Ngày 31 tháng 3 năm 2021, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 42/2021/NĐ-CP quy định việc xây dựng công an xã,
thị trấn chính quy. Nội dung của Nghị định quy định về vị trí, thẩm quyền quyết
định của tổ chức Công an xã, thị trấn chính quy (Công an xã chính quy); lộ
trình thực hiện; quan hệ công tác, điều kiện bảo đảm hoạt động của Công an xã
chính quy; trách nhiệm của các bộ, ngành; Ủy ban nhân dân các cấp trong xây dựng
Công an xã chính quy.
Về Thẩm quyền quyết định tổ chức
Công an xã chính quy và lộ trình xây dựng Công an xã chính quy
Bộ trưởng Bộ Công an quyết định
tổ chức Công an xã chính quy. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi báo
cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Bộ trưởng
Bộ Công an quyết định tổ chức Công an xã chính quy; bảo đảm ở mỗi xã, thị trấn
có các chức danh: Trưởng Công an, Phó trưởng Công an, Công an viên. Hoàn thành
việc tổ chức Công an xã chính quy ở các xã, thị trấn trọng điểm, phức tạp về an
ninh, trật tự trước ngày 30 tháng 6 năm 2021; các xã, thị trấn còn lại trong
toàn quốc hoàn thành việc tổ chức Công an xã chính quy trước ngày 30 tháng 6
năm 2022.
Bảo đảm kinh phí về cơ sở vật
chất và hoạt động của Công an xã chính quy
Kinh phí bảo đảm về cơ sở vật
chất và hoạt động của Công an xã chính quy do ngân sách nhà nước đảm bảo và được
sử dụng trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Công an và các bộ, cơ
quan trung ương, các địa phương theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện
hành. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
Để thực hiện tốt việc xây dựng
công an xã chính quy, Nghị định quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành và Ủy ban
nhân dân các cấp như sau
Bộ Công an hướng dẫn, kiểm tra
việc quản lý, xây dựng lực lượng, bảo đảm các điều kiện hoạt động và thực hiện
chế độ, chính sách đối với Công an xã chính quy; trang bị phương tiện làm việc,
vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị phục vụ công tác của Công an xã chính
quy theo quy định của pháp luật. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành
liên quan nghiên cứu đề xuất, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
đến Công an xã bán chuyên trách khi tổ chức Công an xã chính quy. Bộ Tài chính
chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan bảo đảm kinh phí thực hiện nghị
nghị định này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, các bộ, cơ quan
ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với
Bộ Công an hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện việc xây dựng Công an
xã chính quy; rà soát các quy định có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để phù hợp với tổ chức và hoạt
động của Công an xã chính quy.
Ủy ban nhân dân các cấp, trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: Có phương án bố trí sắp xếp
công tác hợp lý theo thẩm quyền đối với Công an xã bán chuyên trách để bổ nhiệm,
điều động Công an chính quy thay thế; giải quyết chế độ, chính sách thôi việc đối
với Công an xã bán chuyên trách khi bố trí Công an chính quy thay thế; bảo đảm
trụ sở hoặc nơi làm việc; hỗ trợ ngân sách để đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở
hoặc nơi làm việc, sinh hoạt và trang thiết bị, phương tiện, các điều kiện bảo
đảm khác phục vụ cho hoạt động của lực lượng Công an xã.
Nghị định này có hiệu lực từ
ngày 16 tháng 5 năm 2021.
Toàn văn Nghị định số
42/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 quy định việc xây dựng công an xã, thị
trấn chính quy có thểm xem tại đâyNghi dinh so 42.2021.NĐ-CP.pdf
Đức Thể.