Từ tháng 6 năm 2014 đến nay,
việc chi trả cho các đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện qua dịch vụ Bưu điện,
với mức phí dịch vụ chi trả là 7.448 đồng/đối tượng/tháng. Mức phí này được thực
hiện theo Văn bản số 2676/UBND-VX ngày 02 tháng 4 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh (thời điểm tỉnh Đồng Nai thực hiện thí điểm chuyển phương thức
chi trả từ cán bộ xã sang Bưu điện thực hiện). Tuy nhiên đến nay, mức phí chi
trả nêu trên cho đối tượng không còn phù hợp với thực tiễn. Tính đến tháng 9
năm 2024, kết quả chi trả trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội của 11 huyện,
thành phố qua tài khoản là 50.120 người với kinh phí chi trả là 36.285 triệu đồng/tháng
và số đối tượng chi trả bằng tiền mặt là 36.414 người với kinh phí chi trả là
29.195 triệu đông/tháng.
Theo dự kiến, mức chi phí
chi trả bằng tiền mặt là 1% trên tổng số tiền chi trả và mức chi phí chi trả
không dùng tiền là 0,7% trên tổng số tiền chi trả. Nếu điều chỉnh mức chi phí
chi trả bằng tiền mặt xuống 1% trên tổng số tiền chi trả, ước tính trung bình một
năm ngân sách phải chi 6.659 triệu đồng; nếu áp dụng mức chi phí chi trả không
dùng tiền mặt xuống 0,7% trên tổng số tiền chi trả, ước tính trung bình một năm
ngân sách phải chi 4.661 triệu đồng. Như vậy, so với mức phí đang áp dụng năm
2024 hiện nay sẽ giảm từ 1.076 triệu đồng (tương đương 14%) đến 3.074 triệu đồng
(tương đương 40%) một năm. Trong thời gian tới khi việc chi trả không dùng tiền
mặt đạt 100% trên tổng số đối tượng có khả năng nhận trợ cấp qua tài khoản chiếm
95% tống số đối tượng bảo trợ xã hội (5% đối tượng cần phải chi trả bằng tiền mặt)
thì chi phí chi trả trợ cấp thông qua tổ chức dịch vụ chi trả sẽ giảm từ 14% đến
40% trên một năm so với mức chi phí chi trả trực tiếp bằng tiền mặt đang thực
hiện như hiện nay.
Đồng thời, ngày 17/7/2024 Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 50/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 76/2021/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính hướng dẫn khoản 1 và khoản 2 Điều 31 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày
15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối
tượng bảo trợ xã hội; trong đó, tại điểm d khoản 2 Điều 1 quy định: “Trường hợp thực hiện chi trả trợ giúp xã hội
cho các đoi tượng bảo trợ xã hội thông qua tô chức dịch vụ chi trả: Mức chi phỉ
chi trả được xác đinh theo tỷ lệ % trên tông sô tiên chi trả cho các đổi tượng
bảo trợ xã hội do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tùy theo điều kiện địa
bàn và thực tế số lượng đối tượng bảo trợ xã hội của từng địa phương”.
Từ các cơ sở pháp lý và thực
tiễn nêu trên, việc Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định mức chi
phí chi trả trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thông qua tổ chức
dịch vụ chi trả trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là cần thiết, đúng thẩm quyền theo
quy định để làm cơ sở tổ chức thực hiện việc chi trả chính sách trợ giúp xã hội
theo đúng quy định của pháp luật, góp phần tiết kiệm chi ngân sách và tăng tính
công khai, minh bạch, nhanh chóng, kịp thời cho đối tượng và đảm bảo theo tinh
thần chỉ đạo chung của Chính phủ về thúc đấy chuyển đối số trong chi trả an
sinh xã hội không dùng tiền mặt.
Dự thảo Nghị quyết dự kiến sẽ
được trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024.
Đức Thể