- Về trồng trọt: Toàn tỉnh có 13 cây đầu dòng và 10 vườn cây đầu dòng được chứng nhận;
1.634 ha cây trồng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAP và
tương đương (tăng 280 ha so năm 2020) và hình thành nhiều mô hình
sản xuất không sử dụng đầu vào hóa học; 81,3% diện tích cây
trồng ứng dụng giống chất lượng tốt và 81,2% diện tích ứng dụng chế phẩm sinh
học.
- Về chăn nuôi: Toàn tỉnh có 21%
trang trại sử dụng hệ thống chuồng lạnh, chuồng kín; 88,7% cơ sở
chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải
bằng biogas hoặc đệm lót sinh học; 286 trang trại và 04 Tổ hợp tác chăn
nuôi được chứng nhận VietGAHP; khoảng 45% tổng đàn
heo, 30,5% tổng đàn gà của các doanh nghiệp được truy xuất nguồn gốc;...
- Về thủy
sản: duy trì 14 vùng nuôi được chứng
nhận an toàn thực phẩm với diện tích 401,75 ha, sản lượng 15.282 tấn/năm; 40 cơ sở kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn
tỉnh đã góp phần cung ứng 78,3% giống sạch bệnh,
có chất lượng cao;…
Việc áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp
hữu cơ trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đã đạt được một số kết
quả. Tuy nhiên, tỷ lệ sản
phẩm trồng trọt sản xuất theo các quy trình an toàn, các tiêu chuẩn được chứng
nhận về truy xuất nguồn gốc còn thấp. Trong sản xuất trồng trọt còn tồn tại
tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, ...gây mất
an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường. Hầu
hết đất trồng trọt lâu nay đều sử dụng hóa chất, phân bón vô cơ nên phải có
thời gian chuyển hóa mới đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ. Thời gian chuyển
tiếp từ sản xuất hóa học sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ dài; đầu vào cho chăn nuôi,
thủy sản hữu cơ còn hạn chế. Hệ thống các tiêu chuẩn
quốc gia và khung pháp lý cho sản xuất, chứng nhận và giám sát chất lượng sản
phẩm nông nghiệp hữu cơ chưa được hoàn thiện; chưa có chính sách, cơ chế đặc
thù về phát triển nông nghiệp hữu cơ, mới chỉ mang tính chất lồng ghép. Đa số
nông dân chưa muốn chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ do sức hấp dẫn
về thu nhập chưa được chứng minh, thị trường tiêu thụ không được cam kết, hơn
nữa quy trình sản xuất lại khắt khe, cần thời gian dài để cải tạo đất, tạo
nguồn nước tưới đáp ứng yêu cầu về chất lượng nên chi phí sản xuất cao.
Dưa lưới của Trang Trại Việt được chọn là sản phẩm OCOP của Đồng Nai.JPG
Nhằm đạt mục tiêu
đột phá về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong nhiệm kỳ 2020 -2025 theo Nghị
quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết của HĐND tỉnh về
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh giai đoạn 2021-2025,
UBND tỉnh đã ban hành chương trình của UBND tỉnh về phát triển nông nghiệp hữu
cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với
thị trường tiêu thụ sản phẩm; phát triển công nghiệp chế biến sâu nông sản và
các dịch vụ nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
giao ngành nông nghiệp phối hợp với địa phương tuyên truyền cho HTX, Tổ HTX, người nông dân về chính sách hỗ trợ phát
triển nông nghiệp hữu cơ; tổ chức tập huấn Chuyên đề “Phát triển các hình thức tổ chức sản theo hướng sản xuất an
toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm”
Nguyễn Bình