Đối với dự thảo Luật Cảnh sát cơ động gồm 5 chương, 31 điều, quy định cụ thể 7 nhóm nhiệm vụ cơ bản của Cảnh sát cơ động, trong đó kế thừa những nhiệm vụ còn phù hợp của Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, đồng thời bổ sung 2 nhiệm vụ cho Cảnh sát cơ động. Trước đó, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật đối với các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh. Ý kiến góp ý đã được Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp, nội dung cụ thể về các nhóm vị trí, chức năng của Cảnh sát cơ động; trách nhiệm của HĐND, UBND cấp tỉnh; trách nhiệm và chế độ chính sách đối với cơ quan, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát cơ động và một số ý kiến khác.
Đại biểu Quốc hội Vũ Hồng Văn phát biểu ý kiến thảo luận tại buổi thảo luận ở tổ về
Dự án Luật Cảnh sát cơ động
Tại buổi thảo luận các đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã tiếp tục góp ý vào dự thảo luật, việc ban hành Luật là cần thiết để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, nhà nước, xây dựng lực lượng cảnh sát cơ động chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; đề nghị quy định rõ hơn quyền hạn, cơ cấu của lực lượng cảnh sát cơ động; bổ sung nội dung phối hợp chống biểu tình; quy định rõ các trường hợp cấp bách là như thế nào tại phần giải thích từ ngữ; quy định rõ các hinh thức chế tài và các biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm hành vi bị cấm.
Đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ gồm 92 điều (bổ sung 12 điều, sửa đổi 80 điều) và bãi bỏ 2 điều. Tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi gồm 232 điều. Các đại biểu đề nghị bổ sung quy định các dự án khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng ngân sách nhà nước khi hoàn thành thì quyền sở hữu trí tuệ đối với các dự án đó phải thuộc thẩm quyền quản lý của nhà nước; đề nghị giữ nguyên quy định xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do nếu loại bỏ biện pháp xử phạt hành chính sẽ dẫn đến khoảng trống pháp luật trong việc kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật
Kiếm Long