Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủThông tin KT-XH

Tình hoạt động của các tổ chức tín dụng 9 tháng năm 2022 trên địa bàn tỉnh

Đăng ngày: 28/09/2022
​Đến 31/8/2022 tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD trên địa bàn tiếp tục được kiểm soát dưới mức 2%​
 

​    Về hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng trên địa bàn: So mặt bằng chung, tăng trưởng về huy động vốn và hoạt động tín dụng của ngành Ngân hàng tỉnh Đồng Nai vẫn duy trì ở mức cao so với tăng trưởng bình quân cả nước. Cơ cấu tín dụng tiếp tục được định hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, hoạt động sản xuất kinh doanh và các ngành, lĩnh vực tạo lợi thế cạnh tranh cho địa phương, cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, tín dụng đầu tư bất động sản, chứng khoán, hướng tín dụng vào các dự án, chương trình phát triển nhà ở xã hội.

Về mặt bằng lãi suất: Đối với lãi suất của các NHTM, thời gian vừa qua mặc dù có biến động tăng nhưng ở mức độ rất nhẹ, trong đó lãi suất huy động tăng 0,25% và lãi suất cho vay là 0,24% - đây là mức tăng thấp nhất so với tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á. Lãi suất cho vay bình quân hiện chỉ từ 7,9 - 9,3%, kể cả dư nợ cũ và dư nợ mới; lãi suất huy động bình quân từ 6,3 – 6,8% đối với kỳ hạn trên 1 năm. Các mức lãi suất này so với các năm gần đây đã được duy trì khá ổn định.

Về chất lượng tín dụng: đến 31/8/2022 tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD trên địa bàn tiếp tục được kiểm soát dưới mức 2% (ước chiếm 1,03% trên tổng dư nợ cho vay).

Tình hình dư nợ một số chương trình tín dụng:

+ Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (Số liệu thống kê theo Thông tư số 11/2018/TT-NHNN ngày 17/4/2018 của NHNN Việt Nam): Đến 30/9/2022 dư nợ ước đạt 92.000 tỷ đồng, tăng 16,63% so với cuối năm 2021, chiếm tỷ trọng 28,16% so với tổng dư nợ cho vay. Trong tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ước có 13.800 tỷ đồng dư nợ không phải đảm bảo bằng tài sản, chiếm tỷ trọng 15% tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

+ Kết quả cho vay đối với các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn: Thực hiện Công văn 691/NHNN-TD ngày 04/02/2016 của NHNN Việt Nam, đến 30/9/2022 dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới đối với các xã trên địa bàn ước đạt 90.200 tỷ đồng, tăng 13,28% so với cuối năm 2021, chiếm tỷ trọng 27,61% so với tổng dư nợ cho vay.

+ Dư nợ cho vay xuất nhập khẩu: Đến 30/9/2022 ước đạt 57.990 tỷ đồng, tăng 50,07% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 17,63% so với tổng dư nợ cho vay trên địa bàn. Trong đó, cho vay xuất khẩu ước đạt 31.750 tỷ đồng, tăng 48% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 9,65% so với tổng dư nợ cho vay.​

+ Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa: Đến 31/8/2022 đạt 60.360 tỷ đồng, tăng 1,69% so với 31/12/2021, chiếm tỷ trọng 18,59% so với tổng dư nợ cho vay.

+ Cho vay theo Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của NHNN Việt Nam về cho vay nhà ở của gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng: Đến 31/12/2016 các TCTD trên địa bàn đã giải ngân 257,5 tỷ đồng (do đã ngưng giải ngân từ 01/01/2017 theo quy định), tính đến 31/8/2022 dư nợ 47,39 tỷ đồng và còn 450 khách hàng vay mua nhà ở xã hội và xây dựng nhà ở xã hội còn dư nợ.

+ Về hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội: Kết quả hoạt động theo kế hoạch đến 31/8/2022 dư nợ đạt 4.793 tỷ đồng, vượt kế hoạch được giao từ đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc đối với NLĐ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg: 1.067 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 22,28% tổng dư nợ; dư nợ cho vay nhà ở xã hội đạt 104,68 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,18% tổng dư nợ cho vay.

Trong tháng 08/2022, NHCSXH tỉnh triển khai 02 chương trình tín dụng chính sách mới, bao gồm: Cho vay đối với học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính với dư nợ đạt 440 triệu đồng và Cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học (QĐ11) với dư nợ đạt 3.600 triệu đồng.

 Nguyễn Bình