Triển khai thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỷ 2020-2025 ngành văn hóa, thể
thao, du lịch đã xác định thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó
nhiệm vụ phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế dịch vụ quan trọng được
xác định, đồng thời ngành cũng đã đề ra các mục tiêu và giải pháp để triển khai
thực hiện có hiệu quả đến các địa phương.
Về mục tiêu, tăng cường thu
hút đầu tư phát triển đối với các lĩnh vực có tiềm năng, lội thế nhu: du lịch
sinh thái- văn hóa tâm linh, nghỉ dưỡng chất lượng cao; dịch vụ vui chơi, giải
trí… Từ đó tập tring xây dựng các quy hoạch chiến lược của tỉnh phù hợp với yêu
cầu phát triển của địa phương. Phát triển thương mại, dịch vụ tổng hợp hiện đại
mà tỉnh có lợi thế, trọng tân là dịch vụ du lịch. Tốc động tăng trưởng bình
quân về lượt khách tham quan và lưu trú đạt 13% năm trở lên. Doanh thu từ du lịch
đạt 18% năm trở lên. Đến năm 2025., thu hút khách tham quan và lưu trú khảong
8.500.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế khoảng 185.000 lượt). Doanh thu từ
du lịch khoảng 3.800 tỷ đồng. Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch và các kỹ
năng liên quan đến hoạt động du lịch chi khoảng 600-650 lượt người.
Về giải pháp phát triển du lịch,
tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính
trị từ tỉnh đến cơ sở, từ các doanh nghiệp du lịch đến cộng đồng dân cự vể du lịch
là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, mang nội dung văn hóa và nhân văn sâu sắc,
đóng góp chính vào hội nhập kinh tế, tạo động lực cho các ngành khác phát triển,
mang lại hiểu quả kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, chính trị, đối ngoại và
an ninh quốc phòng. Nâng cao ý thức của người dân, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp
trong ứng xử văn minh, thân thiện với khách du lịch, bảo vệ môi trường du lịch,
đảm bảo chất lượng du lịch góp phần xây dựng thương hiệu du lịch Đồng Nai.
Núi đá - Một điểm tham quan tại huyện Tân Phú
đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm
Tạo môi trường đầu tư ổn định,
thông thoáng, bình đẳng và đảm bảo lội ích cho nhà đầu tư; tích cực giải quyến
những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư để thu hít các thành phần kinh tế đầu
tư vào các dự án phát triển du lịch đạc biệt là những nhà đầu tư có tiềm lực,
uy tính tạo đột phá trong việc xây dựng các khi di lịch trọng điểm; đồng thời
có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án phát triển du lịch
cộng đồng nhằm thu hút đầu tư từ ngưởi dân trong tỉnh. Kiến nghị Chính phủ ,
các Bộ, ngành Trung ương, các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cấp những hạ tầng
giao thông còn hạn chế và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án gioa thông, dự
án trọng điểm quốc gia do Trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh, đóng góp vào sự
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và du lịch nói riêng, đặc biệt là
hạ tầng giao thông như: tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây -
Liên Khương, Dầu Giây - Phan Thiết, sân bay quốc tế Long Thành…
Ngân sách nhà nước chú trọng
và ưu tiên tập trung hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch tại các địa bàn có tiềm năng phát triển du lịch, đặc
biệt phát triển hạ tầng giao thông kết nối các khu du lịch trọng điểm để tạo động
lực thu hút đầu tư và thuận lợi cho du khách tham quan du lịch. Đầu tư bảo tồn,
tôn tạo, nâng cấp các di tích, di sản để phát huy giá trị khai thác phục vụ du
lịch hiểu quả. Khuyến khích nhà đầu tư, hình thành trung tâm hổ chức hội nghị,
triển lãm mua sắm, thể thao, giải trí quy mô lớn, hiện đại tạo động lực phát
triển du lịch.
Phát triển sản phẩm du lịch
đặc trưng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch bằng cách xây dựng du lịch sinh thái
thành thương hiệu của du lịch Đồng Nai; phát triển sản phẩm du lịch lưu trú nghỉ
dưỡng; phát triển loại hình du lịch thể thao, vui chơi, giải trí mua sắm; du lịch
cộng đồng; sản phẩm du lịch kết hợp với
hội nghị, hội thảo; du lịch nông thôn mới gắn với sản phẩm đặc trưng; du lịch
tâm linh, văn hóa lịch sử; liên kết tạo sản phẩm du lịch vùng.
Bên cạnh đó, quan tâm phát
triển nguồn nhân lực du lịch, trong đó quan tâm đến đào tạo kỹ năng nghề du lịch,
kỹ năng mềm trong hoạt động du lịch. Khuyến khích các trường nâng cao cơ sở vật
chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy được trang bị đồng bộ. Ưu tiên đào tạo nguồn
nhân lực du lịch vùng sâu vùng xa; phát triển và đa dạng hóa thị trường khách
du lịch; quảng bá, xúc tiến du lịch; bảo vệ tài nguyên và nôi trường trong phát
triển du lịch; tăng cường quản lý nhà nước về du lịch; công tác ứng dụng khoa học
và công nghệ nhằm phát triển du lịch thông minh, để quảng bá hình ảnh, thương
hiệu và xúc tiến du lịch./.
Trương Thị Hộp