Đại biểu Trịnh Xuân An- UV chuyên trách UBQPAN QH, thuộc đơn vị Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, thảo luận tại Hội trường
Đánh giá về sự cần thiết ban hành, đây là đạo luật hết sức cần thiết
trong thời điểm này. Đặc biệt với những sự việc đang xảy trong thời gian gần
đây, nhất là địa bàn trọng điểm phức tạp nếu chúng ta có một lực lượng, hệ thống,
đội ngũ làm công tác an ninh gắn với cơ sở, gắn với địa phương tốt, chúng ta sẽ
xử lý được rất nhiều tình huống; đặc biệt không chỉ liên quan đến an ninh, trật
tự, mà còn cả phát triển kinh tế xã hội, đời sống, tất cả mọi thứ. Thứ nhất là ở
cơ sở.
Luật bảo đảm trật tự, an ninh cơ sở phải gắn với địa bàn của cấp xã, phường.
Tuy nhiên cách chúng ta tiếp cận không chỉ xã, phường mà còn tiếp cận đến cấp
nhỏ hơn là thôn, ấp, bản,..., phải xác định rõ ''cơ sở'' ở đây là cấp nào, gắn
với cơ chế lãnh đạo, chỉ huy điều hành ra làm sao thì phải thống nhất.
Những nội dung liên quan đến nội dung dự án luật này được Đại biểu Quốc hội thảo luận rất tích cực tại Hội trường và tại Tổ
Đại biểu quan tâm đến số lượng. Khi trình ra Quốc hội kỳ họp khóa XIV,
nhiều đại biểu đề nghị phải đánh giá kỹ về số lượng để tính toán thật sự phù hợp;
liên quan đến ngân sách, trang bị và nhiều nội dung khác.... Khóa XIV
chúng ta đưa ra, theo cách tính toán của các đại biểu Quốc hội thời điểm đó, số
lượng này có thể rất lớn. Bởi vì lúc đó chưa giải trình được vấn đề các tổ dân
phòng chưa thành lập được hết nhưng lại tính trên cơ sở các số lượng tổ dân
phòng theo quy định của Luật Phòng cháy khiến tăng lên về số lượng. Nếu theo
các tính toán hiện nay theo Tờ trình của Chính phủ, Chính phủ và Bộ Công an có
chỉnh lại Điều 13, không xác định số lượng là mỗi một tổ dân phố có ba người.
Mà chúng ta quy định căn cứ vào tình hình các Điểm b, Khoản 1, lực lượng
tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được bố trí thành tổ tại thôn, tổ dân phố
hoặc tại cấp huyện nơi mà không có đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện. Ví dụ như huyện đảo Lý Sơn, không có thôn nên
bố trí tổ. Hiện nay trong tờ trình, có khoảng một trăm mười mấy nghìn thôn,
tổ dân phố. Nếu tính toán theo cơ cấu cũ là tổ bảo vệ cơ sở gồm: tổ trưởng, tổ
phó và tổ viên. Trong tờ trình hiện nay không sửa thì con số là 300.000. Đai biểu
cho rằng không nên miễn cưỡng vấn đề số lượngu. Quốc hội khóa trước cho rằng số
lượng quá lớn mà bây giờ ép số lượng thành 300.000 là không nên. Nếu đã
xác định tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở với tình hình an ninh, trật tự rất
quan trọng thì chúng ta đồng tình là phải có số lượng hơn thế, một tổ không chỉ
có 3 mà có thể là 5, 7, 10 thậm chí là 20 người; gắn với các địa bàn, thực tế ở
địa phương, không nên cào bằng. Căn cứ tình thực tế yêu cầu bảo đảm an ninh trật
tự và điều kiện kinh tế xã hội địa phương, Ủy ban nhân dân xã hàng năm rà soát,
tổng hợp số lượng bố trí tại thôn, tổ dân phố và nhu cầu về số lượng tổ để báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng cấp xem xét, quyết
định. Như vậy số lượng ở đây luật quy định tương đối linh hoạt.
Đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận tại Hội trường
Nếu đã quy định về số lượng, phải có cơ cấu cứng, 1 tổ phải có 3 người,
gồm tổ trưởng, tổ phó và các thành viên, các thành viên thì quy
định vào Điểm b thì mới linh hoạt. Đồng thời, không nên xác định chắc chắn phải
300 nghìn người, mà có thể là 700 nghìn người. Hơn 100 nghìn tổ dân phố nhân ba
là 300 nghìn người. Nhưng khi đi khảo sát, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, hay một
số tỉnh khác, Đại biểu thấy chưa có tỉnh nào bố trí tổ cộng lại dưới 5. Cụ thể, một thôn, huyện nhỏ ở Quảng Ngãi cũng
phải bố trí trên 5 người.
Kim Chung