Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủThông tin KT-XH

Một số kết quả 10 năm thực hiện đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

Đăng ngày: 26/09/2024
  ​Hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh đã được đầu tư, nâng cấp đồng bộ, cáp quang internet đã kết nối 100% đơn vị cấp tỉnh cấp huyện và cấp xã  
 

​     Trong thời gian qua, ứng dụng công nghệ thông tin/chuyển đổi số được tỉnh Đồng Nai tích cực triển khai sâu rộng. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về công nghệ thông tin được quan tâm, tạo hành lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện. Các cơ quan Nhà nước đã tích cực triển khai các nhiệm vụ/dự án về công nghệ thông tin /chuyển đổi số và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, cơ bản đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; đội ngũ cán bộ chuyên trách/phụ trách công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị từng bước được kiện toàn đầy đủ, bước đầu cơ bản đáp ứng việc tổ chức triển khai, quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin và phổ cập kỹ năng số, an toàn thông tin cho người dân; các doanh nghiệp tích cực triển khai hạ tầng số đến khu vực vùng sâu, vùng xa, tạo ra những bước đột phá trong việc phổ cập dịch vụ cho người dân. Người dân tích cực tham gia sử dụng các dịch vụ viễn thông, ứng dụng công nghệ thông tin/chuyển đổi số góp phần làm cho đời sống số của toàn xã hội ngày càng được nâng cao.

2692024.the.cds1.jpg
Ban VHXH HĐND tỉnh khảo sát công tác chuyển đổi số tại huyện Vĩnh Cửu

     Việc số hóa quy trình, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, điều hành được cấp ủy, chính quyền và cơ quan, đơn vị trong tỉnh tập trung chỉ đạo, quyết liệt thực hiện; nhiều giải pháp đưọc triển khai thực hiện để thúc đẩy chuyển đối số, tỷ lệ văn bản hành chính được trao đổi, xử lý trên môi trường mạng được nâng lên, nhất là ở cấp huyện và cấp xã; dịch vụ công trực tuyến có nhiều chuyền biến tích cực, tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến được nâng lên đáng kế, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã. Công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin được triển khai thực hiện tốt, các hệ thống thông tin được bảo vệ theo mô hình 04 lớp, đáp ứng các tiêu chí về an toàn thông tin để kết nối vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nguồn nhân lực từng bước được tăng cường và phát triển; 100% xã, phường, thị trấn và ấp/khu phố thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng. Cơ chế chính sách được ban hành kịp thời; công tác hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số được quan tâm thực hiện; hoạt động thương mại điện tử tiếp tục được tăng cường triển khai thực hiện, hệ sinh thái công dân số từng bước được hình thành và phát triển.

     Một số tồn tại, hạn chế

     Quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn do thể chế về công nghệ thông tin chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ, trong đó có nhiều công nghệ mới chưa có văn bản hướng dần như AI, Blockchain,... Hạ tầng số vẫn chưa triển khai tới 100% người dân, chất lượng dịch vụ còn thấp hơn mức bình quân chung cả nước do đặc điểm địa lý, địa hình, thời tiết. Hạ tầng công nghệ thông tin chưa đồng bộ, kinh phí đầu tư cho ứng dụng và phát triến công nghệ thông tin còn hạn chế.

     Một số cán bộ, công chức, viên chức còn chưa sẵn sàng triển khai chuyển đôi số; nhận thức số, kiến thức số và an toàn thông tin chưa đồng đều ở cả khu vực cơ quan nhà nước cũng như doanh nghiệp, người dân. Nguồn nhân lực mặc dù được bổ sung, kiện toàn thường xuyên, tuy nhiên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực chưa được triển khai quyết liệt, hiệu quả, thiếu kết nối, không thể dùng để thu thập, phân tích hỗ trợ ra quyết định phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo.

2692024.the.cds2.jpg
Ban VHXH HĐND tỉnh khảo sát công tác chuyển đổi số tại huyện Nhơn Trạch

     Trong những năm tới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tiếp tục phát triển mạnh mẽ; việc ứng dụng công nghệ thông tin vẫn là nền tảng được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm, xu hướng chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, đô thị thông minh trở thành mục tiêu hướng tới của tất cả các quốc gia. Nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2024-2025 và giai đoạn đến năm 2030 là tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế sau đại dịch Covid-19, đối phó với các thách thức phi truyền thống như thiên tai, dịch bệnh, phục hồi, ổn định kinh tế. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện về thể chế, bao gồm thể chế số và khung pháp lý về hạ tầng thương mại điện tử; nghiên cứu ứng dụng theo định hướng của Trung ương về quản lý, ứng dụng các dịch vụ mới như AI, Blockchain, thực thể ảo AR... Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin đồng bộ, hiện đại, nhất là tập trung phủ sóng các vùng lõm; quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các nền tảng học trực tuyến mở, đại học số. Tiếp tục xây dựng và đưa vào vận hành các hệ thống nền tảng sổ quốc gia, nền tảng sổ của tỉnh dùng chung. Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển nội dung số, công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp an toàn thông tin mạng. Chú trọng phát triển văn hóa số, phát huy những giá trị thuần phong, mỹ tục, nhất là trên không gian mạng. Đảm bảo an sinh xã hội và đời sống nhân dân, nhất hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách và các đối tượng yếu thế khác; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khơi thông các nguồn lực cho phát triển.

     Đức Thể