Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủThông tin KT-XH

Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai thảo luận tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Đăng ngày: 25/10/2021
​Chiều 22/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh – Xã hội  Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020; việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong 2 năm 2019-2020.
 

​Sau đó, các vị Đại biểu Quốc hội dành thời gian thảo luận tại tổ về 02 nội dung nêu trên, cụ thể: 

Nhiều ĐBQH đề xuất rút ngắn thời gian đóng BHXH còn 10 - 15 năm để đảm bảo quyền lợi hưởng lương hưu của người lao động và khắc phục được tình trạng rút BHXH một lần. Khi người lao động chỉ đóng BHXH từ 10 - 15 năm, họ còn theo đuổi tiền lương hưu về già. Trong khi đó, nếu rút BHXH một lần, họ chỉ được hưởng phần của mình đóng là chính (trong BHXH có phần của người lao động đóng, có phần của người sử dụng lao động đóng). Do vậy, việc rút ngắn thời gian đóng BHXH sẽ hạn chế được tình trạng rút BHXH một lần.

Việc hưởng BHXH một lần là nhu cầu chính đáng, thực tế khách quan của người lao động. Nghị quyết đã có rồi, rút ngắn thời gian đóng mà vẫn được hưởng thì chắc chắn người lao động sẽ tham gia ở lại nhiều hơn”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. Nguyên nhân là do một bộ phận người lao động chưa thấy hết lợi ích của việc tham gia BHXH. Đặc biệt, quy định về thời gian đóng BHXH khá cứng, cố định trong 20 năm là “thiếu linh hoạt” khiến người tham gia bảo hiểm chưa thực sự an tâm, do thời gian đóng quá dài, nhất là người lao động ngoài quốc doanh. 

 13. Thao luan BHYT.jpg
Trưởng Đoàn ĐBQH Quản Minh Cường tham gia đóng góp ý kiến tại buổi thảo luận

Các vị ĐBQH cũng đề xuất cần mở rộng bao phủ đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, tiếp tục phát triển các đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện, nâng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, nâng mức thu nhập lựa chọn làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đồng thời, cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát  việc các doanh nghiệp tư nhân có chấp hành việc đóng BHXH đúng quy định của pháp luật. Hơn nữa, cần có các chế tài đủ sức răn đe đối với các đơn vị không chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về đóng BHXH vì thực tế hiện nay tình trạng nợ tiền BHXH vẫn chưa được khắc phục mấy trăm nghìn Doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng BHXH, tỉ lệ chây ì khó thu hồi là trên 3.000 tỉ, tỉ lệ nợ khó khăn khó đòi là 8.000 tỉ đồng…Vì vậy, Chính phủ và các cơ quan liên quan cần có các quy định, cơ chế đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong tình trạng các Doanh nghiệp không nay bị phá sản không có khả năng chi trả lương cho người lao động.

Thu Hương