HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
KHÓA VII - NHIỆM KỲ 2004-2011
A- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
I- Tổ chức bầu cử và cơ cấu đại biểu trúng cử HĐND tỉnh khoá VII
1- Ngày bầu cử:
2- Số đơn vị bầu cử: 25 đơn vị
3- Số đại biểu ấn định cho HĐND tỉnh Đồng Nai : 73 người
4- Cơ cấu đại biểu:
- Trẻ tuổi (dưới 35 tuổi): 07 người (9,59%)
· Đại biểu nữ: 23 người (31,51%)
· Đại biểu ngoài Đảng: 09 người (12,32%)
· Đại biểu người dân tộc thiểu số: 01 người (1,37%)
· Đại biểu các thành phần kinh tế: 05 người (6,85%)
· Đại biểu tôn giáo: 04 người (5,48%)
- Đại biểu tái cử: 24 người (32,88%)
5- Trình độ học vấn:
. Tốt nghiệp PTTH: 73 người (100%)
. Trình độ chuyên môn trung cấp: 01 người (1,37%)
. Trình độ chuyên môn đại học: 52 người (71,23%)
. Trình độ chuyên môn trên đại học: 14 người (19,18%)
6- Ngày tổ chức kỳ họp đầu tiên: 20/5/2004
II- Danh sách và tóm tắt tiểu sử từng đại biểu (xếp theo thứ tự đơn vị bầu cử)
* Đơn vị bầu cử số 1 – Thành phố Biên Hoà:
1. Nguyễn Văn Dũng: sinh năm 1953, Trưởng ban–Ban Văn hoá-Xã hội HĐND tỉnh Đồng Nai khoá VI
2. Trương Văn Vở: sinh năm 1958, Bí thư Thành uỷ Biên Hoà
3. Phan Văn Trước: sinh năm 1956, Trưởng ban Tổ chức Thành uỷ Biên Hoà
* Đơn vị bầu cử số 2 – Thành phố Biên Hoà:
4. Huỳnh Chí Thắng: sinh năm 1952, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai khoá VI
5. Nguyễn Minh Tân: sinh năm 1948, Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh Đồng Nai
6. Nguyễn Cảnh: sinh năm 1949, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai.
* Đơn vị bầu cử số 3 – Thành phố Biên Hoà:
7. Trần Đình Thành: sinh năm 1955, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai khoá VI
8. Trần Thị Thu Hằng: sinh năm 1975, Cán bộ nghiệp vụ Hội văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai.
9. Đồng Thị Quế Anh: sinh năm 1975, Diễn viên Đoàn nghệ thuật cải lương Đồng Nai.
* Đơn vị bầu cử số 4 – Thành phố Biên Hoà:
10.Võ Văn Một: sinh năm 1953, Chủ tịch UBND tỉnh
11.Vũ Thị Hồng Lương: sinh năm 1979, Nhân viên kế toán Công ty Cổ phần Gốm Việt Thành
12.Huỳnh Hữu Nghĩa: sinh năm 1958, Chủ nhiệm HTX Thái Dương
* Đơn vị bầu cử số 5 - thành phố Biên Hòa:
13.Đinh Quốc Thái: sinh năm 1959, Quyền Chủ tịch UBND thành phố Biên Hoà
14.Trần Văn Hiến: sinh năm 1951, Trường phòng Tổ chức Lao động thành phố Biên Hoà
* Đơn vị bầu cử số 6 - huyện Nhơn Trạch:
15.Huỳnh Văn Tới: sinh năm 1959, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
16.Lê Vân Chính: sinh năm 1961, Trưởng phòng kế hoạch tài chính huyện Nhơn Trạch
17.Giang Chí An: sinh năm 1961, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch
* Đơn vị bầu cử số 7 - huyện Nhơn Trạch:
18.Nguyễn Văn Điệp: sinh năm 1956, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch
19.Cao Văn Tư: sinh năm 1957, Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Nhơn Trạch
20.Nguyễn Kim Hiệp: sinh năm 1956, Phó Giám đốc Sở Nội vụ
* Đơn vị bầu cử số 8 - huyện Long Thành:
21.Nguyễn Quang Việt: sinh năm 1955, Bí thư Huyện uỷ huyện Long Thành
22.Lê Văn Ý: sinh năm 1956, Phó Bí thư Huyện uỷ huyện Long Thành
23.Lương Trung Hiếu: sinh năm 1955, Phó ban trị sự, kiêm chánh thư ký Phật giáo Đồng Nai.
* Đơn vị bầu cử số 9 - huyện Long Thành:
24.Nguyễn Thị Thu Lan: sinh năm 1953, Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo Đồng Nai.
25.Nguyễn Văn Hùng: sinh năm 1962, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh
26.Nguyễn Thành Trí: sinh năm 1956, Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin tỉnh
* Đơn vị bầu cử số 10 - huyện Vĩnh Củu:
27.Nguyễn Thị Tuyết Nga: sinh năm 1953, Phó ban Kinh tế Ngân sách HĐND khoá VI
28.Nguyễn Hoàng Huynh: sinh năm 1955, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu
29.Nguyễn Thị Thu Hiền: sinh năm 1974, Giáo viên Trường PTTH Nguyễn Trãi, tp Biên Hoà
* Đơn vị bầu cử số 11 - huyện Vĩnh Cửu:
30.Huỳnh Tấn Kiệt: sinh năm 1957, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai.
31.Nguyễn Thị Hoa: sinh năm 1963, Phó Giám đốc Sở Tài Chính.
* Đơn vị bầu cử số 12 - huyện Trảng Bom:
32.Lê Văn Hùng: sinh năm 1954, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh Ủy
33.Nguyễn Ngọc Thanh: sinh năm 1963, Trưởng khoa nội, bênh viện đa khoa khu vực Thống Nhất.
34.Phạm Trương Khánh Giang: sinh năm 1977, Bác sĩ trung tâm Y tế huyện Tân Phú.
* Đơn vị bầu cử số 13 - huyện Trảng Bom:
35.Nguyễn Thị Thành: sinh năm 1955, Phó Bí thư Huyệ Ủy
36.Lê Văn Năng: sinh năm 1949, Chánh thư ký, Ủy ban Đoàn kết Tôn giáo tỉnh
37.Nguyễn Thị Huệ: sinh năm 1958, Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh.
* Đơn vị bầu cử số 14 - huyện Thống Nhất:
38.Ngô Ngọc Thanh: sinh năm 1956, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy huyện Thống Nhất.
39.Phạm Ngọc Tuấn: sinh năm 1962, Chuyên viên Văn phòng HĐND tỉnh
40.Trần Văn Chiến: sinh năm 1962, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy huyện Thống Nhất
* Đơn vị bầu cử số 15 - huyện Thống Nhất:
41.Nguyễn Xuân Chiến: sinh năm 1952, Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQVN tỉnh Đồng Nai
42.Bùi Ngọc Thanh: sinh năm 1958, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ
43.Đinh Thị Bích Hằng: sinh năm 1970, Cán bộ kỹ thuật CÔng ty Tư vấn xây dựng tỉnh Đồng Nai
* Đơn vị bầu cử số 16 - Thị xã Long Khánh:
44.Lê Thị Như Lan: sinh năm 1954, Phó Bí thư Thường trực Thị uỷ thị xã Long Khánh
45.Nguyễn Thị Kiều Oanh: sinh năm 1967, Quyền Bí thư Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh.
46.Tô Thành Buông: sinh năm 1960, Phó ban Kinh tế Tỉnh ủy.
* Đơn vị bầu cử số 17 - huyện Long Khánh:
47.Nguyễn Văn Nải: sinh năm 1960, Phó Bí thư Thị uỷ.
48.Trần Ngọc Bích: sinh năm 1953, Phó Chủ tịch UBND thị xã Long Khánh
49.Ao Văn Thinh: sinh năm 1952, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.
* Đơn vị bầu cử số 18 - huyện Xuân Lộc:
50.Nguyễn Văn Toàn: sinh năm 1953, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Xuân Lộc
51.Bùi Văn Chiến: sinh năm 1958, Phó Chủ tịch HĐND huyện Xuân Lộc
52.Tạ Trung Hiếu: sinh năm 1952, Phó Ban Pháp chế HĐND tỉnh Đồng Nai
* Đơn vị bầu cử số 19 - huyện Xuân Lộc:
53.Nguyễn Thị Nguyệt: sinh năm 1958, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai
54.Nguyễn Thái Học: sinh năm 1959, Giám đốc Công ty Chế biến xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Đồng Nai.
55.Phạm Văn Ru: sinh năm 1960, Phó Ban Tổ chức Tỉnh Uỷ
* Đơn vị bầu cử số 20 - huyện Cẩm Mỹ:
56.Nguyễn Văn Lộc: sinh năm 1957, Phó Bí thư Huyện Ủy Cẩm Mỹ
57.Nguyễn Thị Gái: sinh năm 1958, Phó Giám đốc Công ty Cao su Đồng Nai
58.Nguyễn Hoàng Lưu: sinh năm 1959, Chánh Thanh tra tỉnh Đồng Nai
* Đơn vị bầu cử số 21 - huyện Cẩm Mỹ:
59.Lê Viết Hưng: sinh năm 1957, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai.
60.Nguyễn Thị Ngọc Liên: sinh năm 1954, Chuyên viên Phòng Giáo dục-Đào tạo thành phố Biên Hoà
61.Lê Thị Khuyên: sinh năm 1963, Ủy viên Thường trực Ban chấp hành Liên minh các hợp tác xã và doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Đồng Nai.
* Đơn vị bầu cử số 22 - huyện Định Quán:
62.Quách Ngọc Lan: sinh năm 1961, Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề thành phố Biên Hoà
63.Nguyễn Văn Giàu: sinh năm 1953, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh Đồng Nai.
64.Hoàng Thị Bích Hằng: sinh năm 1971, Nhân viên kỹ thuật trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai.
* Đơn vị bầu cử số 23 - huyện Định Quán:
65.Hồ Thanh Sơn: sinh năm 1964, Chủ tịch UBND huyện Định Quán.
66.Trần Văn Phước: sinh năm 1959, Phó Chủ tịch UBND huyện Định Quán
67.Lê Thanh Dũng: sinh năm 1957, Phó Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai
* Đơn vị bầu cử số 24 - huyện Tân Phú:
68.Nguyễn Phi Hùng: sinh năm 1956, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai
69.Huỳnh Thị Thuận: sinh năm 1956, Giám đốc bệnh viện Nhi Đồng Nai
70.Lê Đình Thảo: sinh năm 1957, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ huyện Tân Phú
* Đơn vị bầu cử số 25 - huyện Tân Phú:
71.Nguyễn Trí Thức: sinh năm 1942, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Đồng Nai
72.Nguyễn Văn Long: sinh năm 1962, Phó ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
73.Nguyễn Thị Tuyết: sinh năm 1955, Giám đốc Sở Thương mại Du lịch
III- Một số biến động đại biểu HĐND tỉnh khóa VII
- Tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh khóa VII: xem xét, miễn nhiệm thành viên Ban KTNS HĐND tỉnh ( Bà Nguyễn Thị Hoa)
IV- Tổ chức bộ máy và các chức vụ trong Hội đồng Nhân dân tỉnh khóaVII:
1- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh:
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân: Ông Trần Đình Thành
- Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân: Ông Huỳnh Chí Thắng
- Ủy viên Thường trực HĐND: Ông Nguyễn Văn Dũng
2- Ban Kinh tế - Ngân sách:
- Trưởng Ban chuyên trách: Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga
- Phó Trưởng ban chuyên trách: Bà Quách Ngọc Lan
- Phó Trưởng ban kiêm nhiệm: Ông Tô Thành Buông
- Các thành viên:
Bà Lê Thị Khuyên
Bà Nguyễn Thị Hoa
3- Ban Văn hóa - Xã hội:
- Trưởng Ban chuyên trách: Ông Nguyễn Văn Hùng
- Phó Trưởng Ban chuyên trách: Bà Nguyễn Thị Ngọc Liên
- Phó Trưởng Ban kiêm nhiệm : Ông Nguyễn Văn Long
- Các thành viên:
Ông Nguyễn Thành Trí
Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh
Bà Huỳnh Thi Thuận
Bà Nguyễn Thị Thu Lan
4- Ban Pháp chế:
- Trưởng Ban chuyên trách: Ông Tạ Trung Hiếu
- Phó Trưởng ban chuyên trách: Ông Phạm Ngọc Tuấn
- Phó Trưởng Ban kiêm nhiệm : Ông Lê Văn Hùng
- Các thành viên:
Ông Nguyễn Hoàng Lưu
Ông Phạm Văn Ru
5- Thư ký các kỳ họp Hội đồng nhân dân:
- Bà Quách Ngọc Lan
- Ông Tạ Trung Hiếu
- Bà Nguyễn Thị Ngọc Liên
B- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
I- Tổ chức, bộ máy của UBND tỉnh khoá VII
Tại kỳ họp đầu tiên, HĐND tỉnh khóa VII đã bầu ra UBND gồm các vị:
· Chủ tịch: Ông Võ Văn Một
· Các Phó Chủ tịch: Bà Đặng Thị Kim Nguyên
Ông Ao Văn Thinh
Ông Huỳnh Văn Tới
· Các Ủy viên khác:Ông Phạm Minh Đạo - Ủy viên phụ trách Văn phòng
Ông Huỳnh Văn Hoàng - Ủy viên phụ trách Công an
Ông Nguyễn Tấn Danh - Ủy viên phụ trách Quân sự
Bà Nguyễn Thị Tuyết - Uỷ viên phụ trách Nội vụ (từ 21/5/2004 đến 09/12/2005)
Ông Nguyễn Phú Cường - Ủy viên phụ trách Tài chính (từ 21/5/2004 đến 09/12/2005)
Ông Trần Minh Phú - Ủy viên phụ trách Kế hoạch (từ 21/5/2004 đến 09/12/2005)
- Tại kỳ họp thứ 4 ( bất thường ) HĐND tỉnh: bầu bổ sung Phó Chủ tịch UBND tỉnh ( Ông Đinh Quốc Thái).
- Tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh: miễn nhiệm thành viên UBND tỉnh phụ trách quân sự ( Ông Nguyễn Tấn Danh), bầu bổ sung thành viên UBND tỉnh phụ trách quân sự ( Ông Nguyễn Thanh Long)
- Tại kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh: miễn nhiệm thành viên UBND tỉnh phụ trách Nội vụ ( Bà Nguyễn Thị Tuyết), kế hoạch ( Ông Trần Minh Phúc), Tài chính ( Ông Nguyễn Phú Cường); bầu bổ sung thành viên UBND tỉnh phụ trách Nội vụ ( Ông Nguyễn Văn Đém), kế hoạch ( Bà Bồ Ngọc Thu), Tài chính ( Bà Nguyễn Thị Hoa).
II- Bộ máy chuyên môn giúp việc của HĐND và UBND tỉnh khóa VII
Bộ máy chuyên môn giúp việc giống như khoá VI
C- HỘI THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH
Tại kỳ họp thứ nhất ngày 20/05/2004 HĐND tỉnh đã bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2004-2009:
1. Đỗ Minh Nguyện – Phó Giám đốc Trung tâm truyền thông GĐSK tỉnh Đồng Nai.
2. Hoàng Ngọc Khôi – Phó Giám đốc Sở TDTH
3. Trần Như Độ - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nông dân.
4. Chu Việt Hùng – Phó Thanh tra Sở Xây dựng
5. Nguyễn Ngọc Tính - Hội cựu chiến binh
6. Nguyễn Đại Nguồn – Chuyên viên Ban Tổ chức Tỉnh ủy
7. Nguyễn Thị Kim Vân – Phó Trưởng phòng tuyên truyền Cục Thuế tỉnh.
8. Hồ Bá Minh- Phó phòng tài nguyên Môi trường
9. Lê Khắc Sinh - Trưởng phòng KH-TC, Sở VH-TT
10. Nguyễn Minh Nhậm - Trưởng phòng phát thanh, Đài truyền hình Đồng Nai
11. Nguyễn Thị Việt Hưng- Giám đốc TTTVDS-GĐ và TE
12. Lê Thị Kim Lan - Chánh Văn phòng Sở Tài chính Đồng Nai.
13. Nguyễn Thị Sâm - Chủ tịch công đoàn ngành GT, Sở Giao Thông Vận Tải
14. Nguyễn Văn Tiến- Thanh tra viên Sở Khoa học và Công nghệ
15. Thổ Út- Phó Ban Dân tộc UBMTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai
16. Nhâm Văn Khải – Chi cục phó Chi cục định canh định cư
17. Nguyễn Tấn Đạt – Chi cục trưởng Chi cục định canh định cư
18. Nguyễn Văn Chiến – Chuyên viên Phòng Tổ chức Sở Giáo dục Đồng Nai.
19. Nguyễn Thu Liễu – Thanh tra viên Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Đồng Nai.
20. Phạm Ngọc Bản – Chuyên viên chính Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Đồng Nai
21. Lê Quang Hùng – Giáo viên trường Trung học phổ thông Trấn Biên.
22. Cao Thị Én – Giáo viên trường Trung học phổ thông Ngô Quyền
23. Trần Thị Tĩnh - Hiệu phó Trường trung học phổ thông Nguyễn Trãi.
24. Phạm Thị Kim Chung – Phó bí Thư Tỉnh Đoàn
25. Trần Đăng Ninh - Ủy viên thường vụ Đoàn Thanh Niên.
26. Mai Thị Tuyết - Thư ký hội đồng trọng tài Lao động
27. Nguyễn Quốc Vũ- Chuyên viên Ban Tôn giáo, Ban Tôn giáo dân tộc tỉnh.
28. Lê Ngọc Sương- Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh.
29. Nguyễn Thị Thanh Toàn - Ủy viên Thương vụ, Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai.
Tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh:
Miễn nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân tỉnh ( Ông Vũ Hữu Tinh)
D- TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG TRONG NHIỆM KỲ VII:
* Tại kỳ họp thứ nhất (ngày 20/5/2004)
- Ban hành Nghị quyết xác nhận tư cách 73 vị đại biểu HĐND tỉnh khóa VII.
- Ban hành Nghị quyết xác nhận kết quả bầu chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh-Ông Trần Đình Thành.
- Ban hành Nghị quyết xác nhận kết quả bầu chức danh Phó Chủ tịch HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2004-2009- Ông Huỳnh Chí Thắng.
- Ban hành Nghị quyết xác nhận kết quả bầu chức danh Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2004-2009.
- Ban hành Nghị quyết xác nhận kết quả bầu chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai khóa VII, nhiệm kỳ 2004-2009- Ông Võ Văn Một.
- Ban hành Nghị quyết xác nhận kết quả bầu chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, nhiệm kỳ 2004-2009.
- Ban hành Nghị quyết xác nhận kết quả bầu chức danh Ủy viên UBND tỉnh Đồng Nai khóa VII, nhiệm kỳ 2004-2009.
- Ban hành Nghị quyết xác nhận kết quả bầu Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và các thành viên khác của các Ban HĐND tỉnh Đồng Nai khóa VII, nhiệm kỳ 2004-2009.
- Ban hành Nghị quyết xác nhận kết quả bầu Hội thẩm nhân dân.
- Ban hành Nghị quyết xác nhận kết quả bầu Thư ký kỳ họp HĐND tỉnh Đồng Nai khóa VII, nhiệm kỳ 2004-2009.
- Ban hành Nghị quyết về việc thành lập các Tổ đại biểu HĐND tỉnh.
- Ban hành Nghị quyết về quy chế tạm thời hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND tỉnh.
* Tại kỳ họp thứ hai:
- Ban hành Nghị quyết bổ sung các giải pháp thực hiện nhiệm vụ KTXH-QPAN 6 tháng cuối năm 2004.
- Ban hành Nghị quyết bổ sung dự toán thu, chi NSĐP và bổ sung cân đối NS cấp huyện năm 2004.
- Ban hành Nghị quyết về đề án thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt.
- Ban hành Nghị quyết về đề án phát hành trái phiếu công trình hồ Cầu Mới.
- Ban hành Nghị quyết về điều chỉnh KHĐT 2004 và giao chỉ tiêu kế hoạch nguồn thưởng vượt thu 2003, vốn quỹ phát triển nhà ở 2004.
- Ban hành Nghị quyết về chương trình hoạt động toàn khóa của HĐND tỉnh.
- Ban hành Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện một số NQ của HĐND tỉnh khóa VI, khóa VII.
- Ban hành Nghị quyết về việc chấm dứt hiệu lực thi hành một số NQ của HĐND tỉnh khóa VI, khóa VI.
- Ban hành Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện NQ49/2003/NQ-HĐND về Quy chế đánh giá chất lượng hoạt động đại biểu HĐND và hoạt động HĐND.
- Ban hành Nghị quyết về việc ban hành Quy chế tạm thời hoạt động giám sát của HĐND tỉnh.
* Tại kỳ họp thứ 3
- Ban hành Nghị quyết về mục tiêu, giải pháp thực hiện nhiệm vụ KTXH-QPAN của tỉnh Đồng Nai năm 2005.
- Ban hành Nghị quyết về dự toán thu, chi ngân sách trên địa bàn, phân bổ chi ngân sách tỉnh và bổ sung ngân sách cấp dưới năm 2005.
Ban hành Nghị quyết phê chuẩn quyết toán NSNN trên địa bàn năm 2003.
- Ban hành Nghị quyết về giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng năm 2005.
- Ban hành Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Đồng Nai đến năm 2010.
- Ban hành Nghị quyết kết thúc thực hiện Nghị quyết số 23 của HĐND tỉnh về chương trình XHHGTNT>KP.
- Ban hành Nghị quyết về việc thông qua biên chế hành chính và quyết định biên chế sự nghiệp tỉnh Đồng Nai năm 2005.
- Ban hành Nghị quyết về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2005 và giai đoạn 2006-2010.
- Ban hành Nghị quyết về thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và cán bộ không chuyên trách cấp xã và ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Ban hành Nghị quyết về cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đồng Nai và UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đồng Nai.
- Ban hành Nghị quyết về chương trình hoạt động HĐND tỉnh năm 2005.
- Ban hành Nghị quyết về việc xác nhận kết quả bầu bổ sung Hội thẩm nhân dân.
* Tại kỳ họp thứ 4 (bất thường)
- Nghị quyết về xác nhận kết quả bầu chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai khóa VII, nhiệm kỳ 2004-2009;
- Nghị quyết về Chấm dứt thực hiện Nghị quyết số 42/2002/NQ-HĐND của HĐND tỉnh khóa VI và tổ chức thực hiện các chính sách theo Luật Đất đai 2003;
- Nghị quyết về chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao trong tỉnh Đồng Nai ;
- Nghị quyết về chế độ công tác phí, hội nghị phí đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong tỉnh Đồng Nai
- Nghị quyết về Mức thu phí trên Tỉnh lộ 16.
- Nghị quyết về ban hành Quy định tạm thời một số khoản chi cho hoạt động HĐND tỉnh khoá VII nhiệm kỳ 2004-2009
* Kỳ họp thứ 5 (ngày 21/7/2005):
- Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tỉnh –Ông Vũ Hữu Tinh.
- Nghị quyết về miễn nhiệm thành viên UBND tỉnh phụ trách quân sự–Ông Nguyễn Tấn Danh.
- Nghị quyết về bầu bổ sung thành viên UBND tỉnh phụ trách quân sự- Ông Nguyễn Thanh Long
- Nghị quyết về bổ sung một số giải pháp để hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ kinh tế xã hội-an ninh quốc phòng năm 2005
- Nghị quyết về bổ sung nhiệm vụ thu, chi ngân sách địa phương năm 2005.
- Nghị quyết về điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng năm 2005.
- Nghị quyết về quy chế hoạt động của HĐND tỉnh.
- Nghị quyết về ban hành quy chế về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Nghị quyết về việc thu phí tại bến xe, bãi đậu xe đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
- Nghị quyết về giao biên chế của các cơ quan hành chính sự nghiệp năm 2006 của tỉnh.
- Nghị quyết về đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Nghị quyết về chuẩn nghèo mới và chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006-2010.
* Tại kỳ họp thứ 6 (từ ngày 06 đến 08/12/2005):
- Nghị quyết về miễn nhiệm thành viên Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh-bà Nguyễn Thị Hoa .
- Nghị quyết về miễn nhiệm thành viên UBND tỉnh –Bà Nguyễn Thị Tuyết, Ô.Trần Minh Phúc, Ô. Nguyễn Phú Cường.
- Nghị quyết về bầu bổ sung thành viên UBND tỉnh-Ô.Nguyễn Văn Đém, bà Bồ Ngọc Thu, Bà Nguyễn Thị Hoa .
- Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp phát triển KTXH-ANQP năm 2006 .
- Nghị quyết về nhiệm vụ thu chi ngân sách năm 2006 .
- Nghị quyết về quyết toán ngân sách năm 2004.
- Nghị quyết về giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng năm 2006 .
- Nghị quyết về chương trình xây dựng văn bản QPPL của HĐND năm 2006.
- Nghị quyết về chương trình hoạt động và chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm 2006.
Hoạt động tổ chức kỳ họp:
Tính đến hết năm 2005, HĐND tỉnh đã tổ chức thành công 6 kỳ họp, trong đó 05 kỳ họp theo luật định và 01 kỳ họp bất thường vào tháng 4/2005. Ban hành tổng cộng 61 Nghị quyết, trong đó có18 Nghị quyết về tổ chức nhân sự, 12 Nghị quyết chuyên đề.
Tại các kỳ họp, HĐND tỉnh đã chú trọng nâng cao chất lượng công tác điều hành theo hướng mở rộng dân chủ, bước đầu thực hiện đúng trình tự thủ tục xây dựng các Nghị quyết HĐND theo quy định của Luật ban hành văn bản QPPL. Để nâng cao chất lượng kỳ họp, cần chú ý một số vấn đề: nghiên cứu tăng chất lượng các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp; chú trọng công tác thảo luận tổ trước để các đại biểu có điều kiện nghiên cứu, thảo luận kỹ các nội dung của kỳ họp; tăng thời lượng phiên trả lời ý kiến cử tri, chất vấn và trả lời chất vấn.
Hoạt động giám sát:
- Giám sát tại kỳ họp: Tại 6 kỳ họp HĐND tỉnh từ đầu khóa VII đến hết năm 2005, các Ban HĐND tỉnh đã có 42 Báo cáo thẩm tra về các đề án, Tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình ra kỳ họp.Các báo cáo thẩm tra đạt chất lượng yêu cầu, đã phân tích sâu và độc lập, có các đề xuất xác đáng đối với các hồ sơ trình kỳ họp.Tuy nhiên, công tác soạn thảo các báo cáo thẩm tra của các Ban gặp nhiều khó khăn do các hồ sơ trình kỳ họp chưa được gửi đến TT.HĐND tỉnh kịp thời gian theo quy định của Luật ban hành VBQPPL.
- Giám sát trực tiếp thông qua thành lập các đoàn khảo sát, giám sát:
Thường trực và các Ban HĐND tỉnh đã tổ chức tổng cộng 64 đợt khảo sát, giám sát, trong đó có một số hoạt động trọng tâm sau:
Trong năm 2004, HĐND tỉnh đã giám sát công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Long Thành, Trảng Bom, KCN Tam Phước, KCN Sông Mây, nhà máy chế biến cao su Long Thành ( thuộc Công ty Cao su Đồng Nai); công tác quản lý nhà nước đối với việc xây dựng, chỉnh trang các công trình dọc 2 bên sông Đồng Nai thuộc thành phố Biên Hòa và khai thác cát trên sông Đồng Nai; công tác quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ Tân Bình thuộc huyện Vĩnh Cửu; việc thực hiện chính sách cử tuyển đối với đồng bào dân tộc; việc triển khai thực hiện chương trình chuẩn Quốc gia về y tế xã phường; tình hình thựchiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; kết quả thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp theo Nghị quyết 58/NQ.HĐND; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Bước sang năm 2005, công tác giám sát được quan tâm thực hiện với số cuộc giám sát tăng đáng kể, chất lượng giám sát cũng được cải thiện rõ rệt thông qua hiệu quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Một số hoạt động giám sát nổi bật năm 2005 như sau:
Giám sát Chương trình 135 theo Quyết định 135/1998/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả sau 05 năm thực hiện chương trình, bộ mặt kinh tế-xã hội của địa phương đã có sự thay đổi rõ rệt, các công trình đầu tư về cơ sở hạ tầng đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt bức thiết của bà con như đường giao thông nhựa nóng, đường cấp phối, trạm y tế xã đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, nhiều trường học được đầu tư nâng cấp, xây mới đáp ứng được yêu cầu dạy và học của các thầy cô và các em học sinh, số hộ sử dụng điện, nước tăng đều, các hoạt động văn hoá cộng đồng không ngừng được phát triển, các loại sách báo-văn hóa phẩm đã được cấp về đến cơ sở đã phát huy tác dụng. Các tệ nạn xã hội, như rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan … đã từng bước được khắc phục. Kết quả cả 16 xã đặc biệt khó khăn của tỉnh đã được công nhận là hoàn thành chương trình 135, chuẩn bị bước vào giai đoạn mới: thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-HĐND7 ngày 21/7/2005 của HĐND tỉnh về Chương trình giảm nghèo giai đoạn III (2006-2010).
Giám sát việc thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho nhân dân theo chương trình giám sát của Ủy ban về các Vấn đề Xã hội của Quốc hội. Qua giám sát nhận thấy tình hình khám chữa bệnh thực hiện tương đối tốt. Y đức của đội ngũ y bác sỹ được xem trọng hàng đầu. Các bệnh viện đều thực hiện không chia khu vực khám chữa bệnh riêng cho những bệnh nhân có thẻ BHYT mà chỉ chia theo các khoa phòng chức năng, công tác khám chữa bệnh cho người nghèo tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh, triển khai cấp phát phiếu khám chữa bệnh mệnh giá 50.000 đ/năm. Người nghèo bị bệnh hiểm nghèo với chi phí cao cũng được BHXH trả theo quy định; thực hiện chính sách miễn 100% cho trẻ dưới 6 tuổi, đối tượng dân tộc thiểu số cũng được miễn 100%, người già và đối tượng chính sách được miễn hoặc giảm viện phí. Kiến nghị Trung ương điều chỉnh tăng mức kinh phí/giường bệnh; tăng mức chi trả tiền trực ngoài giờ cho cán bộ ; tăng định mức nhân lực so Quyết định 155/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ.
- Giám sát việc thực hiện chính sách lao động, việc làm, dạy nghề và đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nhận thấy tình hình giải quyết lao động, việc làm là khả quan, lực lượng lao động được thu hút khá mạnh từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Việc thực hiện công tác dạy nghề đã có chuyển biến đáng phấn khởi, tuy nhiên còn một số khó khăn bất cập do trang thiết bị phục vụ dạy và học, đội ngũ giáo viên dạy nghề giỏi và có kinh nghiệm còn thiếu, công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp chưa được chủ động. Tình hình xuất khẩu lao động có xu hướng giảm vì một số thị trường có mặt bằng lương cao như Nhật Bản, Hàn Quốc thì khắt khe về chất lượng, chi phí để đi xuất khẩu lao động rất cao, vượt quá khả năng của người lao động. Qua giám sát kiến nghị hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn; có các chính sách ưu tiên thu hút giáo viên dạy nghề giỏi và được đào tạo chính quy; tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ giáo viên hiện có; xây dựng quy hoạch đầu tư thiết bị; đẩy mạnh đào tạo nghề cho các đối tượng người tàn tật, đối tượng chính sách, XĐGN; đa dạng hóa các kênh thông tin để tuyên truyền về lợi ích và tầm quan trọng, tính thiết thực của công tác đào tạo nghề; đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề; đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động nhất là đối với nguồn lao động có chất lượng cao thông qua cải tiến công tác dạy nghề, tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách, xóa đói giảm nghèo cũng như đối tượng người nghèo không thuộc diện chính sách được vay vốn ở ngân hàng để đi xuất khẩu lao động.
- Thường trực và các Ban tiến hành làm việc với UBND huyện Long Thành và Hội đồng bồi thường về công tác đền bù giải tỏa các hộ dân cư trong vùng dự án đối với 02 dự án Lâm trại Sơn Tiên và sân Golf Long Thành. Nhận thấy công tác kiểm kê, đo đạc, giải phóng mặt bằng thực hiện chậm và không chính xác; việc áp giá đất, chi trả tiền đền bù cho các hộ dân trong vùng dự án chưa chặt chẽ, việc ứng chi sai nguyên tắc tài chính; việc xây dựng khu tái định cư còn chưa được thực hiện hoàn chỉnh trong khi đã tiến hành đền bù giải tỏa. Kiến nghị UBND huyện và Hội đồng bồi thường khẩn trương hoàn thiện khu tái định cư và có biện pháp khắc phục hậu quả, tăng cường công tác quản lý đối với 2 dự án này.
- Thường trực và các Ban HĐND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để xem xét giải quyết kiến nghị của cử tri, những vướng mắc tồn tại trong việc quy hoạch, giải tỏa bồi thường và tái định cư đối với khu phố 8 phường Long Bình. Thống nhất những nhận định và kiến nghị sau: việc giải tỏa, di dời dân cư trên địa bàn là việc rất khó thực hiện vì một số nguyên nhân như cơ sở pháp lý của việc đền bù, số lượng dân cư ( nhất là dân nhập cư) rất đông, công tác quản lý nhà nước về đất đai bị buông lỏng trong một thời gian dài. Sau đó đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Sở ngành liên quan kiểm tra, rà soát lại hiện trạng quy hoạch khu phố 8 phường Long Bình , qua đó xem xét quyết định nếu tiếp tục thực hiện việc quy hoạch thì phải giải quyết chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phải bố trí khu tái định cư ổn định. Khi giải quyết tái định cư phải xem xét từng trường hợp cụ thể; nếu điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với thực tiễn thì phải xác định rõ quy hoạch để làm gì và các giải pháp kèm theo để thực hiện. Trong thời gian chờ kiểm tra, rà soát, đề nghị UBND tỉnh có văn bản chỉ đạo tạm ngưng triển khai các dự án đã phê duyệt và yêu cầu địa phương quản lý không để phát sinh xây dựng mới các công trình và nhà dân trong khu vực.
Phối hợp với các Ban HĐND tỉnh khảo sát hoạt động HĐND cấp huyện, cấp xã đối với HĐND thị xã Long Khánh và phường Xuân An, huyện Long Thành và xã An Phước, thành phố Biên Hòa và phường Trung Dũng. Qua khảo sát cho thấy HĐND cấp huyện và xã hoạt động ngày càng có hiệu quả, hiệu lực, các kỳ họp HĐND đã dành thời lượng thích hợp cho phiên trả lời ý kiến cử tri, chất vấn và trả lời chất vấn; hoạt động giám sát được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, hiệu quả. Nội dung giám sát xoáy sâu vào các vấn đề thời sự, có nhiều bức xúc. Các kiến nghị sau giám sát bước đầu được các ngành chức năng quan tâm giải quyết.
Giám sát việc thực hiện các công trình trọng điểm của tỉnh năm 2005. Nhận định tình hình tiến độ xây dựng cơ bản có chuyển biến tích cực so với 6 tháng đầu năm. Tổng nguồn vốn đã giao theo kế hoạch là 902,271 tỷ đồng, thực hiện 10 tháng được 695,5 tỷ đồng, đạt 77,08% kế hoạch giao. Xét về tổng thể, các dự án thuộc các ngành giao thông, giáo dục, y tế thực hiện vượt chỉ tiêu kế hoạch giao, một số dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, nông nghiệp, thủy lợi, văn hóa-xã hội không hòan thành kế hoạch. Tính trên tổng khối lượng ( bù trừ tăng giảm) thì khối lượng thực hiện năm 2005 hoàn thành 100% kế hoạch giao. Tuy nhiên, còn một số bất cập trong công tác xây dựng cơ bản. Một nguyên nhân lớn là do lực lượng tư vấn mỏng và yếu khiến hồ sơ thiết kế tổng dự toán thực hiện quá lâu và không hoàn thiện, công tác khảo sát chưa đạt chất lượng dẫn đến thi công phát sinh quá nhiều hạng mục so thiết kế. Công tác thẩm định hồ sơ dự án cũng không đáp ứng nổi khối lượng hồ sơ quá lớn nên thời gian thẩm định thường kéo dài. Đơn giá vật tư thay đổi, cách tính giá vật tư đến chân công trình còn chưa thống nhất dẫn đến hồ sơ thiết kế tổng dự toán phải sửa đi sửa lại nhiều lần. Trong quá trình thực hiện, một số mã vật tư không có trên thị trường tốn thời gian tìm vật tư và xin ý kiến chủ đầu tư. Một số nhà thầu không chủ động lập hồ sơ quyết toán công trình…. Công tác đền bù giải tỏa cũng gặp nhiều vướng mắc, khó khăn. Kiến nghị Sở Kế hoạch-Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Quy chế thưởng-phạt đối với các công ty tư vấn và các nhà thầu.
Trong năm 2005, Ban Pháp chế tổ chức 13 đoàn giám sát theo chuyên đề về thực thi pháp luật trên một số lĩnh vực, Ban Văn hóa xã hội tổ chức được 13 đoàn; Ban Kinh tế-Ngân sách tổ chức được 15 đoàn giám sát việc thực hiện một số nội dung: quy chế dân chủ ở cơ sở; kết quả theo dõi giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, tình hình thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2003-2005; việc thực hiện nhiệm vụ phát triển Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản và Phát triển nông thôn; công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai…
Hoạt động giám sát thực hiện bảo đảm theo chương trình năm hoạt động và có chất lượng, hiệu quả, hoạt động giám sát được chú trọng ở một số lĩnh vực đang bức xúc như đền bù, giải tỏa và tái định cư, tình hình ngập úng các công trình giao thông, xóa đói giảm nghèo… Các kiến nghị sau giám sát đều được thông qua các thành viên đoàn giám sát để phát huy trí tuệ của tập thể. Qua khảo sát, giám sát, Thường trực và các Ban HĐND tỉnh đã có tổng cộng 391 ý kiến kiến nghị với UBND tỉnh, các Sở ngành địa phương và đến nay đã có báo cáo thực hiện được 318 kiến nghị, các kiến nghị còn lại đã được UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm tiếp tục triển khai thực hiện. Tuy nhiên, có những kiến nghị cần phải xử lý mang tính chất “dài hơi” cần có thời gian để thực hiện. Nhìn chung, các ý kiến, kiến nghị của HĐND tỉnh từng bước cụ thể hóa, phân tích sâu vào bản chất của vấn đề, thẳng thắn vạch ra những hạn chế, thiếu sót và đề xuất giải pháp khắc phục.
Các ý kiến, kiến nghị của đoàn giám sát đã được UBND tỉnh, các đơn vị được giám sát triển khai thực hiện tương đối tốt, nhưng một số vấn đề về xử lý môi trường, thực hiện tái định cư có tiến độ thực hiện còn chậm, việc báo cáo chưa đầy đủ và kịp thời, bước đầu gây khó khăn cho công tác theo dõi, đôn đốc của HĐND tỉnh.
Hoạt động tiếp xúc cử tri
Tổ chức được 10 đợt tiếp xúc cử tri ( trước kỳ họp thứ nhất, trước và sau kỳ họp thứ hai, trước và sau kỳ họp thứ 3, trước và sau kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh, trước và sau kỳ họp thứ 6,). Có 95,5% đại biểu tham gia tiếp xúc cử tri, số đại biểu vắng đều có lý do chính đáng và có báo cáo về cho Thường trực HĐND. Tổng số ý kiến thuộc thẩm quyền xem xét, trả lời của các cơ quan cấp tỉnh: 836 ý kiến. Trong đó có 826 ý kiến đề nghị trả lời, và 10 ý kiến chất vấn của đại biểu. Các ý kiến cử tri phản ánh tập trung chủ yếu vào các vấn đề: quy hoạch, bồi thường-hỗ trợ và tái định cư, cơ sở hạ tầng ( điện, nước, điện thoại, đường giao thông…), thủ tục hành chính ( cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), ô nhiễm môi trường, an toàn trật tự xã hội, về các chính sách xã hội. Có 795 ý kiến kiến nghị và 10 ý kiến chất vấn đã đươc trả lời, hiện nay các ý kiến còn lại vẫn được các cơ quan hữu quan tiếp tục xem xét trả lời.Tại các đợt tiếp xúc, các vị tổ trưởng đại biểu HĐND tỉnh phối hợp vói TT.HĐND, UBND,UBMTTQVN cấp huyện sắp xếp lịch cụ thể cho các vị đại biểu đảm bảo cho việc tiếp xúc được nhiều cử tri, địa điểm tiếp xúc thuận tiện cho việc đi lại của cử tri; thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về chương trình, thời gian, địa điểm của đại biểu tiếp xúc để cử tri đến dự, kể cả truyền thanh trực tiếp để cử tri theo dõi.
Tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo:
Nhìn chung, việc thực hiện tiếp công dân và xử lý đơn thư đã có hiệu quả bước đầu. Nhân dân địa phương tuy biết HĐND không phải là cơ quan trực tiếp giải quyết khiếu nại tố cáo, nhưng vẫn tìm đến HĐND và tin tưởng HĐND với tư cách là cơ quan quyền lực ở địa phương, sẽ xem xét vấn đề một cách thấu đáo và giúp công dân giải quyết dứt điểm các khiếu nại, kiến nghị của mình.
Trong năm 2005, tổng số đơn thư Thường trực HĐND tỉnh tiếp nhận qua đường bưu điện là 318 đơn, trong đó có 282 đơn khiếu nại, 33 đơn tố cáo, 03 đơn có nội dung phản ánh, góp ý. Nội dung đơn khiếu nại chủ yếu là tranh chấp đất đai trong nội bộ dòng tộc ( thường phức tạp, khó giải quyết); về giải tỏa bồi thường ( chủ yếu là việc áp giá đất và giá tái định cư còn tùy tiện, công tác chi trả tiền đền bù chưa được quản lý chặt chẽ ); trật tự an toàn xã hội; môi trường; chính sách thuế, chính sách lao động. Nội dung đơn tố cáo chủ yếu là các hành vi vi phạm dân chủ, vi phạm quản lý kinh tế và việc cấp bán đất trái phép. Đã chuyển 312 đơn cho phòng tiếp dân và các cơ quan có trách nhiệm, không chuyển 05 đơn do nội dung khiếu nại, tố cáo đã được các cơ quan có thẩm quyền trả lời đúng pháp luật; 01 đơn do ban Pháp chế thực hiện. Đã có kết quả giải quyết của 154/312 đơn chiếm tỷ lệ 49,36%, số còn lại chưa có kết quả báo cáo do đơn có nội dung phức tạp hoặc đã được giải quyết nhiều lần đúng quy định của pháp luật hoặc còn đang trong thời hạn giải quyết. Hiện còn tồn 12 đơn đến hạn, nhưng chưa được xem xét, trả lời. Thường trực HĐND tỉnh sẽ có văn bản nhắc nhở các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Công tác tiếp công dân của Thường trực và lãnh đạo các Ban của HĐND tại phòng tiếp dân của tỉnh được quan tâm chú trọng, thực hiện thường xuyên theo lịch. Trong năm 2005, ba Ban HĐND tỉnh đã tiếp được 33 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo trong đó có 16 vụ do Ban Pháp chế tiếp đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, trong đó có 07 vụ đã được ban Pháp chế đã hướng dẫn, giải thích cho người khiếu nại tố cáo biết để chấm dứt việc khiếu kiện, 08 vụ qua nghiên cứu hồ sơ thấy nội dung khiếu nại tố cáo có nhiều bức xúc nên Ban Pháp chế đã tiến hành giám sát; 02 vụ là những khiếu nại, tố cáo phức tạp cần được giám sát để làm rõ và yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền trả lời cho người khiếu nại, tố cáo nhằm tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài. Ban Pháp chế đã tiến hành mời các bên đến trụ sở phòng tiếp dân để làm việc. Trong trường hợp không đạt được sự thống nhất giữa các bên, ban Pháp chế sẽ tiếp tục tổ chức đối thoại trực tiếp theo yêu cầu của người khiếu nại, tố cáo.
Một số cử tri gửi đơn phản ánh những hành vi, hiện tượng ở địa phương mình với mục đích xây dựng địa phương ngày càng tốt đẹp, văn minh hơn. Có cử tri vì muốn giải quyết các vướng mắc của cá nhân nên chỉ cung cấp các tình tiết có lợi cho mình, gây không ít khó khăn cho công tác giám sát. Có trường hợp cử tri gửi đơn thư khiếu nại đến nhiều ngành chức năng khiến vụ việc bị trùng lặp và việc giải quyết thêm phức tạp.
Tình hình những tháng cuối năm 2005, đơn thư phát sinh ở một số địa phương: thành phố Biên Hòa, Vĩnh Cửu, Định Quán, Long Thành, Nhơn Trạch nhưng tập trung chủ yếu ở thành phố Biên Hòa, không có đơn thư nặc danh.
Hoạt động của đại biểu HĐND:
Các đại biểu đã tự nghiên cứu, trang bị kiến thức về luật pháp và nâng cao kỹ năng hoạt động của đại biểu nên hoạt động ngày càng hiệu quả, đúng luật, có trách nhiệm, phản ánh được các tâm tư nguyện vọng chính đáng của cử tri.
Hoạt động của tổ đại biểu:
Các tổ đại biểu HĐND tỉnh đã có chương trình hoạt động hàng tháng, quý, 6 tháng. Các tổ đều tiến hành họp tổ trước mỗi kỳ họp HĐND tỉnh để thảo luận các báo cáo, đề án trình ra kỳ họp, tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp.
Một số tổ như Long Khánh, Long Thành, Thống Nhất đã bố trí các đại biểu ứng cử trên địa bàn tiến hành tiếp công dân định kỳ trên địa bàn.
Tuy nhiên, một số tổ không gửi hoặc gửi không đầy đủ các báo cáo hoạt động tổ, một số tổ không gửi báo cáo tổng hợp tiếp xúc cử tri của tổ. Có tổ vẫn gửi các ý kiến thuộc thẩm quyền của cấp xã, cấp huyện.
Hoạt động của thường trực HĐND và các Ban HĐND:
Thường trực và các Ban HĐND tỉnh căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh về chương trình công tác năm để xây dựng chương trình hoạt động hàng tháng, hàng quý và tổ chức giao ban với cấp huyện định kỳ theo quy định. Chuẩn bị các báo cáo, báo cáo thẩm tra, các văn bản và Nghị quyết theo quy định của pháp luật phục vụ cho kỳ họp HĐND tỉnh; tiếp công dân theo lịch; dự họp giao ban 4 bên vào thứ 2 hàng tuần; Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của Ban HĐND cấp xã; tham gia các hội thảo, hội nghị trong và ngoài tỉnh; dự các cuộc họp do Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức; tham dự các kỳ họp HĐND cấp huyện.
Hoạt động của Thường trực và các Ban HĐND tỉnh trong năm 2005 có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng các cuộc khảo sát, giám sát được nâng lên, công tác theo dõi đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị dần đi vào nề nếp. Thường trực và các Ban HĐND tỉnh đã tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát đối với các vụ việc được cử tri phản ánh bức xúc, kéo dài để làm rõ vấn đề, yêu cầu các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm.
Hoạt động phối hợp:
- Phối hợp các hoạt động với các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thông qua việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành các cấp trên địa bàn về dự thảo Bộ Luật dân sự. Đối với Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị Tỉnh Đồng Nai: tham dự cùng đóng góp cho các dự luật: Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước Quốc tế; Bộ Luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi); Luật Kiểm toán Nhà nước; Luật thương mại, Luật dược; Luật đường sắt Việt Nam; Luật Giáo dục ( sửa đổi); Luật sửa, bổ sung một số điều luật của Hải quan; Luật Quốc phòng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NVQS; Luật phòng chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Phối hợp trong công tác tiếp xúc cử tri; công tác giám sát; công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo. Tham gia các đoàn làm việc của : Ban Dân nguyện của UBTV Quốc hội về công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh, HĐDT của Quốc hội về tình hình thực hiện chương trình phát triển KTXH ở vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa; Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi Trường của Quốc hội về việc khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Tham dự các kỳ họp Quốc hội khóa XI.
-Phối hợp giữa HĐND với UBMTTQVN tỉnh và các thành viên khác của Mặt trận: thực hiện giao ban 4 bên vào sáng thứ hai hàng tuần. Phối hợp chặt chẽ trong công tác tổ chức và thực hiện tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp một cách có trách nhiệm, có hiệu quả. Phối hợp trong công tác giám sát hoạt động của đại biểu HĐND; công tác kiểm tra, khảo sát, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội- an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh; công tác xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo.
- Phối hợp với UBND tỉnh và các ban ngành hữu quan : Thường trực HĐND tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh và các ngành hữu quan để triển khai thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ kinh tế xã hội- an ninh quốc phòng, nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện cá Nghị quyết của HĐND tỉnh trong thời gian giữa hai kỳ họp. Thường xuyên trao đổi thông tin hai chiều từ Thường trực HĐND đến UBND và ngược lại nhằm phối hợp thực hiện tốt các Nghị quyết của HĐND tỉnh. Mặt khác, phối hợp với các ngành các cấp trong việc lấy ý kiến đóng góp dự thảo các bộ luật theo chương trình xây dựng luật của Quốc hội và triển khai luật ban hành VBQPPL của HĐND và UBND; triển khai quy chế hoạt động của HĐND do UBTVQH ban hành.
- Phối hợp hoạt động với Thường trực HĐND cấp huyện và cấp xã:Phối hợp các hoạt động tiếp xúc cử tri sau kỳ họp; các hoạt động giám sát trên địa bàn; chương trình lấy ý kiến của dự luật theo chương trình của Quốc hội; tổ chức Hội thảo về việc nâng cao hiệu quả giám sát về công tác tài chính, họp giao ban hàng quý với HĐND cấp huyện; triển khai quy chế hoạt động của HĐND các cấp.
Nhìn chung, HĐND tỉnh hoạt động bảo đảm tuân thủ theo quy chế và luật định; chủ động tích cực trong hoạt động, có tính sáng tạo; xem xét quyết định được những vấn đề phù hợp với tình hình của địa phương, được cử tri đồng tình ủng hộ.
Theo Kỷ yếu Chính quyền nhân dân tỉnh Đồng Nai