Nội dung của Nghị định quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ
sở giáo dục phổ thông công lập, bao gồm: quản lý các hoạt động giáo dục; thực
hiện quy chế dân chủ trong quản lý các hoạt động giáo dục; trách nhiệm giải
trình của cơ sở giáo dục và người đứng đầu cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt
động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản
lý các hoạt động giáo dục. Đối tượng áp dụng là nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, trường
mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập, trường mầm non, lớp mầm non độc lập công lập (gọi
chung là cơ sở giáo dục mầm non); trường tiểu học, THCS, THPT và trường phổ
thông có nhiều cấp học công lập (gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông); cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Các nội dung trên được quy định ở Chương I
(quy định chung).
Chương II của Nghị định quy định
về quản lý hoạt động giáo dục, bao gồm: Hoạt động tuyển sinh; tổ chức hoạt động
giáo dục; quản lý, tài sản, tổ chức bộ máy
và nhân sự.
Chương III của Nghị định quy định
về việc thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý các hoạt động giáo dục; trong
đó, nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Theo đó,
người đứng đầu cơ sở giáo dục phải tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên, người lao động tham gia xây dựng kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của
nhà trường, kế hoạch quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của
cơ sở giáo dục; trình Hội đồng trường phê duyệt các kế hoạch trước khi tổ chức
thực hiện. Cùng đó, phải tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục
của nhà trường, kế hoạch quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự
của cơ sở giáo dục; quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa, bảo đảm đúng mục
đích, công bằng, công khai, minh bạch. Tổ chức đánh giá và kiểm định chất lượng
giáo dục của cơ sở giáo dục theo quy định; tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên, người lao động tham gia đánh giá chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng
giáo dục của cơ sở. Công khai mục tiêu chất lượng giáo dục, điều kiện bảo đảm
chất lượng giáo dục, kết quả tuyển sinh, kết quả giáo dục, kết quả đánh giá và
kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật. Ngoài
ra, thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thực
hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công lập.
Mặt khác, nghị định cũng quy định
trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên, nhân viên, người lao động trong cơ sở
giáo dục (Chương III). Theo đó, nhóm đối tượng này phải tham gia xây dựng và thực
hiện kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch quản lý
tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo dục theo chức
năng, nhiệm vụ được phân công. Tham gia tổ chức tuyển sinh, tổ chức hoạt động
giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và nhân sự của cơ sở giáo
dục theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Tham gia giám sát việc tổ chức tuyển
sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và
nhân sự của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Nghị định còn quy định
về trách nhiệm giải trình trong quản lý các hoạt động giáo dục ở Chương IV (bao
gồm giải trình của cơ sở giáo dục và người đứng đầu cơ sở giáo dục) và đảm bảo
việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo
dục (chương V). Chương cuối cùng (chương VI) quy định về điều khoản thi hành.
Nghị định này có hiệu lực từ
ngày 15/̀5/2021.
Xem toàn văn Nghị định số
24/2021/NĐ-CP ngày 23/3/2021 quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non
và cơ sở giáo dục phổ thông công lập tại đâyNghi dinh 24.2021.pdf