Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủThông tin KT-XH

Sự cần thiết ban hành Luật cảnh sát cơ động

Đăng ngày: 27/10/2021
​Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 26 tháng 10 năm 2021, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến về dự án luật Cảnh sát cơ động. 
 

​Tại buổi thảo luận nhìn chung đa số các đại biểu nhất trí sự cần thiết ban hành Luật như Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh, tuy nhiên còn một nội dung đại biểu cho ý kiến.

Về vị trí, chức năng của Cảnh sát cơ động (Điều 3) Đa số đại biểu có ý kiến đề nghị cần đề cập làm rõ thêm các nội dung: Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang đặc biệt, chủ yếu thực hiện biện pháp vũ trang khi cần thiết, các điều kiện cần thiết để áp dụng thực hiện biện pháp vũ trang,… Việc quy định chi tiết, cụ thể hơn góp phần phân biệt rõ vị trí của cảnh sát cơ động, tránh chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ của CSCĐ với một số lực lượng khác.

 

18. Về tính cấp thiết cần thiết xây dựng Luật cảnh sát cơ động (1).jpg
Toàn cảnh phiên thảo luận trực tuyến của Quốc hội về Dự thảo luật Cảnh sát cơ động

Theo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường cho rằng, sau hơn 7 năm thực hiện Pháp lệnh CSCĐ năm 2013, lực lượng CSCĐ đã thực sự phát huy được vai trò là lực lượng nòng cốt chuyên trách thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Lực lượng này cũng chủ động phòng, ngừa phát hiện và kịp thời trấn áp các đối tượng có hành vi gây rối an ninh, trật tự, đấu tranh triệt phá các chuyên án, các băng, ổ nhóm tội phạm có tổ chức; bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu, hội nghị, sự kiện chính trị quan trọng, góp phần phục vụ đặc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại của đất nước.

Trong tình hình hiện nay, các thế lực thù địch, phản động gia tăng các hoạt động chống phá ngày tinh vi; các loại tội phạm, nhất là tội phạm sử dụng vũ khí nóng, tội phạm có tổ chức, tội phạm băng nhóm, tội phạm hoạt động kiểu “xã hội đen”…hoạt động ngày càng manh động, coi thường pháp luật, xâm hại nghiêm trọng đến quyền con người và an ninh con người. Do đó, việc dụng sử biện pháp vũ trang vào đấu tranh, trấn áp hiệu quả các loại tội phạm là yêu cầu cấp thiết.Việc ban hành Luật CSCĐ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ áp dụng biện pháp vũ trang vào đảm bảo an ninh quốc gai, bảo đảm an toàn trật tự xã hội, kịp thời khắc phục một số hạn chế bất cấp của Pháp lệnh CSCĐ đã được Bộ Công an trình bày cụ thể trong báo cáo Tổng kết việc thi hành pháp lệnh.

 18.1 Về tính cấp thiết cần thiết xây dựng Luật cảnh sát cơ động (1).jpgÔng Quản Minh Cường-T​rưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia phát biểu tại buổi thảo luận

Về nội hệ thống tổ chức và cơ cấu lực lượng CSCĐ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường cho rằng, Pháp lệnh CSCĐ năm 2013 quy định cơ cấu CSCĐ gồm: lực lượng tác chiến đặc biệt, lực lượng cảnh sát đặc nhiệm, bảo vệ mục tiêu, huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ. CSCĐ là đơn vị trực thuộc Bộ Công an, thực hiện chức năng nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, gìn giữ trật tự an toàn xã hội như các đơn vị thuộc lực lượng an ninh nhân dân về Cảnh sát nhân dân.

Do vậy, cơ cấu của lực lượng CSCĐ có thể được thay đổi, điều chỉnh theo yêu cầu, tình hình thực tiễn áp dụng biện pháp vũ trang trong bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Nếu quy định cụ thể cơ cấu của lực lượng CSCĐ trong dự án Luật theo phương án 2, khi có thay đổi cơ cấu sẽ dẫn đến vấn đề cần sửa đổi Luật. Đồng thời, cơ cấu lực lượng CSCĐ trực thuộc Công an nhân dân nên giao Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết về tổ chức và cơ cấu của lực lượng CSCĐ sẽ phù hợp hơn, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Luật Công an nhân dân năm 2018.

Lực lượng CSCĐ được xác định xây dựng tiến thẳng lên chính quy hiện đại. Vì vậy, để chính quy phải có một bộ máy, tổ chức rất hoàn thiện, cơ cấu hiện đại để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, thì lực lượng CSCĐ cần có những thiết bị hiện đại hơn mới trấn áp được. Do đó, vừa qua, Bộ Công an đã thành lập đơn vị không quân, kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ là rất quan trọng để tiến thẳng lên chính quy, hiện đại. Ngoài được trang bị công cụ, phương tiện hiện đại, đòi hỏi CSCĐ phải có trình độ pháp luật, hiểu biết và áp dụng pháp luật một cách tốt nhất, song song với tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ.

Do vậy, để đảm bảo cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng về xây dựng lực lượng Công an nhân dân chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại và thống nhất với cac Bộ luật, Luật khác, Đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai đề nghị Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội xem xét lựa chọn phương án 1 Điều 13: Về hệ thống tổ chức của Cảnh sát cơ động Đa số chọn phương án 1 của dự thảo, nhằm tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tương thích, thống nhất với các văn bản luật khác và phù hợp thẩm quyền quy định về tổ chức; linh hoạt trong việc bố trí, sắp xếp tổ chức trong thời gian dài.

Ngoài ra, Trong buổi thảo luận, nội dung được rất nhiều đại biểu quan tâm là trang bị của cảnh sát cơ động (Điều 21), đa số các đại biểu nhất trí cần ưu tiên trang bị máy bay, tàu thuyền cho lực lượng Cảnh sát cơ động để đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ, ngoài trang bị công cụ, phương tiện hiện đại, đòi hỏi Cảnh sát cơ động phải có trình độ pháp luật, hiểu biết và áp dụng pháp luật một cách tốt nhất, song song với chuyên môn nghiệp vụ; bên cạnh đó có ý kiến cho rằng, quy định trang bị tàu bay, tàu thuyền là chính sách lớn nhưng chưa có đánh giá tác động. Đề nghị có cơ chế phối hợp, huy động, sử dụng phương tiện của Quân đội và các lực lượng khác.

Nguyễn Hương