HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
KHÓA V-NHIỆM KỲ 1994-1999
Bước vào nhiệm kỳ V, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức và hoạt động theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội khóa IX - kỳ họp thứ 5 đã thông qua ngày 21/06/1994.
Theo luật mới này có một số điểm thay đổi:
- Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, không có thư ký Hội đồng nhân dân.
- Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập ba ban: Ban Kinh tế và ngân sách, Ban Văn hóa - xã hội, Ban Pháp chế; nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban Dân tộc.
Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập 2 ban: Ban Kinh tế - Xã hội, Ban Pháp chế.
- Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện không thể đồng thời là thủ trưởng của các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp, Trưởng ban Hội đồng nhân dân có thể hoạt động chuyên trách.
- Hội đồng nhân dân bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân cùng cấp.
Các thẩm phán được bổ nhiệm thay thế chế độ bầu cử.
A- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
I- Tổ chức bầu cử và cơ cấu đại biểu trúng cử HĐND tỉnh khoá V
1- Ngày bầu cử: 20/11/1994
2- Số đơn vị bầu cử: 22 đơn vị
3- Số đại biểu trúng cử: 65
4- Cơ cấu đại biểu:
· Đại biểu nữ: 13 người (20%)
· Đại biểu là đảng viên: 54 người (83,07%)
· Đại biểu người dân tộc thiểu số: 02 người (3,07%)
· Đại biểu công tác tại cơ quan Đảng, đoàn thể: 17 người (26,15%)
· Đại biểu công tác tại cơ quan nhà nước: 20 người (30,76%)
· Đại biểu trực tiếp sản xuất: 06 người (9,23%)
· Đại biểu tôn giáo: 03 người (4,60%)
5- Trình độ học vấn:
. Trình độ phổ thông cấp 1: 01 người (1,53%)
. Trình độ phổ thông cấp 2: 05 người (7,69%)
. Trình độ phổ thông cấp 3: 58 người (89,23%)
. Trình độ chuyên môn trung cấp, cao đẳng: 21 người (32,30%)
. Trình độ chuyên môn đại học: 37 người (56,92%)
. Trình độ chuyên môn trên đại học: 01 người (1,53%)
. Trình độ lý luận trung cấp: 09 người (13,84%)
. Trình độ lý luận cao cấp và cử nhân: 47 người (72,30%)
6- Ngày tổ chức kỳ họp đầu tiên: 22/12/1994
II- Danh sách và tóm tắt tiểu sử từng đại biểu (xếp theo thứ tự đơn vị bầu cử)
* Đơn vị bầu cử số 1 - huyện Nhơn Trạch:
1. Lâm Thị Nguyệt: sinh năm 1951, Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch
2. Huỳnh Kim Ngọc: sinh năm 1957, Trưởng Phòng Đài PTTH Đồng Nai
3. Nguyễn Kim Loan, sinh năm 1959, Ủy viên BCH Hội Nhà báo
* Đơn vị bầu cử số 2 - huyện Nhơn Trạch:
4 Nguyễn Trùng Phương: sinh năm 1939, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
5. Nguyễn Văn Điệp: sinh năm 1956, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch
6. Võ Thành Thái: sinh năm 1958, Trưởng Phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch
* Đơn vị bầu cử số 3 - huyện Long Thành:
7. Nguyễn Hồng Việt: sinh năm 1956, Chủ tịch UBND huyện Long Thành
8. Phạm Điền Sơn: sinh năm 1943, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
9. Nguyễn Văn Dũng: sinh năm 1953, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Thành
* Đơn vị bầu cử số 4 - huyện Long Thành:
10.Phạm Mạnh Thiều: sinh năm 1942, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá
11.Dương Minh Ngà: sinh năm 1947, Bí thư Huyện ủy Long Thành
12.Huỳnh Văn Huệ: sinh năm 1955, Phó Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá
* Đơn vị bầu cử số 5 - thành phố Biên Hòa:
13.Huỳnh Văn Tâm: sinh năm 1940, Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa
14.Nguyễn Thị Thu Lan: sinh năm 1953, Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo
15.Lê Văn Triết: sinh năm 1938, Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh
* Đơn vị bầu cử số 6 - thành phố Biên Hòa:
16.Lê Hoàng Quân: sinh năm 1953, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy
17.Phạm Thị Ngọc: sinh năm 1955, Trưởng Phòng KCS Xí nghiệp Long Biên
18.Phạm Văn Dung: sinh năm 1953, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch tỉnh
* Đơn vị bầu cử số 7 - thành phố Biên Hòa:
19.Phạm Văn Sáng: sinh năm 1958, Phó Giám đốc Sở Công nghiệp
20.Huỳnh Chí Thắng: sinh năm 1952, Thư ký Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IV
21.Phan Văn Hiếm: sinh năm 1937, Giám đốc Sở Công nghiệp
* Đơn vị bầu cử số 8 - thành phố Biên Hòa:
22.Nguyễn Phương Minh: sinh năm 1946, Trưởng Phòng TCCQ thành phố Biên Hòa
23.Trần Thị Minh Hoàng: sinh năm 1945, Phó Bí thư Tỉnh ủy
24.Huỳnh Văn Danh: sinh năm 1946, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Biên Hòa
* Đơn vị bầu cử số 9 - thành phố Biên Hòa:
25.Nguyễn Toàn Trung (Hòa thượng Thích Huệ Thành): sinh năm 1918, Phó Pháp chủ - Ban Thường trực Hội đồng chứng minh Trung ương Hội Phật giáo Việt Nam
26.Hòa thượng Thích Thiện Khải: sinh năm 1914, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai
* Đơn vị bầu cử số 10 - huyện Vĩnh Cửu:
27.Nguyễn Hoàng Huynh: sinh năm 1955, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Vĩnh Cửu
28.Nguyễn Thành Công: sinh năm 1957, Q. Bí thư Huyện ủy Vĩnh Cửu
29.Phan Trung Kiên: sinh năm 1947, Phó Giám đốc Sở Nông lâm Đồng Nai
* Đơn vị bầu cử số 11 - huyện Thống Nhất:
30.Đoàn Hải: sinh năm 1951, Phó Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất
31.Trần Nguyên Ngọc: sinh năm 1951, Phó Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất
32.Phạm Thanh Trung: sinh năm 1957, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh
* Đơn vị bầu cử số 12 - huyện Thống Nhất:
33.Lê Hồng Phương: sinh năm 1954, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy
34.Nguyễn Hồng Lạc: sinh năm 1947, Phó Bí thư Huyện ủy Thống Nhất
35.Phạm Văn Trưởng: sinh năm 1943, Giám đốc DNTN Phước Lộc Thọ
* Đơn vị bầu cử số 13 - huyện Thống Nhất:
36.Trần Đình Thành: sinh năm 1955, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
37.Huỳnh Xuân Nhị: sinh năm 1961, Bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai
38.Trần Thị Kim Duyên: sinh năm 1958, Trưởng khoa Bệnh viện Nhi Đồng Nai
* Đơn vị bầu cử số 14 - huyện Long Khánh:
39.Nguyễn Văn Hoàng: sinh năm 1957, Phó Bí thư Đoàn TNCS Công ty Cao su Đồng Nai
40.Trần Thanh Hùng: sinh năm 1956, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Khánh
41.Lê Thị Trâm: sinh năm 1945, Chủ tịch UBND huyện Long Khánh
* Đơn vị bầu cử số 15 - huyện Long Khánh:
42.Lương Hoàng: sinh năm 1947, Bí thư Huyện ủy Long Khánh
43.Nguyễn Thị Nhung: sinh năm 1960, Kế toán trưởng Ban Quản lý dự án XDDD - Sở Xây dựng
44.Nguyễn Ngọc Quang: sinh năm 1951, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh
* Đơn vị bầu cử số 16 - huyện Long Khánh:
45.Võ Khắc Hưng: sinh năm 1957, Trưởng Xưởng Công ty Công trình GTVT tỉnh
46.Trần Bửu Hiền: sinh năm 1939, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy
47.Bùi Ngọc Thanh: sinh năm 1958, Bí thư Tỉnh đoàn TNCS tỉnh Đồng Nai
* Đơn vị bầu cử số 17 - huyện Xuân Lộc:
48.Phạm Thanh Quang: sinh năm 1951, Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh
49.Nguyễn Văn Thắng: sinh năm 1944, Bí thư Huyện ủy Xuân Lộc
50.Trần Minh Thấu: sinh năm 1955, Trưởng Ban TCCQ tỉnh
* Đơn vị bầu cử số 18 - huyện Xuân Lộc:
51.Hồ Văn Giang: sinh năm 1946, Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc
52.Nguyễn Thiệp: sinh năm 1954, Phó Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc
53.Trần Thị Luận: sinh năm 1947, Chánh Thanh tra tỉnh
* Đơn vị bầu cử số 19 - huyện Định Quán:
54.Huỳnh Văn Trưng: sinh năm 1945, Bí thư Huyện ủy Định Quán
55.Võ Minh Quang: sinh năm 1942, Giám đốc Sở Lao động - TBXH
56.Nguyễn Hùng Nam: sinh năm 1956, Phó Giám đốc Xí nghiệp chế biến xuất khẩu
* Đơn vị bầu cử số 20 - huyện Định Quán:
57.Trương Thị Nguyệt: sinh năm 1949, Chủ tịch UBND huyện Định Quán
58.Trần Ngọc Mỹ: sinh năm 1937, Phó Ban Kinh tế Tỉnh ủy
59.Lê Thị Nga: sinh năm 1954, Trưởng Phòng Giáo dục huyện Định Quán
* Đơn vị bầu cử số 21 - huyện Tân Phú:
60.Nguyễn Đém: sinh năm 1955, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Tân Phú
61.Nguyễn Trí Thức: sinh năm 1942, Chỉ huy Phó Bộ CHQS tỉnh
62.Phan Văn Hết: sinh năm 1951, Phó Giám đốc Trung tâm KT - Sở Khoa học - CNMT
* Đơn vị bầu cử số 22 - huyện Tân Phú:
63.Phan Doãn Thu: sinh năm 1945, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Phú
64.Trần Công Khánh: sinh năm 1938, Giám đốc Công an tỉnh
65.Phạm Văn Trọng: sinh năm 1957, Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Tân Phú
III- Tổ chức bộ máy và các chức vụ trong Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa V:
Tổ chức bộ máy HĐND khóa V gồm có: Thường trực HÐND tỉnh, 3 Ban chuyên môn HĐND, thư ký các kỳ họp, các tổ đại biểu do Thường trực HÐND tỉnh quyết định thành lập gồm một số đại biểu HĐND tỉnh ứng cử trên địa bàn cấp huyện và hoạt động theo địa giới hành chính cấp huyện.
a- Thường trực HÐND tỉnh:
- Chủ tịch HĐND: Ông Lê Hoàng Quân (từ 22/12/1994 đến 06/6/1996)
- Chủ tịch HĐND: Bà Trần Thị Minh Hoàng (từ 06/6/1996 đến hết nhiệm kỳ)
(Tại kỳ kọp đầu tiên, Hội đồng nhân dân tỉnh bầu ông Lê Hoàng Quân làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, bà Trần Thị Minh Hoàng làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Đến kỳ họp thứ 5 Hội đồng nhân dân bầu lại bà Trần Thị Minh Hoàng làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, ông Lê Hoàng Quân làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
- Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân: Ông Phan Văn Hiếm
b- Ban Kinh tế - Ngân sách:
- Trưởng Ban kiêm nhiệm: Ông Trần Ngọc Mỹ
- Phó Trưởng Ban kiêm nhiệm: Ông Phạm Văn Dung
- Các thành viên: Ông Nguyễn Văn Điệp
Ông Hồ Văn Giang
Ông Phan Văn Hết
c- Ban Văn hóa - Xã hội:
- Trưởng Ban kiêm nhiệm: Ông Trần Đình Thành
- Phó Trưởng Ban chuyên trách: Ông Nguyễn Văn Dũng (từ tháng 06/1997)
- Các thành viên: Bà Lê Thị Nga
Bà Bùi Ngọc Thanh
Ông Lê Văn Triết
Bà Huỳnh Xuân Nhị
d- Ban Pháp chế:
- Trưởng Ban chuyên trách: Ông Huỳnh Chí Thắng
- Phó Trưởng Ban kiêm nhiệm: Ông Phạm Điền Sơn
- Các thành viên: Ông Lê Hồng Phương
Ông Phạm Thanh Trung
Ông Nguyễn Ngọc Quang
e- Thư ký các kỳ họp Hội đồng nhân dân:
- Ông Huỳnh Chí Thắng
- Ông Nguyễn Văn Dũng
- Ông Nguyễn Hùng Nam
B- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
I/- Các chức danh UBND tỉnh do HĐND tỉnh khóa V bầu ra:
- Chủ tịch: Bà Trần Thị Minh Hoàng (từ 22/12/1997 đến 06/06/1996)
Ông Lê Hoàng Quân (từ 06/06/1996 đến hết nhiệm kỳ)
- Các Phó Chủ tịch: Ông Võ Văn Một (từ ngày 06/06/1996)
Ông Nguyễn Trùng Phương
Bà Đặng Thị Kim Nguyên
- Các Ủy viên khác: Ông Nguyễn Trí Thức - Ủy viên Quân sự
Ông Trần Công Khánh - Ủy viên Công an
Ông Trần Minh Thấu - Ủy viên Tổ chức chính quyền
Ông Trần Sĩ Huấn - Ủy viên Văn phòng
Bà Trần Thị Luận - Ủy viên Thanh tra
Ông Võ Minh Quang - Ủy viên Lao động - TBXH
Ông Huỳnh Văn Huệ - Ủy viên Tài chính
II- Bộ máy chuyên môn giúp việc của HĐND và UBND tỉnh khóa V:
Bộ máy chuyên môn giúp việc HĐND và UBND tỉnh trong khoá V tương đối ổn định như khoá IV
C- HỘI THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH
Từ khoá V trở đi, HĐND tỉnh chỉ bầu Hội thẩm Toà án nhân dân cùng cấp, còn Chánh án, Phó Chánh án Toà án và Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp do Chủ tịch nước quyết định, bổ nhiệm.
Danh sách các vị Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tỉnh do HĐND tỉnh khóa V bầu ra gồm:
1.Trần Văn Bút - Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng
2.Nguyễn Thị Cát Hà - cán bộ hưu trí
3.Phan Xuân Hoàng - cán bộ hưu trí
4.Phạm Văn Hòa - Chánh Thanh tra Sở Lao động - TBXH
5.Tố Nguyên - Chủ tịch UBMTTQ thành phố Biên Hòa
6.Võ Thanh Tâm - Chuyên viên Ban Tổ chức Tỉnh ủy
7.Lê Ngọc Sương - Ủy viên Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh
8.Hoàng Ngọc Khôi - Phó Bí thư Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh
9. Đặng Tấn Bính - Ủy viên BCH Hội Nông dân tỉnh
10.Mai Kim Long - Chủ tịch Công đoàn Sở Giao thông - Vận tải
11.Nguyễn Thị Minh Khuê - Phóng viên Báo Đồng Nai (xin nghỉ từ kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh)
12.Lê Thị Vân - Chuyên viên Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh
13.Nguyễn Minh Nhâm - Cán bộ Đài PTTH Đồng Nai
14.Đặng Mạnh Trung - Bí thư Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh (xin nghỉ từ kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh)
15.Hồ Bá Minh - Phó Chánh thanh tra Sở Địa chính
16.Phạm Huy Thạc - Chánh Thanh tra Sở Thương mại - Du lịch
17.Nguyễn Thu Liễu - Chuyên viên Sở Giáo dục - Đào tạo
18.Hà Quang Minh - Cán bộ hưu trí (xin nghỉ từ kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh)
19.Nguyễn Văn Chiến - Chuyên viên Sở Giáo dục - Đào tạo (bầu từ kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh)
20.Ngô Thị Kim Lan - Phó trưởng phòng Sở Tài chính - Vật giá
21.Nguyễn Thị Thanh Toàn - Trưởng Ban Nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh
22.Trương Thị Yến - Cán bộ hưu trí
23.Nguyễn Văn Chín - Cán bộ hưu trí (bầu từ kỳ họp thứ 4 HĐND tỉnh)
24.Vũ Đức Huynh - Chánh Thanh tra Sở Y tế
25.Trần Thị Thu Vân - Ủy vên UBMTTQ tỉnh
26.Lý Chơn Từ - cán bộ hưu trí (bầu từ kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh)
27.Võ Thị Linh - Chủ tịch Công đoàn viên chức tỉnh (bầu từ kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh)
D- TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG TRONG NHIỆM KỲ V:
1- Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương
Nhiệm kỳ V (1994-1999) HĐND tỉnh tiến hành 12 kỳ họp định kỳ, thông qua 42 Nghị quyết (trong đó có 7 Nghị quyết chuyên đề).
* Kỳ họp thứ nhất (ngày 20/12/1994):
- Ra Nghị quyết xác nhận tư cách 65 vị đại biểu HĐND tỉnh khóa V.
- Ra Nghị quyết thành lập các Tổ đại biểu HĐND tỉnh khóa V
* Kỳ họp thứ hai (từ 16-17/02/1995):
- Ra Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 1995.
- Ra Nghị quyết về nhiệm vụ tài chính ngân sách tỉnh năm 1995
- Ra Nghị quyết về chương trình công tác của HĐND tỉnh khóa V
- Ra Nghị quyết chuẩn y quyết toán kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh năm 1994 và dự toán kinh phí năm 1995.
- Ra Nghị quyết chuyên đề về phê duyệt đề án quy hoạch thành phố Nhơn Trạch thuộc tỉnh Đồng Nai.
* Kỳ họp thứ ba (từ 11-13/07/1995):
- Ra Nghị quyết về biện pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng 6 tháng cuối năm 1995.
- Ra Nghị quyết chuyên đề về thực hiện phụ thu giá điện.
- Ra Nghị quyết chuyên đề về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
* Kỳ họp thứ tư (từ 15-17/01/1996):
- Ra Nghị quyết về kế hoạch kinh tế - xã hội tỉnh năm 1996
- Ra Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 1994
- Ra Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước ở địa phương năm 1996
- Ra Nghị quyết chuyên đề về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng.
- Ra Nghị quyết về chương trình công tác của HĐND tỉnh năm 1996.
- Ra Nghị quyết về dự toán dự toán kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh năm 1996.
* Kỳ họp thứ năm (từ 06-07/06/1996):
- Ra Nghị quyết
- Ra Nghị quyết chuẩn y quyết toán kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh năm 1995.
- Ra Nghị quyết về việc công nhận kết quả bầu bà Trần Thị Minh Hoàng làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, ông Lê Hoàng Quân làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
* Kỳ họp thứ sáu (từ 28-30/11/1996):
- Ra Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế xã hội tỉnh năm 1997.
- Ra Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 1995
- Ra Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 1997.
- Ra Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất và kế hoạch chuyển đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng sang sử dụng vào mục đích khác của tỉnh trong năm 1997.
- Ra Nghị quyết chuyên đề về xã hội hóa công tác giao thông nông thôn và giao thông khu phố.
- Ra Nghị quyết về chương trình công tác của HĐND tỉnh năm 1997.
* Kỳ họp thứ bảy (ngày 23/06/1997):
- Ra Nghị quyết về biện pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng 6 tháng cuối năm 1997.
- Ra Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 1996.
- Ra Nghị quyết phê duyệt quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Nai thời kỳ 1996-2010.
* Kỳ họp thứ tám (ngày 15/09/1997):
- Ra Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 1998.
* Kỳ họp thứ chín (từ 19-20/01/1998):
- Ra Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế xã hội tỉnh năm 1998.
- Ra Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất và kế hoạch chuyển đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng ở Đồng Nai để sử dụng vào mục đích khác trong năm 1998.
- Ra Nghị quyết về chương trình công tác của HĐND tỉnh năm 1998.
* Kỳ họp thứ mười (từ 01-02/07/1998):
- Ra Nghị quyết về một số biện pháp thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm 1998
- Ra Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 1997.
- Ra Nghị quyết chuyên đề về lập quĩ quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh.
* Kỳ họp thứ mười một (từ 07-09/01/1999):
- Ra Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng tỉnh Đồng Nai năm 1999.
- Ra Nghị quyết về dự toán ngân sách và tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 1999.
- Ra Nghị quyết chuyên đề về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1999-2000.
- Ra Nghị quyết về đề án thực hiện Nghị định 09/1998/NĐ.CP của Chính phủ quy định chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
- Ra Nghị quyết về chương trình công tác của HĐND tỉnh năm 1999.
* Kỳ họp thứ mười hai (từ 06-09/07/1999):
- Ra Nghị quyết về biện pháp thực tế nhiệm vụ kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng 6 tháng cuối năm để hoàn thành mục tiêu của năm 1999.
- Ra Nghị quyết bổ sung nhiệm vụ thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu năm 1999.
- Ra Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 1998.
2- Kết quả thực hiện các Nghị quyết của HĐND khoá V:
Khóa V là nhiệm kỳ thứ 2 có hoạt động của Thường trực HĐND. Rút từ bài học kinh nghiệm của nhiệm kỳ IV, nhiệm kỳ V Thường trực HĐND đã cố gắng, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan và các tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND. Chú ý cải tiến phương pháp điều hành các mặt hoạt động theo một trình tự hợp lý nhằm nâng cao chất lượng các kỳ họp, các chương trình kiểm tra, giám sát, các cuộc tiếp xúc cử tri. Hầu hết các quyết định của HĐND tỉnh đều cụ thể hóa việc triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, các quyết định và chỉ thị của Chính phủ, các Nghị quyết của Tỉnh ủy. Ngoài ra, tại một số kỳ họp, HĐND còn quyết định một số vấn đề bức xúc của địa phương; như ra các Nghị quyết chuyên đề xã hội hóa giao thông thôn và giao thông khu phố, về phụ thu tiền điện để xây dựng đường điện nông thôn, về lập quĩ quốc phòng - an ninh, về bài trừ một số tệ nạn xã hội và tăng cường quản lý dịch vụ văn hóa, về bảo vệ môi trường trên địa bàn, về thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ cấp xã, về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Các Nghị quyết của HĐND đã góp phần giải quyết các vấn đề quan trọng của địa phương, có tác dụng khơi dậy những phong trào hành động sâu rộng của các tầng lớp nhân dân, được các cơ quan nhà nước và nhân dân địa phương thực hiện; góp phần nâng cao đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ vững chắc an ninh - quốc phòng trên địa bàn.
Mối quan hệ giữa HĐND và UBND được phối hợp chặt chẽ theo chức năng của mỗi cơ quan và trên tinh thần tất cả vì nhiệm vụ chung để hoàn tàhnh các chỉ tiêu Nghị quyết của HĐND. Thường trực HĐND bảo đảm các mặt hoạt động thường xuyên của HĐND, đã triển khai và thực hiện có kết quả mối quan hệ này.
Để phát huy sức mạnh tổng hợp của cơ quan chấp hành của HĐND, trong nhiệm kỳ này UBND tỉnh đã quan tâm cải tiến lề lối làm việc, đẩy mạnh cải cách hành chính; đã ban hành một loạt quy định về quy chế làm việc từ UBND tỉnh xuống đến tổ chức của ấp và khu phố. Các quyết định đã đã tạo sự thống nhất, ổn định về tổ chức bộ máy; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân và tập thể UBND ở mỗi cấp; khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính các cấp và mối quan hệ với các cơ quan trong hệ thống chính trị theo quy định của luật. UBND tỉnh đã chấp hành và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của HĐND; phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND cùng các Ban của HĐND trong việc chuẩn bị các đề án trình HĐND xem xét, quyết định; nghiêm túc nghiên cứu các kết luận kiểm tra, giám sát của HĐND để kịp thời chỉ đạo và có giải pháp điều chỉnh theo pháp luật và theo các Nghị quyết của HĐND.
Bước vào nhiệm kỳ này, thời tiết có nhiều mặt không thuận lợi, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và tiền tệ trong khu vực vẫn gây nhiều bất lợi cho nền kinh tế nước ta. Song HĐND và UBND tỉnh không tiến hành điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội; mà vẫn quyết tâm tập trung chỉ đạo, phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và các Nghị quyết của HĐND tỉnh. Hàng năm, phần lớn các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết; đặc biệt về phát triển công nghiệp đã đạt mức tăng trưởng cao so với mức bình quân của cả nước, dịch vụ tăng trưởng khá, sản xuất nông nghiệp ổn định. Trong nhiệm kỳ, cơ cấu kinh tế GDP đã thay đổi như sau:
|
Năm 1994 |
Năm 1998 |
-Công nghiệp: |
33,00% |
48,50% |
- Dịch vụ |
30,60% |
26,40% |
- Nông lâm: |
36,40% |
25,10% |
Riêng tỷ trọng công nghiệp đã về đích trước 2 năm trong kế hoạch 5 năm đã đề ra. Cùng với phát huy nội lực, UBND tỉnh đã có nhiều biện pháp để tăng cường thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và tiếp tục bổ sung chủ trương, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư. Vì vậy nhiệm kỳ này đầu tư của nước ngoài vào Đồng Nai có bước phát triển mạnh trong khu vực và đứng hàng thứ 3 của cả nước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục ổn định qua các năm: năm 1994 tăng 12,1%, năm 1995 tăng 17,7%, năm 1996 tăng 17,1%, năm 1997 tăng 13,7%, năm 1998 tăng 9,7%, năm 1999 tăng 9,3%. GDP bình quân đầu người tăng dần: 1994 đạt 390USD/người, năm 1996 đạt 530USD/người, năm 1998 đạt 637USD/người.
Do kinh tế phát triển đã tạo cơ sở để tăng thu ngân sách. Năm 1998 so với năm 1994 thu ngân sách đã tăng 2,6 lần. Nhờ có kết dư tăng dần qua các năm, nên đã tăng được dự trữ tài chính, đề phòng đột biến trong sản xuất và đời sống; đã sử dụng nguồn cân đối được Trung ương để lại dành cho các doanh nghiệp nhà nước bổ sung vốn kinh doanh, đầu tư chiều sâu phát triển sản xuất, tạo thế ổn định vững chắc cho các đơn vị và qua đó nguồn vốn đầu tư phát triển của địa phương cũng tăng nhanh, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung ngày càng lớn. Vì vậy đã góp phần cải thiện cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật trên địa bàn, nhất là vùng nông thôn, vùng căn cứ cách mạng trước đây; ưu tiên cho các chương trình: đường, điện, y tế, giáo dục, nước sản xuất và nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Do đó đời sống của đồng bào trong toàn tỉnh được nâng lên rõ rệt, tạo đà phát triển ổn định và bền vững cho các năm tiếp theo.
Trên quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực phát triển để giải quyết các vấn đề xã hội, cải thiện và từng bước nâng dần đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; nhiệm kỳ này HĐND và UBND tỉnh đã huy động được lực lượng rộng rãi của toàn xã hội với khẩu hiệu: "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để giải quyết các vấn đề về chính sách xã hội và phát triển sự nghiệp công cộng:
- Về sự nghiệp giáo dục: đã tập trung chăm lo xây dựng đội ngũ và cơ sở vật chất, giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, thiếu phòng học, đa dạng hóa loại hình trường lớp để thu nhận học sinh. Phong trào xã hội hóa giáo dục được hưởng ứng rộng rãi, tạo nguồn huy động đáng kể để giải quyết một bước cơ bản về thiếu trường, lớp. Chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên, hoàn thành được mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đã mở được Trường Đại học dân lập để đào tạo nhân lực tại chỗ.
- Tăng cường đầu tư y tế để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân dưới dạng: nâng cấp và bổ sung trang thiết bị chữa trị hiện đại cho các bệnh viện; đào tạo chuyên sâu cho lực lượng trong ngành; thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu cơ bản về phòng bệnh và chống bệnh; dịch vụ kế hoạch hóa gia đình triển khai sâu rộng trong nhân dân.
- Giải quyết việc làm cho người lao động đã đạt một bước tiến mới, toàn nhiệm kỳ đã giải quyết cho khoảng 400.000 người có việc làm ổn định. Đã xây dựng và tặng 1.180 nhà tình nghĩa, 219 nhà tình thương. Số hộ đói nghèo chiếm 16% vào năm 1994 đã giảm xuống còn 7% vào năm 1998 (giảm xấp xỉ 2% mỗi năm là một con số đáng khích lệ so với cả nước). Đã truy tìm, cải táng và quy tụ 391 hài cốt liệt sĩ về nghĩa trang; phụng dưỡng thường xuyên các Mẹ Việt Nam anh hùng.
- Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao được chú ý: đã xây dựng hoàn chỉnh Nhà Bảo tàng tỉnh; sân vận động, hồ bơi đạt tiêu chuẩn quốc gia; tăng cường trang bị cho Đài Phát thanh truyền hình tỉnh và các huyện; cung cấp radio cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa; xây dựng các tượng đài chiến thắng. Tổ chức long trọng các lễ kỷ niệm: 51 năm thành lập Chiến khu Đ, 50 năm chiến thắng La Ngà, 300 năm hình thành và phát triển vùng đất lịch sử Biên hòa - Đồng Nai. Nhiều công trình nghệ thuật, tác phẩm văn học lịch sử truyền thống được phát hành để động viên tinh thần cách mạng và hào khí Đồng Nai.
- Tiếp tục đẩy mạnh thi đua và tổng kết khen thưởng thành tích kháng chiến chống Mỹ cứu nước và khen thưởng thành quả lao động trong thời kỳ đổi mới: trong nhiệm kỳ có 5 huyện, 22 phường - xã, 4 cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 76 tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương lao động các hạng. 185 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 176 cờ thưởng và 7.671 bằng khen của UBND tỉnh Đồng Nai.
Công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội là một nỗ lực to lớn của toàn Đảng bộ, các cấp chính quyền và của toàn dân. Trong nhiệm kỳ, tình hình xã hội ổn định, nhân dân có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, tài sản và các quyền lợi khác của nhân dân được bảo đảm, đó là một thành tích lớn, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cả nhiệm kỳ và tạo cơ sở vững chắc cho những năm tiếp theo.
Theo Kỷ yếu Chính quyền nhân dân tỉnh Đồng Nai 1945-2004