Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủThông tin KT-XH

Tình hình hoạt động của các cơ sở ngành nghề nông thôn, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh

Đăng ngày: 12/12/2021
Nghề gốm mỹ nghệ Biên Hòa được công nhận là Nghề truyền thống của tỉnh Đồng Nai​

​    Trên địa bàn tỉnh có 11.382 cơ sở ngành nghề nông thôn, gồm: chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản 1.871 cơ sở; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 260 cơ sở; chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn 65 cơ sở; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ 3.944 cơ sở; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh 49 cơ sở; các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống cư dân nông thôn 5.193 cơ sở.

- Về nghề truyền thống: Nghề gốm mỹ nghệ Biên Hòa được công nhận Nghề truyền thống năm 2018. Hiện nay các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất Gốm mỹ nghệ Biên Hòa đã được di dời vào Cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh. Nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả khá tốt, xây dựng được thương hiệu sản phẩm gốm mỹ nghệ xuất khẩu ra thị trường Quốc tế, đã tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương, tạo thu nhập ổn định cho người lao động khoảng 8 triệu đồng/tháng...Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 03 nghề truyền thống đang hoạt động nhưng chưa đủ tiêu chí theo quy định để xét công nhận, gồm: Nghề mây tre đan huyện Định Quán; Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Châu Mạ ở ấp 4, xã Tà Lài, huyện Tân Phú; Nghề chế tác đá Bửu Long, thành phố Biên Hòa.

lnag gom.jpg
​Nghệ nhân đang vẽ hoa văn trên gốm ​tại Công ty TNHH gốm Mỹ Nghệ Hoàng Mỹ CCN gốm Tân Hạnh thành phố  Biên Hòa

- Về làng nghề: Làng nghề nuôi trồng và sơ chế nấm tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang, thành phố Long Khánh được công nhận năm 2018. Làng nghề hiện có có 137 cơ sở, hộ sản xuất, quy mô sản xuất và sản lượng được tăng lên trong các năm gần đây (năm 2020 tổng doanh thu đạt gần 68,6 tỷ đồng). Làng nghề đã tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, tạo thu nhập ổn định cho người làm nấm. Hiện nay nhãn hiệu tập thể “Nấm mèo Long Khánh” đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 05 làng nghề đang hoạt động và phát triển rất tốt nhưng chưa được công nhận do chưa đạt các tiêu chí theo quy định gồm: Làng nghề nuôi hươu, nai lấy nhung xã Hiếu Liêm, xã Mã Đà huyện Vĩnh Cửu; Làng nghề nuôi trồng và chế biến nấm ở ấp 4, xã Suối Nho, huyện Định Quán; Làng nghề nuôi cá lồng bè ở La Ngà, huyện Định Quán; Làng nghề gỗ mỹ nghệ ấp Tân Bắc, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom và Làng nghề đồ gỗ, mộc gia dụng ở ấp Lộ Đức, xã Hố Nai 3 huyện Trảng Bom.

nấm mèo xã Bảo Quang.JPG
Làng nghề nuôi trồng và sơ chế nấm tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang​

Về hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn: Đã hỗ trợ máy móc cơ giới hóa trong chế biến, bảo quản nông sản trong sản xuất cho Làng nghề nấm xã Bảo Quang với tổng kinh phí 95 triệu đồng; hỗ trợ đăng ký sở hữu công nghiệp, hỗ trợ đánh giá GAP, ISO, HACCP,…cho các cơ sở ngành nghề nông thôn với tổng số tiền 12,640 tỷ đồng; hỗ trợ đào tạo nghề cho các chủ cơ sở ngành nghề nông thôn với tổng số tiền 43,909 tỷ đồng; hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tay nghề; hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở;hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật; hỗ trợ tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công; hỗ trợ 20 mô hình điện áp mái phục vụ sản xuất công nghiệp nông thôn; hỗ trợ bình chọn, tổ chức lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và Giải thưởng cuộc thi sáng tạo sản phẩm thủ công mỹ nghệ;..với tổng số tiền trên 6,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thì hoạt động của các cơ sở ngành nghề nông thôn, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh còn một số khó khăn, vướng mắc như:  Các sản phẩm hàng hóa của ngành nghề nông thôn đa phần là chưa có nhãn hiệu - thương hiệu hàng hóa, chất lượng sản phẩm chưa đủ tiêu chuẩn nhất là các sản phẩm lương thực – thực phẩm; các cơ sở ngành nghề nông thôn chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tính liên doanh, liên kết giữa các cơ sở trong cùng ngành nghề còn thấp, hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún còn phổ biến; các làng nghề hiện nay chưa tìm ra được sản phẩm độc đáo, chuyên biệt, mang tính “độc quyền” để đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Một số ngành nghề nông thôn của các địa phương (như: bóc tách hạt điều; đan lát mây tre, lục bình; may gia công;…) chỉ thực hiện một số công đoạn gia công đơn giản, sản phẩm làm ra hầu hết tiêu thụ tại địa phương nên việc liên kết để xây dựng các dự án gặp nhiều khó khăn; dây chuyền công nghệ sản xuất thiếu hiện đại, hệ thống xử lý nước thải, chất thải một số làng nghề không đảm bảo các quy định về môi trường; một số ngành nghề, nghề truyền thống đang mai một, lao động chủ yếu là người lớn tuổi, trẻ em; tỷ lệ lao động được đào tạo thấp; các làng nghề vẫn sử dụng chủ yếu là lao động thủ công. 

Nguyễn Bình