Hai năm sau, ngày 10-6-1944, bọn phát xít
Đức lại bao vây thị trấn Ô-ra-đua (Pháp), chúng dồn 400 người vào nhà thờ,
trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm
thương.
Căm
phẫn trước tội ác dã man của bọn phát xít Đức, cả loài người tiến bộ trên toàn
thế giới kịch liệt lên án và đấu tranh để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Sau khi
phát xít Đức bị đánh bại, nhà nước Tiệp Khắc lúc bấy giờ đã cho xây dựng lại
làng Li-đi-xơ và Đài tưởng niệm để ghi sâu tội ác của bọn phát xít. Tháng
12-1949, Liên hiệp Hội phụ nữ Á Phi họp ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đề nghị và
được Liên đoàn phụ nữ Dân chủ thế giới chọn ngày 1-6 hàng năm làm ngày Quốc tế
Thiếu nhi, nhằm nhắc nhở nhân dân toàn thế giới nhớ đến vụ thảm sát Li-đi-xơ và
Ô-ra-đua của bọn phát xít, và hành động để bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Cuối
năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ nước ta
sang thăm Tiệp Khắc. Người đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Li-đi-xơ. Người
nói: “Chúng ta quyết tâm phấn đấu để cho trên toàn thế giới không còn có những
cảnh thảm sát như ở Li-đi-xơ và Ô-ra-đua nữa, để cho con cháu chúng ta không
bao giờ phải nếm mùi khủng khiếp của chiến tranh, để con cháu chúng ta lớn lên
sung sướng trong hòa bình…” Nhân dân ta sẽ không bao giờ quên những vụ thảm sát
dã man của đế quốc Mỹ tại Sơn Mỹ (Quảng Ngãi); Bình An, Tây Sơn (Bình Định); Thạnh
Phong (Bến Tre) hay vụ B52 ném bom vào khu phố Khâm Thiên (Hà Nội) và hàng loạt
vụ rải chất độc hóa học có tính chất hủy diệt xuống các làng mạc miền Nam trong
những năm chiến tranh, mà hậu quả đến nay vẫn còn hằn sâu trong mỗi người. Hiện
cả nước có trên 1 triệu trẻ em khuyết tật mà đa phần là nạn nhân của chất độc
màu da cam.
Kỷ
niệm ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 năm 2010, năm thứ 10 cả nước tổ chức “Năm xã hội
tình nguyện vì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” do Trung ương Đoàn phát động.
Hy vọng, năm nay sẽ có nhiều tổ chức, cá nhân quyên góp ủng hộ giúp đỡ trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hơn.
Kim Ngọc