Đồng
chí Quản Minh Cường- Phó bí thư Tỉnh ủy, trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai chủ
trì, điều hành phiên thảo luận. Tại buổi
thảo luận Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia thảo luận sôi nổi, kiến nghị nhiều
ý kiến tâm huyết xuất phát từ thực tiễn sinh động.
Các
ĐBQH tán thành với sự cần thiết việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm thể chế hoá
các chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vị trí, vai trò của
nhà giáo, tạo cơ sở pháp lý để điều chỉnh chế độ, chính sách đối với nhà giáo
cũng như tạo điều kiện cho nhà giáo phát triển cả về số lượng và chất lượng,
đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới. Đặc biệt, bảo đảm sự
nhất quán về quan điểm, chủ trương của Đảng là “giáo dục, đào tạo là quốc sách
hàng đầu.
Đóng
góp ý kiến về Luật Nhà giáo tại Điểm b, khoản 5, Điều 21 dự án Luật Nhà giáo
quy định về điều động nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, đại biểu Đỗ
Huy Khánh đề nghị nên giữ nguyên phụ cấp thâm niên của giáo viên khi điều động
nên làm công tác quản lý. Tán
thành với quy định tại khoản 2 Điều 30 về việc "Nhà giáo trong các cơ sở
giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng
không quá 5 tuổi so với quy định và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ
hưu trước tuổi" . Tuy nhiên, đại biểu kiến nghị bổ sung thêm đối tượng là
các giáo viên công tác tại những vùng kinh tế đặc biệt khó khăn như: biên giới,
hải đảo, vùng dân tộc thiểu số miền núi.
Theo
ĐBQH Đỗ Huy Khánh, Đề nghị giữ nguyên chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp ưu
đãi đối với nhà giáo chuyển từ cơ sở giáo dục công lập sang cơ quan quản lý
công tác tại sở hoặc phòng giáo dục, cán bộ chỉ được hưởng phụ cấp chức vụ
25%, trong khi mất phụ cấp đứng lớp từ 30-35% và cả phụ cấp thâm niê. Ví dụ một
giáo viên ở trường lương là 10 triệu đồng, về phòng chuyên môn chỉ còn 7 triệu,
như vậy người ta sẽ không về vì thế sẽ không thu hút được người giỏi.
ĐBQH Đỗ Huy Khánh- Đoàn Đồng Nai phát biểu tại buổi thảo
luận
Cũng tại buổi thảo luận đại
biểu Lê Hoàng Hải chỉ ra tại Khoản 3, Điều 16 dự án Luật Nhà giáo quy định về
đối tượng được đặc cách, ưu tiên trong tuyển dụng nhà giáo đưa ra “bao gồm” 4
tiêu chí. Nếu đáp ứng cả 4 tiêu chí chưa hợp lý, đại biểu đề nghị cần quy định
rõ ràng là thỏa mãn đủ 4 tiêu chí hay chỉ cần 1 tiêu chí và nên chăng quy định
các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên sẽ hợp lý hơn.
Đại biểu Trịnh Xuân An
phản ánh tình trạng có quá nhiều bộ sách giáo khoa, giáo viên dạy 1 chương
trình, đi chấm thi 1 chương trình khác... rất bất cập. Vì vậy, đại biểu đề nghị
cần xem xét lại quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 8 về Quyền của nhà giáo “b)
Được chủ động phân phối thời lượng và sắp xếp nội dung theo chương trình giáo
dục; chủ động lựa chọn, sử dụng tài liệu, học liệu phục vụ hoạt động giảng dạy,
giáo dục" vì nếu quy định như vậy linh hoạt quá cho giáo viên.
Bên cạnh đó, đại biểu cũng
đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại chính sách: bảo đảm chỗ ở tập thể đủ các
điều kiện thiết yếu hoặc được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật Nhà ở
khi đến công tác tại vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi,
biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
(khoản 2 Điều 29 trong dự thảo Luật).
Nguyễn Hương