Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủThông tin KT-XH

Kết quả 01 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) về “Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Đăng ngày: 08/09/2023
​Sau 01 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU đã tạo được sự chuyển biển rõ nét về nhận thức và vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và đông đảo các tầng lớp nhân dân, tạo sức lan tỏa, ngày càng phát huy tác dụng tích cực trong cuộc sống. ​

​Một số kết quả nổi bật đó là: Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy đã được các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương cụ thể hóa bằng nhiều hình thức như: xây dựng chương trình, kế hoạch học tập, quán triệt, các văn bản chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền hàng tháng của các cơ quan báo chí tỉnh và hệ thống tuyên giáo các cấp; kết quả công tác chuyển đổi số của tỉnh đã đạt được một sổ kết quả tích cực ở cả 03 trụ cột: chính quyền sổ, kinh tế số và xã hội số.

Công tác đầu tư, xây dựng hạ tầng số được quan tâm đẩy mạnh và đạt một số kết quả tích cực. Đến nay, tỉnh Đồng Nai đã đầu tư xây dựng hoàn thiện Trung tâm tích hợp dữ liệu; Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh (Phần mềm Một cửa điện tử và cổng Dịch vụ công tỉnh) kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia và được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã để phục vụ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ thủ tục hành chính qua mạng; cơ sở dữ liệu một số ngành, lĩnh vực đã được xây dựng, từng bước hình thành các cơ sở dừ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu mở phục vụ tiến trình xây dụng Chính quyền số tỉnh Đồng Nai.

Kinh tế số đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế của tỉnh; công nghệ số được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục và dịch vụ; xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ số và mạng Internet, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân, tạo nguồn thu cho địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử. Xã hội số từng bước phát triển, hạ tầng và dịch vụ viễn thông ngày càng phát triển, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại, thiết bị thông minh tăng nhanh và từng bước tiếp cận, sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số phục vụ đời sống, kinh tế, xã hội: hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên hộ gia đình đạt 99%, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ đến xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đạt 100%, tỷ lệ ấp/khu phổ được phủ sóng mạng di động 4G/5G đạt 100%, tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử dự ước đạt 81%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế như tỷ lệ các dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ trực tuyến của tỉnh còn thấp, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã. Nhân lực về công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước vẫn rất mỏng, chưa đảm bảo trong việc triển khai chuyển đổi số, thành phố thông minh. Chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí để khuyến khích, tạo động lực đẩy mạnh hoạt động của Tổ Công nghệ số cộng đồng; việc đầu tư thực hiện các dự án về chuyển đổi số nói chung, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi số từ tỉnh đến cơ sở nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu về triển khai chuyển đổi số. Công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trên không gian mạng, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng còn khó khăn, thách thức. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: Một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thật sự quyết liệt, chưa quan tâm đúng mức đến công tác chuyển đổi số. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng; các dự án chuyển đổi thực hiện còn chậm... nên việc thực một số chỉ tiêu của Nghị quyết vẫn còn gặp nhiều khó khăn, kết quả xếp hạng chuyển đổi số của tỉnh năm 2022 giảm 24 bậc so với năm 2021, hiện đang xếp thứ 43/63 tỉnh, thành cả nước.

Lê Lài