Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủThông tin KT-XH

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tham gia phiên thảo luận tại tổ sáng ngày 25 tháng 5 năm 2023

Đăng ngày: 25/05/2023
​Sáng ngày 25 tháng 5 năm 2023, thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XV, các vị Đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ, theo đó Đại biểu Quốc hội đơn vị Đồng Nai thảo luận cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị Hà Tĩnh và Cao Bằng tại Tổ 16. Các vị đại biểu Quốc hội Quản Minh Cường, Nguyễn Công Long, Đỗ Huy Khánh, Nguyễn Thị Như Ý, Trịnh Xuân An đã có nhiều ý kiến thảo luận tập trung vào nội dung chính của 8 nhóm vấn đề của phiên thảo luận, tập trung vào những vấn đề theo lĩnh vực công tác của đại biểu hoặc liên quan mật thiết, trực tiếp đến địa phương tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra đại biểu tập trung vào những vấn đề vĩ mô mang tầm quốc gia như các chính sách, chủ trương lớn, định hướng phát triển kinh tế xã hội, ổn định quốc phòng an ninh.​

z4374641273132_129f6c6a523c58705736a45497e14d5e.jpg
Đại biểu Quốc hội Quản Minh Cường- Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, thảo luận tại Tổ

Theo đó, 8 nhóm nội dung của phiên thảo luận gồm Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận; Nam, tỉnh Bình Thuận; Quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận; Việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia.Việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022; Chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

z4374659862651_2699bfa427e558aa5bf99a8c5332d7ed.jpg
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Như Ý- ĐBQH đơn vị tỉnh Đồng Nai, rất quan tâm các vấn đề về đời sống công nhân lao động như hoạt động của Doanh nghiệp FDI, việc các doanh nghiệp chuyển đơn hàng sang quốc gia khác...gây thiếu việc làm, ảnh hưởng đời sống người lao động.

Đại biểu rất quan tâm đến chủ đề về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023, quan tâm đến việc thuế nợ đọng quá nhiều 5.000 tỉ thiếu kiểm soát. Chấn chỉnh việc thiếu trách nhiệm trong đội ngũ công chức, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương phân tích tìm nguyên nhân nào là nguyên nhân chính của việc doanh nghiệp đứt gãy không có đơn hàng, quý 3/2023 không có đơn hàng nên việc thu ngân sách ở từng địa phương sẽ còn nhiều thách thức. Đồng thời đề nghị có biện pháp tháo gỡ vướng mắc đất đai, Đồng Nai với chỉ 28 dự án bất động sản đang hoạt động/tổng số 1.000 dự án bất động sản, luật  nhà ở, luật xây dựng, luật quy hoạch nhiều vướng mắc.

Công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí đã cho thấy lãng phí trong sử dụng đất đai có những khu đất quy hoạch "treo", tỉnh Đồng Nai giao Tổng công ty Dofico 800 ha đất nhưng đã 20 năm không triển khai. Trong khi quỹ đất của tỉnh không có đủ để xây trường học, sân bóng đá, khu vui chơi dịch vụ công ích xã hội, nhà tang lễ…liên quan chống lãng phí. Đại biểu còn phân tích ra một dạng lãng phí thứ hai là Lãng phí cơ hội: Đất tổng công ty cao su giao doanh nghiệp xây dựng nhà ở để bán, đúng thiết kế nhưng không xây dựng khu xử lý nước thải, không ở được…Lãng phí lớn nhất là thực hiện nghiêm và đúng các văn bản đã ban hành rồi. Từ những thủ tục hành chính quá phiền hà. Hình thức lãng phí thứ ba được nhiều đại biểu quan tâm và quan ngại, đó là lãng phí trong việc họp hành quá nhiều, họp đi họp lại toàn những chỉ đạo chung chung, cái gì cũng xin ý kiến, có những quy định quá rõ rồi mà vẫn xin ý kiến.

z4374518937555_fa33269e44c2bae9357b540083a45506.jpg
Phiên thảo luận tại Tổ 16- Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XV

Việc trốn thuế, ẩn lậu thuế, nhiều doanh nghiệp chuyển dịch đơn hàng sang nước khác, thực chất là đơn hàng chuyển dịch sang nước khác dẫn đến mất việc làm cho người lao động. Cần tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, bên cạnh nguyên nhân trước mắt là do doanh nghiệp đã hết thời hạn ưu đãi về thuế, thì Việt Nam đã không còn là địa bàn đầu tư hấp dẫn của họ. Vì thế chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận chúng ta chưa kịp chuyển đổi thành loại hình lao động chất lượng cao mà chỉ cạnh tranh được trong thị phần nhân công thô sơ giá rẻ, ưu đãi nhiều, nền kinh tế đã chuyển đổi sang đòi hỏi hàm lượng Khoa học công nghệ rất cao rồi mà chúng ta chủ yếu ngành gia công đơn giản, chưa hề có chuẩn bị những ngành đáp ứng được yêu cầu này. Chỉ trông chờ vào khai thác thị trường nhân công giá rẻ, là không căn cơ. Trong báo cáo kinh tế xã hội cần đánh giá riêng tội phạm, quản lý khai thác năng  lượng tái tạo,mùa hè giá điện tăng nhưng các nhà máy điện tái tạo không được kết nối vào hệ thống, cần tập trung giải pháp cho vấn đề này.

Đại biểu cho rằng, cần xác định cho được động lực của tăng trưởng, doanh nghiệp là mấu chốt của tăng trưởng. Trung tâm của nền kinh tế. Trước những sự cố của ngân hàng, sức mạnh doanh nghiệp có vai trò rất lớn của hệ thống ngân hàng. Lãi suất ngân hàng hiện nay trên thực tế cao hơn nhiều so với trong báo cáo, mặc dù Chính phủ yêu cầu giảm lãi suất cho vay xuống nhưng thực tế các ngân hàng họ không thực hiện đúng, nếu lãi suất giảm xuống thì doanh nghiệp cũng rất khó tiếp cận. Trái phiếu là một kênh bị thu hẹp lại, là một điểm nghẽn về vốn. Điểm nghẽn thứ hai là thị trường, do đơn hàng bị giảm nhưng ta còn một thị trường nội địa 100tr dân mà chưa phát huy được. Điểm nghẽn thứ ba là công tác phối hợp giữa các cơ quan trong việc xử lý các vấn đề còn vướng mắc chưa nhất quán, phối hợp giữa hai Bộ, văn hoá xếp hàng phát triển (xếp hàng mua xăng, đăng kiểm, xác nhận lý lịch tư pháp, …).

Vấn đề giảm thuế VAT, tại sao phải lựa chọn giải pháp giảm 2%, tương đương giảm 30.000 tỉ chưa đánh giá được nếu quay lại 10% sức mua và tác động vĩ mô như thế nào? Công cụ khác có thể kích thích ngay doanh nghiệp ví dụ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với giá xăng? Giảm từ đây đến cuối năm đến 6 tháng, nếu giảm thì giảm luôn 1 năm mới đánh giá hiệu quả rõ ràng.

Vấn đề vốn cho Agribank, có chủ trương tăng vốn cho Ngân hàng thương mại của nhà nước. Giải trình lại thấu đáo trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước, đại biểu băn khoăn hoạt động Agribank so ngân hàng khác hiệu quả chưa cao, Agribank có sân chơi riêng, lợi thế rất lớn, nếu sử dụng nguồn từ 17.000 tỉ từ ngân sách để tăng vốn cho Agribank thích đáng chưa? Tiền này tuy do Agribank nộp ngân sách nhưng nếu không chi cho Agribank thì sẽ tăng thu ngân sách để chi cho nhiều mục đích khác. Trước đây đã cấp vốn cho Vietnam Airlines giải vây vì là doanh nghiệp nhà nước, đã gây ra sự so sánh. Hết sức cẩn thận đối với việc cấp vốn bằng ngân sách nhà nước.​

Kim Chung