Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủThông tin KT-XH

Tổng kết việc công nhận nguời có công với cách mạng giai đoạn 2013 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Đăng ngày: 22/12/2020
​Tính từ ngày 01/01/2013 đến ngày 30/6/2020, tổng số hồ sơ đề nghị công nhận người có công với cách mạng đã thụ lý là 3.102 hồ sơ; trong đó tổng số hồ sơ đã được công nhận là 2.828 hồ sơ.
 

Trong giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Đồng Nai đã có nhiều nỗ lực và thực hiện tốt việc công nhận nguời có công với cách mạng. Các văn bản hướng dẫn về công tác công nhận người có công với cách mạng đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng đối với người có công với cách mạng; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân nâng cao nhận thức, tham gia tích cực vào việc đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho người có công và tạo điều kiện để người có công tiếp tục vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nưóc về việc công nhận người có công vói cách mạng. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền thủ tục, hồ sơ công nhận người có công với cách mạng; kịp thời giải quyêt các hồ sơ, quyền lợi đối với người có công với cách mạng…

nguoi co cong.jpg
Ban VHXH HĐND tỉnh (nhiệm kỳ 2011-2016) khảo sát việc thực hiện chính sách ưu đãi cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh năm 2014

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong việc thực hiện công nhận nguời có công với cách mạng thời gian qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế. Việc hướng dẫn thực hiện chuyển đổi chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ theo Pháp lệnh số 04/2012/ƯBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tại điểm a khoản 4 Điều 3 “Người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo suy giảm dưới 81% thì tiếp tục hưởng chế độ đến ngày 31/12/2012 và được chuyển sang hưởng trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 41% - 60% kể từ ngày 01/01/2013” nhưng hướng dẫn tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ và Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chuyển đổi theo 4 mức đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi trên 200 đối tượng có tỷ lệ suy giảm 21% - 40% đang từ mức hưởng 1.840.000 đồng xuống còn 927.000 đồng là dưới mức thu nhập trung bình dân cư tại địa phương.

Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ không đề cập đến nội dung người có công với cách mạng hưởng chế độ ưu đãi hàng tháng, nay đã định cư ở nước ngoài, hảng năm về thăm gia đình thì các chế độ ưu đãi này được giải quyết như thế nào.

Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đối, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ: Quy định thân nhân của người có công với cách mạng gồm con nuôi, như vậy con nuôi của người có công với cách mạng được hưởng chế độ như con đẻ. Tuy nhiên, không có hướng dẫn cụ thể trường hợp con nuôi như thế nào thì đủ điều kiện hưởng chế độ, vì khoản 5 Điều 13 Luật Nuôi con nuôi cũng quy định cấm lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

ncc19072020-2.jpg
Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà gia đình người có công dịp Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020

Điểm b khoản 3 Điều 9 và điểm b khoản 3 Điều 10 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 đã chết mà chưa hưởng chế độ ưu đãi thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần dẫn đến các trường hợp vợ/chồng hiện còn sống nay mới lập thủ tục công nhận thì thân nhân không được hưởng trợ cấp hàng tháng dẫn đến thiệt thòi thiếu công bằng (giữa thân nhân của người đã được công nhận mà chết và người đã chết trước khi được công nhận).

Những trường hợp vi phạm chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo Điều 43 của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, khi phát hiện vi phạm không có cơ chế đủ mạnh để buộc đối tượng hoàn trả số tiền đã hưởng không đúng quy định vì yếu tố cấu thành vi phạm theo Điều 43 của Pháp lệnh không đủ yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật hình sự.

Mức trợ cấp 01 lần đối với người hoạt động kháng chiến, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế từ năm 2000 đến nay vẫn quy định ở mức 120.000 đồng/năm là quá thấp, qua nhiều năm mức trợ cấp này không thay đổi.

Việc hướng dẫn xác nhận liệt sỹ, thương binh trong chiến tranh bị mất hết giấy tờ theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng còn vướng mắc về điều kiện để giải quyết theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 của Thông tư.

Việc giải quyết chế độ cho người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày thực hiện cho những trường hợp theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/3/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tuy nhiên còn vướng những trường hợp có lý lịch đảng viên ghi bị tù nhưng không ghi địa điểm nhà tù cũng chưa có cơ sở giải quyết, trường hợp cơ sở cách mạng bị tù, đày cũng chưa có quy định giải quyết.

Để thực hiện tốt công tác công nhận nguời có công với cách mạng trong thời gian tới, tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung một số quy định để phù hợp với thực tiễn hiện nay.

                                                                                              Đức Thể