Theo đó, mức hỗ trợ học nghề quy định như sau:
Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng:
Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian
học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.
Đối với
người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức
thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000
đồng/người/tháng.
Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề
có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì
số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là 1/2 tháng và
từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.
Hồ sơ đề
nghị học nghề và giải quyết hỗ trợ học nghề được thực hiện theo quy định tại
Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất
nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính
phủ).
Hàng tháng, cơ
sở đào tạo nghề nghiệp thực hiện các thủ tục thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ học
nghề theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 28/2015/ND-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ.
Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ học nghề do cơ quan
bảo hiểm xã hội chi trả từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Lê Lài