Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế Quốc hội, trình bày quan điểm về vấn đề đấu giá kho thông tin số
Đại biểu
tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật viễn thông nhằm đáp ứng cái nhu cầu
hiện nay, đánh giá cao việc Chính phủ đã chuẩn bị hồ sơ tương đối là hoàn thiện.
Tuy nhiên là qua rà soát thì có một số chính sách mới cũng cần có sự đánh giá
tác động đầy đủ hơn, báo cáo tổng kết cũng nêu rõ hơn, ví dụ về vấn đề về đấu
giá kho số, viễn thông và tài nguyên internet.
Qua giám
sát tối cao của Quốc hội năm 2022 thì vấn đề khai thác hiệu quả tất cả các hệ
thống kho số của Việt Nam, và bao gồm cả Quốc hội, trong năm ngoái 2022 đã thể
chế hóa và ban hành nghị quyết về thí điểm đấu giá kho biển số ô tô.
Còn kho số viễn thông liên quan đến lĩnh vực mà viễn thông và tần số thì
theo quy định Luật tần số vô tư điện là cũng đấu giá tần số, tuy nhiên 10 năm
qua chưa thực hiện được. Còn đối với Luật viễn thông lần này, thì có nêu đưa ra
ngay, không có chính sách là thí điểm nữa mà áp dụng ngay việc mà sẽ thực hiện
đấu giá, và Đại biểu rất ủng hộ chủ trương này. Tuy nhiên cần có một sự
đánh giá đầy đủ, bởi vì trong hồ sơ thì cũng không có đánh giá tác động và cũng
không có tổng kết gì về nội dung này.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Long- Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, trăn trở vấn đề quyền công dân, quyền con người liên quan vấn đều đấu giá mặt hàng đặc biệt này
Về phạm
vi điều chỉnh, qua rà soát thấy trong toàn bộ dự thảo luật thì có đến 19 Điều
Khoản mà giao Chính phủ quy định hoặc Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và
trong 19 Điều Khoản này, nội dung đều liên quan chặt chẽ đến quyền công
dân, quyền con người mà đáng lẽ theo cái quy định của Hiến pháp thì phải được
quy định bằng luật. Ví dụ: "Doanh nghiệp cung cấp tại Khoản 2 Điều 22,
thì có quy định là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên
Internet theo hình thức không thu cước nhưng có số lượng sử dụng dịch vụ hoặc
phát sinh lưu lượng dịch vụ tại Việt Nam vượt ngưỡng phải có biện pháp bảo đảm
hoạt động ổn định của dịch vụ. Tại Điểm A, khoản 1, Điều 24 thì có quy định
là các điều, các yêu cầu về an toàn, an ninh, quốc phòng, các mục tiêu chính
sách công cộng chính đáng, doanh nghiệp viễn thông Việt Nam tham gia thỏa thuận
thương mại với tổ chức nước ngoài cung cấp viễn thông qua biên giới đến người sử
dụng dịch vụ công trên lãnh thổ Việt Nam phải có phương án kỹ thuật cần thiết để
bảo vệ an ninh thông tin và thực hiện ngăn chặn khẩn cấp, ngừng cung cấp dịch vụ
theo yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vấn đề là phương án kỹ thuật bảo đảm
an ninh và thực hiện ngăn chặn cung cấp thì ngừng cung cấp như thế nào liên
quan chặt chẽ đến quyền cơ bản của công dân và giao cho Chính phủ quy định. Rồi
Quy định tại Khoản 10, Điều 51 về điều kiện tham gia đấu giá, thời gian cuộc đấu
giá, về quản lý, sử dụng mã số viễn thông, tài nguyên internet trúng đấu giá và
các nội dung khác để đảm bảo sản lượng sử dụng kho số hiệu quả. Luật thì quy định
khung về đấu giá, kho số. Thế nhưng điều kiện tham gia đấu giá thì lại Chính phủ
quy định chứ không phải luật, là không hợp lý, mà phải được quy định ở trong luật.
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 5
Tiếp
theo, quy định tại Khoản 4, Điều 49 là kho quản lý số viễn thông, tài
nguyên Internet, đấu giá, kho số viễn thông, tài nguyên internet và nhà nước
bồi thường khi thu hồi kho số viễn thông, cái này cũng giao cho Chính phủ, phải
cụ thể hóa những yêu cầu này, những nội dung này vì liên quan đến quyền của
công dân, quyền con người.
Kim
Chung