Theo báo cáo của các cơ quan, từ 01/7/2016 đến 01/7/2021 là giai
đoạn cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì tình hình khiếu nại, tố cáo
cũng diễn biến phức tạp, nhất là khi đời sống của người dân ngày càng được nâng
lên, nhận thức pháp luật của người dân có những chuyển biến rõ rệt. Theo báo
cáo của Chính phủ, so với giai đoạn 2011 -
2016 số lượt người đến cơ
quan hành chính nhà nước các cấp để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tăng
67,6%; số lượt đoàn đông người tăng 9,2% nhưng số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc
thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước giảm 16,1%. Trong đó, khiếu nại
giảm 4,8% số đơn và 25,7% số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ
quan hành chính nhà nước; tố cáo tăng 112,5% số đơn và 31,3% số vụ việc thuộc
thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước.
Trong kỳ báo
cáo, 63 HĐND tỉnh, thành phố đã tiếp 62.286 lượt người đến khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh về 41.047 vụ việc, trong đó có 1.119 lượt đoàn đông người. Qua tiếp công dân, đã ban hành 15.568 văn bản (chiếm 37,93%) chuyển
đơn khiếu nại, đơn tố cáo của công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; có
3.123 vãn bản (chiếm 7,61%) hướng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm
quyền giải quyết; đồng thời, đã trực tiếp giải thích, thuyết phục, vận động
22.356 công dân (chiếm 54,46%) chấp hành các bản án, kết luận, quyết định giải
quyết của cơ quan có thẩm quyền, hoặc rút đơn khiếu nại, đơn tố cáo do không có
căn cứ pháp luật, hoặc chờ kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền.
HĐND tỉnh, thành phố đã tiếp nhận 73.440 đơn thư của công dân gửi
đến, trong đó có 24.956 đơn khiếu nại (chiếm 33,98%), 9.347 đơn tố cáo (chiếm
12,73%) và 39.137 đơn kiến nghị, phản ánh (chiếm 53,29%); có 38.330 đơn thư đủ
điều kiện xử lý (chiếm 52,19%), 35.110 đơn không đủ điều kiện xử lý (chiếm
47,81%). Trong số 38.330 đơn đủ điều kiện xử lý, các HĐND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương đã nghiên cứu, chuyển 25.661 đơn đến các cơ quan có thẩm quyền
giải quyết (chiếm 66,95%), ban hành vãn bản hướng dẫn, trả lời công dân đối với
10.219 đơn (chiếm 26,66%), tiếp tục nghiên cứu 112 đơn (chiếm 0,29%) và xếp lưu
theo dõi 2.338 đơn (chiếm 6,1%); sau khi xử lý đơn đủ điều kiện, các HĐND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đã lưu tổng số 37.448 đơn (bảo gồm đơn đủ điều
kiện nhưng lưu theo dõi, đơn trùng và đơn không đủ điều kiện khác (chiếm
50,99%); các HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã nhận được
20.549 văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyêt (đạt tỷ lệ
80,08%).
Các HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tiến hành giám
sát đối với 883 vụ việc, trong đó đồng ý với kết quả giải quyết của cơ quan có
thẩm quyền là 529 vụ việc (chiếm 59,91%), đề nghị xem xét lại việc giải quyết đối
với 354 vụ việc (chiếm 40,09%) và số vụ việc được cơ quan có thẩm quyền thực hiện
theo kiến nghị giám sát của Đoàn ĐBQH là 344 vụ việc (đạt tỷ lệ 97,18%). Bên cạnh
đó, các HĐND tỉnh, thành phố cũng đã tổ chức giám sát về 108 chuyên đề cụ thể về
tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý và giám sát việc giải quyết, khiếu nại.
Trong lĩnh vực hành chính, đơn
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phát sinh chủ yếu liên quan đến lĩnh vực
quản lý đất đai và việc thực hiện thu hồi đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư, giải phóng mặt bằng khí triển khai các dự án (chiếm trên 69,5%);
các kiến nghị, phản ánh, tranh chấp liên quan đến việc quản lý, vận hành nhà
chung cư thương mại có xu hướng gia tăng và phát sinh nhiều vụ việc phức tạp.
Các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp chủ yếu phát
sinh trong lĩhh vực hành chính có nội dung khiếu nại liên quan đến việc thu hồi
đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện theo các quy
định của pháp luật về đất đai trước thời điểm Luật đất đai 2013 có hiệu lực.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây có phát sinh thêm các vụ việc đông người,
phức tạp liên quan đến lĩnh vực môi trường, nhất là đối với việc thực hiện dự
công viên nghĩa trang, Khu xử lý rác thải tập trung, các cơ sở chăn nuôi tập
trung, hoạt động của một số cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường khu dân cư.
Số lượng vụ án tranh chấp dân sự (chủ yếu liến quan đến tranh chấp
đất đai), tranh chấp kinh tế (chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng), có xu
hướng gia tăng. Khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp chủ yếu về: quyết định
không khởi tố vụ án hình sự; kết luận điều tra của Cơ quan điều tra; việc Tòa
án trả lại đơn khởi kiện, chậm đưa vụ án ra xét xử; gia hạn thời hạn chuẩn bị
xét xử, áp dụng, chuyển vụ án cho Tòa án khác giải quyết; cơ quan Thi hành án
dân sự chậm tố chức thi hành án; thông báo trả lời không kháng nghị giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; quyết
định giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao…
Qua giám sát, bên cạnh đánh giá các kết quả đạt được, Đoàn giám
sát đã nêu ra, phân tích cụ thể những nguyên nhân hạn chế, tồn tại của các cơ
quan, đơn vị trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu
nại, tố cáo; đồng thời đã có những kiến nghị đến các cơ quan, đơn vị để thực hiện
tốt công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian tiếp
theo. Thực hiện kiến nghị của Đoàn giám sát, Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai đã
có văn bản số 708/HĐND-VP ngày 27/10/2022 triển khai đến các đại biểu HĐND tỉnh,
các Ban HĐND tỉnh và HĐND các huyện, thành phố để nghiên cứu, thực hiện./.
Ngọc Diệp