Theo đó, một số mục tiêu cụ thể của Chương trình khoa học và công
nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như sau: Tiếp tục hoàn
thành cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện
hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đề xuất được
các giải pháp khoa học, công nghệ phục vụ cho nền nông nghiệp có trách nhiệm
theo hướng kinh tế xanh, nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao. Giải
pháp tổng hợp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, môi trường, cảnh quan nông
thôn. Giải pháp quản trị kết nối cộng đồng cư dân gắn với cải thiện dịch vụ
công và cải cách hành chính nông thôn. Xây dựng và nhân rộng các mô hình phát
triển kinh tế phù hợp với điều kiện đặc thù, phát huy thế mạnh của từng địa phương,
vùng, miền trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ.
Một trong các nội dung của Chương trình là nghiên cứu hoàn thiện
và đổi mới cơ chế, chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tiễn để hoàn thiện cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới bền
vững gắn với quá trình đô thị hóa, hội nhập quốc tế và thực hiện các mục tiêu
phát triển bền vững, xây dựng Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cho các
giai đoạn tiếp theo; nghiên cứu đổi mới cơ chế giám sát, đánh giá kết quả thực
hiện chương trình.
Bên cạnh đó, nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ xây
dựng nông thôn mới theo hướng tích hợp các chương trình, dự án trên địa bàn
nông thôn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm thống
nhất cơ chế, chính sách hỗ trợ địa phương triển khai hiệu quả các nội dung của
Chương trình, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo không trùng lắp, chồng
chéo, lãng phí nguồn lực.
Đồng thời, nghiên cứu giải pháp xã hội hóa, hợp tác công tư trong
đầu tư, phát triển, quản lý và khai thác công trình bảo vệ môi trường, hạ tầng
nông thôn, hạ tầng thương mại phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông
thôn bền vững,…
Kim Chung