Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp 5
Từ đầu
nhiệm kỳ, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an tiến hành làm thẻ căn cước công dân,
xong đổi thành thẻ căn cước 12 số, rồi từ thẻ căn cước 12 số mà chúng ta
sang thẻ gắn chip, rồi cuối cùng đổi sang thẻ VneID này, tất nhiên đã có
những sự thay đổi về mặt công nghệ. Do đó, trong quá trình hiện nay chúng
ta phải dữ liệu được để tránh việc chúng ta thay đổi về mặt kỹ thuật, hạ tầng
trong thời gian ngắn. Tất nhiên là việc thay đổi này có thể đáp ứng nhu cầu thực
tế, bởi vì công nghệ luôn thay đổi hằng ngày.
Điều 10
quy định 24 nội dung để quy định ở trong cái cơ sở, như thông tin của công dân
trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì có 24 trường thông tin. Một số
đại biểu cho rằng những thông tin này nhiều. Đưa các trường thông tin vào cơ sở
dữ liệu quốc gia dân cư, cần nhấn mạnh rằng đây là đưa vào cơ sở dữ liệu, chứ
không phải đưa lên thẻ căn cước. Bởi vì thu thập được dữ liệu càng nhiều thì
càng tốt, nhất là những nội dung còn liên quan đến nhân thân, quản lý, nếu
hệ thống cơ sở hiệu quốc gia dân cư mà ổn định thì không cần làm điều tra dân số,
và đó chính là lợi ích của việc làm này.
Đại biểu Quốc hội Quản Minh Cường, PBT Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai trong một cuộc họp giám sát của Đoàn tại địa phương
Vấn đề
thứ hai trong Luật căn cước mà cũng được các đại biểu quan tâm, đó là độ tuổi,
hiện đã có nhiều ý kiến khác nhau. Hiện nay chúng ta cấp thẻ căn cước từ 14 tuổi
trở lên. Nội dung đó được quy định theo luật hiện hành, nhưng luật này cũng có
một chính sách rất mở, đó là cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi và 6 tuổi. Một số
đại biểu cho rằng là việc cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi chưa bảo đảm về mặt kỹ
thuật nhân trắc học, cùng những thay đổi sau đó. Nếu đã cấp là phải cấp đồng loạt
cho tất cả, liên quan đến giấy khai sinh, sẽ liên quan tới cả việc đi học, và rất
nhiều thủ tục khác nhau cho các cháu. Vì vậy, các cháu nên có một cái thẻ trên
tay thay cho việc cầm những giấy tờ rất hình thức như giấy khai sinh hoặc giấy
tờ khác là rất phù hợp.
Chương
4 quản lý cấp căn cước điện tử, số định danh cá nhân gọi vắn tắt là số định
danh điện tử cấp trên nền VNeID. Và đây là một giải pháp công nghệ để chúng ta
tích hợp những giấy tờ khác để giải quyết thủ tài chính. Như vậy là lâu nay quản
lý VNeID điện tử bằng một nghị định, và hiện nay thì nghị định này được luật
hóa đưa vào Chương IV ở trong Luật căn cước công dân. Như vậy chúng ta sẽ có 2
loại căn cước. Chúng ta có căn cước công dân là số định danh cá nhân 12 số, là
số thẻ gắn chip ấy. Thực chất VNeID là một cái App thôi chứ nhưng được quản lý
và được tích hợp, được sử dụng để giải quyết các thủ tục hành chính công có thể
đến cả cấp độ bốn, tức là biến căn cước điện tử này trở thành một chìa khóa vạn
năng.
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ tại Kỳ hop thứ 5 về dự án luật này
Tuy
nhiên vấn đề bảo mật, hiện Bộ Công an đang làm bảo mật rất cao vì việc bảo mật
rất quan trọng. Mặc dù đã có quy định rồi nhưng tôi đề nghị là phải tiếp tục
làm rõ thêm. Hai là liên quan đến hạ tầng, điều kiện, chi phí, bây giờ đối với
100 triệu dân, thì bao nhiêu trong số đó họ sử dụng điện thoại di động thông
minh. Vì riêng phần căn cước điện tử này là phải có điện thoại thông minh thì mới
sử dụng được. Thế nên quy định cứng ở phần này thì sẽ không phù hợp với nhiều
người dân. Ví dụ ở Cao Bằng, ở trong bản, rồi vùng nông thôn không có điện thoại
di động thông minh như Iphone, Samsung thì làm thế nào để mà kích hoạt nó. Tựu
chung lại là hạ tầng mà không tốt thì không thể sử dụng cái này được. Ở tại các
thành phố, thì tỷ lệ kích hoạt được số định danh, kết quả căn cước điện tử
VNeID đạt khoảng 30- 40 %. Nhưng trái lại, ở các vùng nông thôn, ví dụ như
huyện đảo Lý Sơn thì được khoảng độ dưới 10%.
Một
công dân Việt Nam chỉ có một số định danh là 12 số đang dùng, là căn cước công
dân về vật lý, và App VneID chính là căn cước công dân điện tử, hai hệ thống chạy
song song về căn cước.
Kim
Chung