Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủThông tin KT-XH

Vì sao phải dùng song song căn cước công dân bản vật lý (thẻ căn cước gắn chip 12 số), và bản căn cước công dân số (App VneID)

Đăng ngày: 23/06/2023
​Chúng ta cũng đang tồn tại một số người, một số bộ phận là người gốc Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam nhưng không có một giấy tờ gì cả, không ai quản lý cả, hay nói cách khác là thiếu công cụ quản lý.

202306060857095035_10.jpg
                    Đại biểu Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 5

Hiện nay, Bộ Công an đã cấp lên tới 80 triệu căn cước công dân có gắn chip, trong đó có 19 địa phương đã hoàn thành cấp căn cước công dân rồi. Hiện nay thì chúng ta đang tập trung vào định danh điện tử và sách tin điện tử, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin, rồi để phục vụ chuyển đổi số quốc gia, cùng với định danh và sách tin điện tử thì việc triển khai hiện cũng diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả. Tuy nhiên, thực trạng ở đây là yêu cầu về quản lý xã hội bằng môi trường điện tử và Chính phủ điện tử rất cấp bách và nó phục vụ cho người dân rất cao và cũng phục vụ cho các cơ quan để quản trị xã hội, quản lý nhà nước sẽ hiệu quả hơn. Và hiện nay, chúng ta cũng đang tồn tại một số người, một số bộ phận là người gốc Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam nhưng không có một giấy tờ gì cả, không ai quản lý, hay nói cách khác là thiếu công cụ quản lý. Ví dụ Thành phố Hồ Chí Minh, ở khu Mã Lạng, trung tâm quận nhất, có một thực trạng là đời này qua đời khác người dân không có một giấy tờ gì và dẫn đến là không được đi học hành, mất đi cơ hội làm việc như những công dân khác. Trong khi đó, chúng ta đang thực hiện những vấn đề bình đẳng, và qua đó có thể thấy đây là một bộ phận người dân có thế yếu trong xã hội, vì những lý do như vậy. Để cấp giấy chứng nhận căn cước cho số người có gốc Việt Nam nhưng chưa xác định quốc tịch. Nó thể hiện tính nhân văn. Nhưng quan trọng nhất tất cả những người sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải được quản lý. Đó là nguyên tắc. Bằng các công cụ, các quy định khác nhau, trong đó có quy định của Luật căn cước công dân.

z4448049277990_0468a8c8667b9c044fbd6c72e7f03e86.jpg
                      Các vị ĐBQH đơn vị tỉnh Đồng Nai tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội

Một điểm nữa hoài nghi về căn cước công dân gắn chip điện tử và căn cước điện tử có phải 2 loại không? Thật ra nó là một loại nhưng có phương thức khai thác khác nhau,12 số trên căn cước công dân gắn chip chính là số định danh điện tử. Cho nên không phải có hai căn cước. Trong khi hiện nay mới có 91% người sử dụng điện thoại thông minh. Những người dùng sử dụng internet ở các vùng chiếm khoảng 97% lãnh thổ. Nhưng bây giờ sử dụng vật lý, dùng một căn cướp công dân gắn chíp điện tử thì dù đến nơi đâu cũng có thể sử dụng vật lý bình thường. Và nếu có trên VNEID và có tài khoản định danh điện tử, có thể sử dụng thêm. Nếu sử dụng tài khoản định danh điện tử hay căn cước điện tử sẽ có lợi hơn, nhiều dịch vụ hơn và tiện ít hơn. Nhưng hiện nay không phải ai cũng sử dụng được cái này. Ai không sử dụng được thì dùng căn cước công dân. Nó chỉ thuận lợi hơn mà không có thiệt hại gì, không bắt buộc phải sử dụng căn cước điện tử mà loại bỏ cái cũ.  Theo đó, người dân một sự lựa chọn nữa để cho người dân có thể sử dụng.

Ví dụ hiện đổi giấy phép lái xe phải mất 135.000 đồng, phải photo 2.000 – 3.000 đồng/tờ. Nhưng khi sử dụng trên nền tảng căn cước điện tử sẽ tiết kiệm được chi phí. Đặc biệt không phải tốn thời gian, không phải tiếp cận việc tham nhũng vặt, nhũng nhiễu vặt. Người dân cần các dịch vụ công càng ngày càng phát triển. Bên cạnh đó cũng còn nhiều người dân chưa quen sử dụng. Nhưng riêng căn cước công dân gắn chip, chỉ đưa vào chip đọc, những trường dữ liệu nêu trong luật chỉ là dữ liệu, chứ không phải để ghi lên căn cước. Ví dụ như chứng minh thư 9 số bắt buộc cũng phải đưa vào. Và sinh trắc học sẽ có các loại, một là khuôn mặt, hai là dấu vân tay, ba là mống mắt.

Nhân trắc học, đại biểu lo lắng, diện mạo từ 15 tuổi đến 63 tuổi rồi, liệu nó có thay đổi. Nếu là chứng minh nhân dân cũ thì sẽ thay đổi, bởi vì vân tay thì khó nhưng khuôn mặt sẽ thay đổi. Bên cạnh đó, hiện sinh trắc học còn có mống mắt nữa. Cơ bản những trường dữ liệu này để phân biệt người A với người B phải khác nhau nhưng sẽ đưa vào trong dữ liệu chứ không phải đưa vào hệ thống có căn cước hồ sơ. Như vậy, người dân cũng có thể tự thay đổi, nhập thông tin để xác thực điện tử lại.

z4404697777711_985729a4a2e22da40c1d4041eb9b4abe.jpg
                                   Đại biểu Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 5

Về trẻ em, người dưới 14 tuổi, trên 6 tuổi là bắt buộc quy định, không có sự lựa chọn. Ttrong môi trường và kỹ thuật hiện nay, làm giấy khai sinh giả rất dễ. Cho nên bây giờ phải có sinh trắc học, những thẻ này đối với các bé vừa gọn, vừa tích hợp được nhiều loại. Ví dụ thẻ bảo hiểm y tế, thẻ học sinh, thẻ khám, chữa bệnh,... Nếu tích hợp được vào hết một thẻ sẽ giảm được khoảng 2.000 tỷ đồng cho quốc gia. Trong khi chúng ta làm căn cước công dân này mất mấy chục nghìn đồng, so sánh sẽ thấy lợi ích rất lớn. Trong đó, lợi lớn nhất là thông tin chính xác và chống bị làm giả và quản lý rất tốt. Đại biểu cho rằng nên áp dụng cho đối tượng trên 6 tuổi và dưới 14 tuổi.

Một điểm nữa là vấn đề bảo mật. Hiện trên môi trường mạng cũng phải tính toán đến vấn đề bảo mật. Hạ tầng mạng cần được gia cố để tránh việc bị xâm nhập. Nhưng hiện nay nếu mất thẻ căn cước công dân, người dân cũng không bị đánh cắp dữ liệu. Bởi vì người ta phải chụp vân tay, chụp nhận dạng khuôn mặt thì mới sử dụng được thẻ căn cước công dân đó. Còn VNeID phải có tài khoản, phải có mã, không thể sử dụng tài khoản định danh điện tử của người khác nếu không được cho phép. Tuy nhiên trên môi trường mạng không có gì là chắc chắn.

Kim Chung