Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủThông tin KT-XH

Kết quả cơ cấu lại kinh tế địa phương giai đoạn 2021-2023

Đăng ngày: 20/07/2023
 ​Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 đến tháng 6/2023 đạt 243.1 15 tỷ đồng, chiếm 23,42% GRDP​

​Giai đoạn 2021-2023, nền kinh tế thế giới, khu vực và cả nước trong đó có Đồng Nai chịu ảnh hưởng tác động nặng nề của đại dịch Covid -19, tác động của cuộc xung đột tại Ukraine và sự cạnh tranh giữa các nước lớn, áp lực lạm phát, tỷ giá, chi phí sản xuất kinh doanh gia tăng; nhu cầu các thị trường xuất khẩu truyền thống thu hẹp; thu hút đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài và đăng ký thành lập mới doanh nghiệp giảm so với các năm trước; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm,... những yếu tố trên đã tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng, phát triển kinh tế của tỉnh, kết quả: tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) qua các năm đạt được cụ thể như sau: Năm 2021 đạt 214.266 tỷ đồng, tăng 2,77% so với cùng kỳ, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,3%; công nghiệp - xây dựng tăng 3,85%; dịch vụ tăng 0,81% và thuế sản phẩm tăng 1,46%; năm 2022, đạt 233.979,7 tỷ đồng, tăng 9,22% so với cùng kỳ, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,89%; công nghiệp - xây dựng tăng 9,06%; dịch vụ tăng 13,08% và thuế sản phẩm tăng 6,26%. Bình quân giai đoạn 2021-2022, tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 5,94%, tăng cao hơn so với cả nước là 1,39%/năm (cả nước tăng 4,55%).

Bước sang năm 2023, tình hình kinh tế thế giới, khu vực trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp thiếu hụt đơn hàng, chuỗi cung ứng hàng hóa trên thị trường xã hội chậm, đặc biệt là các ngành sản xuất chủ lực như dệt, may mặc, sản xuất da và giầy da, đồ gỗ...tác động đến kết quả tăng trưởng chung của các ngành, lĩnh vực. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố, dự ước tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm (theo giá so sánh 2010) đạt 115.948,53 tỷ đồng, tăng 4,01% so với cùng kỳ, Trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,62%; Công nghiệp - xây dựng tăng 3,14% (trong đó công nghiệp tăng 2,28%), Dịch vụ tăng 6,9% và Thuế sản phẩm tăng 2,13%. Mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2023 tăng thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 6 tháng đầu năm 2022 (6 tháng đầu năm 2022 tăng 5,66%). Các khu vực kinh tế đều có mức tăng trưởng tuy nhiên mức tăng trưởng của các khu vực, nhất là khu vực công nghiệp, xây dựng rất thấp, tăng 3,14% (ngành công nghiệp chỉ tăng 2,28%), xây dựng tăng 15,27%), trong khi khu vực này chiếm cơ cấu xấp xỉ 60% GRDP nên ảnh hưởng mức tăng trưởng chung.

Số lao động có việc làm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2022 khoảng 1.746,5 ngàn người làm việc trong các khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ của nền kinh tế qua các năm cụ thể như sau: năm 2021: 254,28 ngàn người, 983,43 ngàn người và 481,93 ngàn người; năm 2022: 218,97 ngàn người; 988,5 ngàn người và dịch vụ 539,03 ngàn người, số lượng lao động giai đoạn này mặc dù có tăng, tuy nhiên mức tăng rất thấp tăng bình quân 0,25%.

Về phát triển khu công nghiệp: Hiện nay, Đồng Nai có 32 khu công nghiệp được cấp phép thành lập với diện tích 10.222,59 ha, trong đó 31 khu công nghiệp đi vào hoạt động, 01 khu công nghiệp trong giai đoạn thu hồi đất, đầu tư xây dựng hạ tầng (Khu công nghiệp Công nghệ cao Long Thành). Các khu công nghiệp này đã cho thuê được 6.000,57 ha, đạt 85,32 % diện tích đất công nghiệp (7.033,80 ha), trong đó riêng giai đoạn 2021 đến nay đã cho thuê được 63ha, tập trung chủ yếu tại các KCN Xuân Lộc, Dầu Giây, Hố Nai - Giai đoạn 2, Dệt may Nhơn Trạch, Nhơn Trạch III - Giai đoạn 2, Giang Điền, Lộc An Bình Sơn, Nhơn Trạch VI, An Phước, ông Kèo. Trong giai đoạn này, do ảnh hưởng của hậu dịch bệnh Covid 19 và quỹ đất sẵn sàng cho thuê không còn nhiều nên diện tích đất cho thuê tại các KCN Đồng Nai giảm đáng kể so với giai đoạn trước đó. Về đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp: về tổng thể, kết cấu hạ tầng các KCN đến nay đã cơ bản hoàn thiện, do vậy vốn đầu tư xây dựng hạ tầng KCN không nhiều so với trước. Giai đoạn từ 2021 đến tháng 3/2023, các Công ty đầu tư hạ tầng đã đầu tư 984,96 tỷ đồng và 4,56 triệu USD để xây dựng các hạng mục hạ tầng, tập trung vào công tác tiếp tục bồi thường giải toả; hoàn thiện đầu tư hạ tầng giao thông, thoát nước mưa, nước thải; hoàn thiện nâng cấp hệ thống xử lý nước thải tập trung; xây dựng nhà xưởng xây sẵn cho thuê.

Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện để đẩy nhanh tái cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2024-2025, như tiếp tục thực hiện đồng bộ, kịp thòi hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại các Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 và Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công; cải thiện việc phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công theo hướng hiệu quả nhất trong việc hấp thụ vốn của nền kinh tế. Tập trung triển khai các nhiệm vụ đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh cơ cấu lại nội ngành và giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ; cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, thực hiện tốt và kịp thời các chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các dự án sản xuất nông nghiệp. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển các loại hình dịch vụ, đặc biệt là các loại dịch vụ ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ về tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo, y tế, công nghệ thông tin, logistics...

Lê Lài