nghề và giải quyết việc làm hàng năm đều thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND đề ra: trong nhiệm kỳ đã giải quyết cho 346.500 lượt người có việc làm (bình quân mỗi năm giải quyết được 69.300 lượt người), giảm được 43.390 hộ nghèo.  Tỷ lệ hộ dân dùng điện và nước hợp vệ sinh qua các năm đều đạt chỉ tiêu Nghị quyết đã đề ra. Các hoạt động y tế, khoa học công nghệ, văn hóa, thông tin, thể thao, chăm sóc các đối tượng chính sách và bảo trợ xã hội đều có chuyển biến tích cực và tăng mức thụ hưởng của nhân dân.

     Quốc phòng và an ninh được bảo đảm ổn định và ngày càng vững mạnh, trật tự và an toàn xã hội được giữ vững.

     Những kết quả trên đã cho thấy: thành tựu nổi bật của nhiệm kỳ này là sự đổi mới có tính toàn diện về hoạt động của  HĐND và UBND tỉnh, là kết quả của bước phát triển mạnh nhất về kinh tế - xã hội kể từ khi thành lập tỉnh Đồng Nai đến nay, bảo đảm thắng lợi của kế hoạch 5 năm 2001-2005, tạo niềm tin để bước vào kế hoạch 5 năm 2006-2010, đưa tỉnh Đồng Nai tới tích của một tỉnh công nghiệp vào loại sớm nhất của cả nước.

 

 Theo Kỷ yếu Chính quyền nhân dân tỉnh Đồng Nai 1945-2004


CQND khoa VI.JPG
CQND khoa VI-1.JPG


Hình ảnh hoạt động

Chuyên mục

Hộp Mail