Ngày 09/12/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 193/HĐBT tách quần đảo Trường Sa thuộc huyện Long Đất - tỉnh Đồng Nai để lập huyện Trường Sa.
Ngày 28/12/1982, Quốc hội Quyết định chuyển huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai sang thuộc tỉnh Phú Khánh (sau này thuộc tỉnh Khánh Hòa).
Ngày 03/05/1985 ký kết hợp tác kinh tế giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Kompôngthom (Camphuchia), cử chuyên gia sang giúp đỡ tỉnh bạn kết nghĩa. Thành lập Ban K của tỉnh để thực hiện chương trình hợp tác với tỉnh Kompôngthom.
Diện tích tự nhiên của tỉnh trong nhiệm kỳ này có giảm do cắt chuyển quần đảo Trường Sa về tỉnh Phú Khánh, nhưng không đáng kể; dân số trung bình trong nhiệm kỳ này là 1.567.583 người; đơn vị hành chính cấp huyện vẫn không thay đổi so với khóa I (9 đơn vị), nhưng đơn vị hành chính cấp xã là 149 đơn vị (tăng 5 đơn vị so với khóa I).
A- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Nhiệm kỳ 1981 -1985, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai thực hiện theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính năm 1962 và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội khóa VII kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 30/06/1983.
I/- Tổ chức bầu cử và cơ cấu đại biểu trúng cử HĐND tỉnh khóa II
1- Ngày bầu cử: 26/04/1981
2- Số đơn vị bầu cử: 17 đơn vị
3- Số đại biểu trúng cử: 115
4- Cơ cấu đại biểu:
· Đại biểu nữ: 31 người (33%)
· Đại biểu là đảng viên: 63 người (54,78%)
· Đại biểu người dân tộc thiểu số: 02 người (1,73%)
· Đại biểu công tác tại cơ quan Đảng, đoàn thể: 32 người (27,80%)
· Đại biểu công tác tại cơ quan nhà nước: 30 người (26,08%)
· Đại biểu trực tiếp sản xuất: 48 người (41,70%)
· Đại biểu tôn giáo: 02 người (1,72%)
5- Trình độ học vấn:
. Trình độ phổ thông cấp 2: 36 người (31,30%)
. Trình độ phổ thông cấp 3: 41 người (35,65%)
. Trình độ chuyên môn đại học: 18 người (15,65%)
6- Ngày tổ chức kỳ họp đầu tiên: Từ ngày 09 đến ngày 10/06/1981
II- Danh sách và tóm tắt tiểu sử từng đại biểu HĐND tỉnh khóa II (xếp theo đơn vị bầu cử)
* Đơn vị bầu cử số 1 - huyện Xuyên Mộc:
1. Lê Tư Huyền: sinh năm 1931, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
2. Phạm Thị Thu: sinh năm 1934, Phó Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc
3. Hoàng Thị Đương: sinh năm 1936, nông dân sản xuất giỏi huyện Xuyên Mộc
* Đơn vị bầu cử số 2 - huyện Long Đất:
4. Nguyễn Văn Bình: sinh năm 1931, Chủ tịch UBND huyện Long Đất
5. Nguyễn Văn Chín: sinh năm 1956, Bí thư đoàn xã An Ngãi
6. Phạm Đình Khoa: sinh năm 1951, Giáo viên Phòng Giáo dục huyện Long Đất
7. Trần Văn Nghĩa: sinh năm 1931, Phó Chủ tịch UBMTTQ xã An Ngãi
8. Lê Văn Nhiều: sinh năm 1922, BCH Hội nông dân xã
9. Trần Văn Quyến: sinh năm 1932, Giám đốc Sở Công nghiệp
10. Nguyễn Thuận: sinh năm 1922, Giám đốc Sở Thủy sản
* Đơn vị bầu cử số 3 - huyện Châu Thành:
11.Trần Văn Cường: sinh năm 1934, Bí thư Huyện ủy Châu Thành
12.Phạm Văn Đóa: sinh năm 1927, Tập đoàn trưởng sản xuất nông nghiệp
13.Trần Thị Kim Loan: sinh năm 1957, Tập đoàn ssản xuất xã Long Hương
14.Nguyễn Thị Tâm: sinh năm 1959, Giáo viên cấp 3 huyện Châu Thành
15.Nguyễn Hoàng Vân: sinh năm 1925, Giám đốc Công an tỉnh
16.Lê Văn Vĩ: sinh năm 1923, Tập đoàn sản xuất xã Hòa Long
* Đơn vị bầu cử số 4 - huyện Châu Thành:
17.Lê Thành Ba: sinh năm 1928, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
18.Ngô Thị Hồng: sinh năm 1956, Phó Bí thư Đoàn xã
19.Trần Văn Khánh: sinh năm 1943, Phó Bí thư Tỉnh đoàn
20.Nguyễn Việt Nhân: sinh năm 1939, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy
21.Vũ Tâm: sinh năm 1925, Giám đốc Sở Thương nghiệp
22.Nguyễn Thành Võ: sinh năm 1920, Chủ tịch UBND huyện Châu Thành
* Đơn vị bầu cử số 5 - huyện Châu Thành:
23.Trần Kim Anh: sinh năm 1925, Tập đoàn sản xuất nông nghiệp
24.Phạm Hòa: sinh năm 1929, Chủ nhiệm Ủy ban thanh tra tỉnh
25.Nguyễn Thị Lai: sinh năm 1960, Tập đoàn sản xuất nông nghiệp
26.Phạm Văn Nà: sinh năm 1928, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
27.Lê Đức Sanh: sinh năm 1932, Giám đốc Sở Văn hóa thông tin
28.Trần Văn Quý: sinh năm 1955, Tập đoàn trưởng sản xuất nông nghiệp xã
29.Võ Văn Sáu: sinh năm 1941, Phó thư ký Hội Nông dân huyện Châu Thành
30.Võ Văn Vân: sinh năm 1922, Phó Ban cải tạo nông nghiệp tỉnh
* Đơn vị bầu cử số 6 - huyện Long Thành:
31.Lê Thị Ánh: sinh năm 1930, Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ xã
32.Lê Thành Bá: sinh năm 1934, Phó Ban Kinh tế Tỉnh ủy
33.Dương Văn Hải: sinh năm 1933, Giám đốc Sở Y tế
34.Hoàng Thị Hòa: sinh năm 1932, Thư ký Công đoàn ngành Giáo dục
35.Phan Hơn: sinh năm 1928, Giám đốc Sở Lao động TBXH
36.Đặng Minh Quang: sinh năm 1939, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Thành
37.Cao Đình Thanh: sinh năm 1932, Thiếu tá, Chỉ huy phó BCH quân sự tỉnh
38.Nguyễn Văn Thông: sinh năm 1934, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh
39.Võ Tấn Thời: sinh năm 1936, Trưởng Phòng Y tế huyện Long Thành
* Đơn vị bầu cử số 7 - thành phố Biên Hòa:
40.Phan Văn Bình: sinh năm 1951, Phó Quản đốc phân xưởng NM Giấy Tân Mai
41.Dương Ngọc Diệp: sinh năm 1957, Công nhân NM cơ khí Biên Hòa
42.Nguyễn Thị Dung: sinh năm 1956, Công nhân NM Dệt Thống Nhất
43.Nguyễn Thị Hồng: sinh năm 1950, Chủ nhiệm HTX TTCN phường Tam Hòa
44.Dương Văn Long: sinh năm 1951, Công nhân NM Cơ khí Biên Hòa
45.Nguyễn Thúy Nga: sinh năm 1955, Phó quản đốc NM May Đồng Nai
46.Phan Thị Quyến: sinh năm 1951, Công nhân NM Gỗ Tân Mai
* Đơn vị bầu cử số 8 - thành phố Biên Hòa:
47.Nguyễn Công Sự: sinh năm 1929, Giám đốc NM Vicasa, KCN Biên Hòa
48.Ông Thị Bích Hà: sinh năm 1938, Phân xưởng Khảo sát thiết kế xây dựng
49.Trần Thị Hiền: sinh năm 1949, Thư ký Công đoàn NM Cơ khí Đồng Nai
50.Nguyễn Khải Hoàng: sinh năm 1950, Công nhân NM Hóa chất Đồng Nai
51.Nguyễn Thanh Sơn: sinh năm 1954, Công nhân XN Vipico Long Biên
52.Bùi Thế Thủy: sinh năm 1949, Giám đốc XN ôtô Biên Hòa
53.Vũ Thị Thanh: sinh năm 1958, HTX phường Tân Mai, Biên Hòa
54.Nguyễn Văn Trung: sinh năm 1930, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai
* Đơn vị bầu cử số 9 - thành phố Biên Hòa:
55.Nguyễn Trọng Để: sinh năm 1934, Phó Giám đốc Sở Công nghiệp
56.Nguyễn Văn Hùng: sinh năm 1953, Tập đoàn sản xuất nông nghiệp
57.Võ Văn Lượng: sinh năm 1929, Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa
58.Lê Kim Thành: sinh năm 1955, XN gạch ngói Biên Hòa
59.Nguyễn Toàn Trung (HT Thích Huệ Thành): sinh năm 1918, Phó pháp Chủ Hội Phật giáo VN
* Đơn vị bầu cử số 10 - huyện Thống Nhất:
60.Huỳnh Văn Bình: sinh năm 1935, Giám đốc Sở Nông nghiệp
61.Nguyễn Đức Lập: sinh năm 1945, Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất
62.Nguyễn Hải: sinh năm 1922, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy
63.Lê Văn Lập: sinh năm 1934, Tập đoàn sản xuất NN xã Hưng Lộc, Thống Nhất
64.Nguyễn Đức Nghị: sinh năm 1923, Chánh xứ Tân Bình xã Hố Nai
65.Nguyễn Hoàng Sâm: sinh năm 1929, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai
66.Trần Thị Thanh: sinh năm 1940, Ủy viên BCH Hội LHPN tỉnh
67.Cao Thị Thắm: sinh năm 1957, HTX mua bán Hưng Lộc, Thống Nhất
* Đơn vị bầu cử số 11 - huyện Thống Nhất:
68.Nguyễn Văn Huệ: sinh năm 1955, Phó Bí thư Đoàn xã Hố Nai 2
69.Đỗ Thành Huống: sinh năm 1932, Giám đốc Sở Xây dựng
70.Nguyễn Nhân : sinh năm 1933, Trưởng Tiểu ban Nội chính Tỉnh ủy
71.Huỳnh Tấn Phát: sinh năm 1930, Q. Giám đốc Sở Tài chính
72.Hoàng Vĩnh Phú: sinh năm 1928, PCT UBND tỉnh
73.Phạm Văn Thọ: sinh năm 1929, Tập đoàn sản xuất NN xã Gia Tân
74.Nguyễn Thị Thơ: sinh năm 1944, Tập đoàn sản xuất NN xã Hưng Lộc
75.Mai Thị Bích Thủy: sinh năm 1959, Giáo viên Trường cấp 3 huyện Thống Nhất
76.Trần Văn U: sinh năm 1927, Ban cải tạo NN xã Bàu Hàm 2
77.Đặng Thị Nhi An: sinh năm 1951, Giáo viên cấp 3 huyện Xuân Lộc
* Đơn vị bầu cử số 12 - huyện Xuân Lộc:
78.Nguyễn Văn Động: sinh năm 1943, Chủ tịch Công đoàn tỉnh Đồng Nai
79.Nguyễn Văn Nguyễn: sinh năm 1927, PCT Hội Nông dân tập thể
80.Nguyễn Thị Tuyết Nhung: sinh năm 1942, Công nhân Công ty cao su An Lộc - Đồng Nai
81.Đinh Công Phùng: sinh năm 1924, Sản xuất nông nghiệp xã Xuân Bình, Xuân Lộc
82.Ngô Văn Quốc: sinh năm 1952, Sản xuất NN xã Xuân Bình
* Đơn vị bầu cử số 13 - huyện Xuân Lộc:
83.Nguyễn Đình Chớ: sinh năm 1937, Công nhân nông trường Sông Ray
84.Lê Thị Mỹ Hạnh: sinh năm 1960, Công nhân Nông trường cao so Cẩm Mỹ
85.Nguyễn Thị Minh: sinh năm 1927, Thư ký Liên hiệp công đoàn tỉnh
86.Trương Thị Quân: sinh năm 1960, Nông dân xã Xuân Phú (Xuân Lộc)
87.Nguyễn Văn Thuận: sinh năm 1958, Tập đoàn sản xuất nông nghiệp Xuân Lộc
88.Nguyễn Thị Tý: sinh năm 1955, PCT Hội Nông dân xã Xuân Thọ (Xuân Lộc)
* Đơn vị bầu cử số 14 - huyện Xuân Lộc:
89.Nguyễn Thị Chi: sinh năm 1953, Công nhân nông trường Sông Ray
90.Đinh Tấn Lợi: sinh năm 1959, Công nhân Công ty Cao su Đồng Nai
91.Nguyễn Thị Nhuần: sinh năm 1932, PCT Hội LHPN tỉnh
92.Nguyễn Phước Tài: sinh năm 1928, Giám đốc Công ty XNK Đồng Nai
93.Nguyễn Công Thành: sinh năm 1935, PCT UBND huyện Xuân Lộc
94.Nguyễn Đình Tri: sinh năm 1932, Đại biểu HĐND xã Xuân Tâm (Xuân Lộc)
* Đơn vị bầu cử số 15 - huyện Vĩnh Cửu:
95.Nguyễn Thọ: sinh năm 1940, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu
96.Nguyễn Thị Hương: sinh năm 1931, BCH Phụ nữ xã Thiện Tân - Vĩnh Cửu
97.Lê Hữu Sanh: sinh năm 1932, Giám đốc Sở Lâm nghiệp
* Đơn vị bầu cử số 16 - huyện Tân Phú:
98.Huỳnh Ngọc Đấu: sinh năm 1923, Chỉ huy trưởng BCH quân sự tỉnh
99.Đinh Đức Điểm: sinh năm 1948, Phó Giám đốc Lâm trường La Ngà
100.Đặng Văn Huệ: sinh năm 1922, Giám đốc Sở Giao thông vận tải
101.Trần Thị Liên: sinh năm 1955, Tập đoàn sản xuất NN xã Gia Tân
102.Lê Đình Nghiệp: sinh năm 1932, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
103.Nguyễn Văn Tình: sinh năm 1954, Hiệu phó trường PTTH Tân Phú
104.Phan Doãn Thu: sinh năm 1942, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú
* Đơn vị bầu cử số 17 - huyện Tân Phú:
105.Huỳnh Lan Anh: sinh năm 1942, Phó Bí thư Tỉnh đoàn
106.K’Giang (dân tộc Stiêng): sinh năm 1955, Tập đoàn SXNN xã Phú Lập
107.Trần Văn Hóa: sinh năm 1946, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Tân Phú
108.Lê Quang Khải: sinh năm 1939, Phó Giám đốc Lâm trường Tân Phú
109.Lê Thành Mỹ: sinh năm 1955, Phó CN HTX NN Phú Bình - Tân Phú
110.Phan Hiếu Tân: sinh năm 1935, Thiếu tá Trung đoàn 5 Đồng Nai
111.Phan Cao Tường: sinh năm 1930, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
112.Nguyễn Văn Thảo: sinh năm 1943, Giám đốc Sở Giáo dục
113.Đỗ Minh Hoàng: sinh năm 1931, Phó Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa
114.Trần Văn Phước: sinh năm 1920, Phó Giám đốc Công ty Cao su Đồng Nai
115.Lê Sùng: sinh năm 1928, Thiếu tá Trung đoàn 476
III- Một số biến động đại biểu HĐND tỉnh khóa II
Đại biểu HĐND tỉnh khóa này không có biến động
IV- Tổ chức bộ máy và các chức vụ trong Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa II
Tổ chức bộ máy Hội đồng nhân dân khóa II cũng như việc triệu tập và điều khiển các kỳ họp HĐND vẫn không thay đổi so với nhiệm kỳ 1977 - 1981, song số lượng và nhiệm vụ một số ban chuyên môn của HĐND có thay đổi.
Kỳ họp đầu tiên của khóa II, Hội đồng nhân dân tỉnh đã bầu ra 5 ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân, tăng thêm Ban Lưu thông phân phối so với khóa I (trong đó có nhiều thành viên của các ban không là đại biểu HĐND):
- Ban Kế hoạch - Ngân sách: Có 18 thành viên
Trưởng Ban: Bà Nguyễn Thị Minh (đại biểu HĐND đơn vị số 13)
Phó trưởng Ban: Ông Lê Thành Bá (đại biểu HĐND đơn vị số 6)
Ông Phan Văn Hớn (đại biểu HĐND đơn vị số 6)
- Ban Lưu thông phân phối: Có 15 thành viên
Trưởng Ban: Ông Phan Cao Tường (đại biểu HĐND đơn vị số 17)
Phó trưởng Ban: Ông Nguyễn Tạo (PCT UBMTTQ tỉnh, không là đại biểu HĐND)
Ông Nguyễn Văn Đôi (Ủy viên TV LHCĐ tỉnh, không là đại biểu HĐND)
- Ban Nội chính: Có 9 thành viên
Trưởng Ban: Ông Nguyễn Hải (đại biểu HĐND đơn vị số 10)
Phó trưởng Ban: Ông Phạm Hòa (đại biểu HĐND đơn vị số 5)
Ông Lê Đăng (Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy, không là đại biểu HĐND)
- Ban Văn hóa giáo dục: Có 8 thành viên
Trưởng Ban: Ông Lê Tư Huyền (đại biểu HĐND đơn vị số 1)
Phó trưởng Ban: Ông Lê Đức Sanh (đại biểu HĐND đơn vị số 5)
- Ban Y tế - Xã hội: Có 9 thành viên
Trưởng Ban: Bà Nguyễn Thị Nhuần (đại biểu HĐND đơn vị số 14)
Phó trưởng Ban: Ông Dương Văn Hải (đại biểu HĐND đơn vị số 6)
Ngày 03/8/1983, Kỳ họp thứ 5 - HĐND tỉnh khóa II ban hành Nghị quyết về việc tổ chức lại các Ban chuyên trách của HĐND. Theo đó, 5 ban trước đây được sắp xếp lại còn 4 ban và lập thêm Ban thư ký; thành viên các Ban kể từ đây đều là đai biểu HĐND và giảm bớt số lượng so với đầu nhiệm kỳ.
- Ban Kế hoạch ngân sách:
Trưởng Ban: Ông Nguyễn Văn Thông
Phó trưởng Ban: Ông Võ Văn Lượng
Các thành viên: Bà Nguyễn Thị Minh
Ông Nguyễn Công Sự
Ông Nguyễn Trọng Để
Ông Nguyễn Thành Võ
Ông Nguyễn Văn Bình
Ông Phan Doãn Thu
Ông Đặng Minh Quang
- Ban Lưu thông phân phối:
Trưởng Ban: Ông Nguyễn Văn Động
Phó trưởng Ban: Ông Nguyễn Phước Tài
Các thành viên: Ông Cao Đình Thanh
Bà Huỳnh Lan Anh
Bà Nguyễn Thị Thanh
- Ban Văn xã:
Trưởng Ban: Ông Lê Tư Huyền
Phó trưởng Ban: Ông Phan Hơn
Các thành viên: Bà Hoàng Thị Hà
Bà Ông Thị Bích Hà
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung
- Ban Nội chính:
Trưởng Ban: Ông Nguyễn Việt Nhân
Các thành viên: Ông Nguyễn Hải
Ông Trần Văn Cường
Ông Nguyễn Nhân
- Ban Thư ký:
Trưởng Ban: Ông Lê Thành Bá
Các thành viên: Ông Nguyễn Văn Nguyễn
Ông Trần Văn Khánh
Ngày 17/3.1984, Kỳ họp thứ 7 - HĐND tỉnh khóa II tiếp tục ban hành Nghị quyết sắp xếp lại các Ban chuyên trách một lần nữa. Theo đó, Quyết định đổi tên 3 Ban, thành lập thêm 2 ban mới và cơ cấu lại Ban Thư ký.
- Ban Kinh tế - Kế hoạch và Ngân sách:
Trưởng Ban: Ông Võ Văn Lượng
Phó trưởng Ban: Ông Nguyễn Văn Động
Các thành viên: Ông Đặng Minh Quang
Ông Nguyễn Văn Bình
Ông Phan Doãn Thu
- Ban Văn hóa - Xã hội và đời sống:
Trưởng Ban: Ông Phan Hơn
Các thành viên: Ông Cao Đình Thanh
Bà Nguyễn Thị Minh
- Ban Pháp chế:
Trưởng Ban: Ông Nguyễn Việt Nhân
Các thành viên: Ông Nguyễn Hoàng Sâm
Ông Nguyễn Nhân
- Ban Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng:
Trưởng Ban: Ông Trần Văn Khánh
Các thành viên: Bà Huỳnh Lan Anh
Bà Hoàng Thị Hà
- Ban Dân tộc:
Trưởng Ban: Ông Nguyễn Văn Thông
Các thành viên: Ông K’Giang
Ông Đinh Công Phùng
- Ban Thư ký:
Trưởng Ban: Ông Lê Thành Bá
Giúp việc cho Ban Thư ký có 4 cán bộ do Văn phòng UBND tỉnh bố trí
B- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH.
Tổ chức bộ máy và các chức danh của UBHC khóa II vẫn không thay đổi so với khóa I.
I/- Các chức danh UBND tỉnh do HĐND tỉnh khóa II bầu ra:
Hội đồng nhân dân tỉnh khóa II đã bầu ra Ủy ban nhân dân tỉnh khóa II gồm 21 thành viên.
1- Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Trung
- Các Phó Chủ tịch: Ông Hoàng Vĩnh Phú
Ông Lê Thành Ba
Ông Phạm Văn Nà
Ông Lê Đình Nghiệp
Ông Lê Đức Sanh
- Ủy viên thư ký: Ông Phan Cao Tường
2- Các Ủy viên khác:
Ông Phạm Hòa - Ủy viên phụ trách Thanh tra Nhà nước
Ông Nguyễn Thuận - Ủy viên phụ trách Thủy sản
Ông Lê Hữu Sanh - Ủy viên phụ trách Nông nghiệp
Ông Trần Văn Quyến - Ủy viên phụ trách Công nghiệp
Ông Trần Văn Cường - Ủy viên phụ trách Tổ chức
Ông Đặng Văn Huệ - Ủy viên phụ trách Giao thông vận tải
Ông Đỗ Thành Huống - Ủy viên phụ trách Xây dựng
Ông Nguyễn Văn Thảo - Ủy viên phụ trách Giáo dục
Ông Vũ Tâm - Ủy viên phụ trách Thương mại
Ông Nguyễn Hoàng Vân - Ủy viên phụ trách Công an
Ông Huỳnh Ngọc Đấu - Ủy viên phụ trách Quân sự
Ông Huỳnh Văn Bình - Ủy viên phụ trách Nông nghiệp
Bà Nguyễn Thị Nhuần - Ủy viên phụ trách Phụ nữ
Ông Dương Văn Hải - Ủy viên phụ trách Y tế
II- Bộ máy chuyên môn giúp việc của HĐND và UBND tỉnh khóa II
- Cuối nhiệm kỳ (năm 1985) thành lập thêm 3 tổ chức quần chúng là Hội Chữ thập đỏ; Hội Văn gnhệ; Hội hữu nghị Việt - Xô tỉnh Đồng Nai.
- Đổi tên một số tổ chức như: Chi Cục thống kê đổi thành Cục Thống kê; Ban Liên hiệp xã đổi thành Liên hiệp xã tỉnh; Ban thanh tra đổi thành Ủy ban Thanh tra; đổi tên các Ty thành các Sở.
- Giải thể các tổ chức: Ty Lương thực; Ban cải tạo nông nghiệp; Ban Ngoại vụ và chuyên gia; Ban Pháp chế.
C- TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH
Tòa án nhân dân tỉnh do HĐND tỉnh khóa II bầu ra gồm có:
Chánh án: Ông Nguyễn Hoàng Sâm
Phó Chánh án: Ông Nguyễn Thanh Trứ
Các thẩm phán: Ông Nguyễn Văn Chín
Ông Nguyễn Phúc Kỳ
Ông Vũ Lường
Ông Nguyễn Văn Á
D- HOẠT ĐỘNG TRONG NHIỆM KỲ II
1- Hội đồng nhân dân tỉnh Quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương.
HĐND tỉnh khóa II đã tiến hành được 11 kỳ họp, ra được 25 Nghị quyết, trong đó có 8 Nghị quyết chuyên đề.
* Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 09-10/06/1981):
Xác nhận tư cách đại biểu của 115 vị đại biểu HĐND tỉnh khóa II và tiến hành bầu cử UBND, Tòa án nhân dân và cử các Ban chuyên môn giúp việc Hội đồng nhân dân.
* Kỳ họp thứ hai (ngày 26/02/1982):
- Thông qua phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1982
- Thông qua Nghị quyết về tham gia xây dựng công trình thủy điện Trị An
- Thông qua báo cáo về thu chi ngân sách nhà nước năm 1981 và dự kiến thu chi ngân sách năm 1982
- Thông qua Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính huyện - xã
* Kỳ họp thứ ba (ngày 23/07/1982):
- Thông qua kế hoạch nhà nước năm 1982
- Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 1981
- Phê chuẩn dự toán ngân sách năm 1982
- Thông qua chủ trương triển khai thi hành quản lý thống nhất các mặt hàng lương thực, nông sản, heo thịt và phế liệu kim loại trong tỉnh.
- Thông qua chủ trương triển khai thi hành “Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép” và thi hành chính sách thuế hàng hóa đối với 22 mặt hàng.
* Kỳ họp thứ tư (ngày 02/4/1983):
- Thông qua chủ trương triển khai thi hành hai Pháp lệnh mới về thuế nông nghiệp và thuế công thương nghiệp.
- Thông qua Nghị quyết về việc tạm thời ghi nhận dự toán ngân sách năm 1983.
* Kỳ họp thứ năm (ngày 03/08/1983):
- Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 1982
- Phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 1983
- Quyết định tổ chức lại các Ban chuyên trách và lập thêm Ban Thư ký của HĐND tỉnh
* Kỳ họp thứ sáu (từ ngày 08-09/11/1983):
- Thông qua các biện pháp đảm bảo thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước năm 1983 và những công tác lớn trong quí I và quý II năm 1984.
- Thông qua Nghị quyết phát động và tổ chức phong trào quần chúng, chấp hành luật lệ giao thông và xây dựng nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa.
- Thông qua Nghị quyết phát động và tổ chức phong trào lao động nghĩa vụ phục vụ các công trình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Thông qua Nghị quyết phát động phong trào cách mạng của quần chúng hoàn thành dứt điểm điều tra, điều chỉnh ruộng đất và tích cực tham gia phong trào làm ăn tập thể trong sản xuất nông nghiệp.
* Kỳ họp thứ bảy (ngày 17/03/1984):
- Phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 1984
- Quyết định sắp xếp lại các Ban chuyên trách của HĐND
* Kỳ họp thứ tám (từ ngày 23-25/07/1984):
- Thông qua các biện pháp bảo đảm thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước 6 tháng cuối năm và cả năm 1983.
- Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 1983.
- Thông qua Nghị quyết vận động và tổ chức phong trào quần chúng chăm lo và phục vụ cho công cuộc chiến đấu và xây dựng ở các tỉnh biên giới phía Bắc Tổ quốc.
* Kỳ họp thứ chín không ban hành Nghị quyết.
* Kỳ họp thứ mười (ngày 31/01/1985):
- Thông qua phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch năm 1985
- Phê chuẩn dự toán ngân sách địa phương năm 1985
* Kỳ họp thứ mười một (ngày 15/03/1985):
Kiểm điểm hoạt động của HĐND và UBND nhiệm kỳ II, không ban hành Nghị quyết.
2- Kết quả thực hiện các Nghị quyết của HĐND và thành quả đạt được trong nhiệm kỳ II:
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ III vẫn xác định nông nghiệp là mục tiêu hàng dầu của tỉnh, hoàn thành cơ bản việc điều chỉnh ruộng đát ở vùng trồng lúa; tiếp tục thực hiện cải tạo XHCN trong nông nghiệp, trước hết củng cố nâng cao hiệu quả kinh tế các HTX và tập đoàn sản xuất nông nghiệp hiện có, đồng thời tiếp tục xây dựng các HTX, TĐSX mới, phấn đấu đến năm 1985 hoàn thành cơ bản về hợp tác hóa nông nghiệp; triển khai thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động và Chỉ thị số 10 Ban Bí thư (năm1983) về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, chú trọng đến phát triển kinh tế hộ gia đình.
Kết quả thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh trong nhiệm II:
- Trên lĩnh vực cải tạo XHCN: tỉnh Đồng Nai công bố hoàn thành công tác cải tạo XHCN trong nông nghiệp, với 8 nông trường quốc doanh, 27 trạm trại trồng trọt, chăn nuôi, giống; vận động thành lập được 22 HTX, 1793 tập đoàn sản xuất nông nghiệp với 103.281 hộ, chiếm 60% tổng số hộ và 70.802 ha đất canh tác, chiếm 56% diện tích canh tác toàn tỉnh. Nhưng do áp dụng cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất, vi phạm nguyên tắc tập trung, dân chủ, tự nguyện, cùng có lợi….Vì vậy khi bước sang thời kỳ đổi mới, các HTX bị rã từng bước, đến cuối năm 1989 chỉ còn 7 HTX, nhưng cũng chỉ là hình thức, mà thực chất của các HTX này là sản xuất theo hộ cá thể.
Trên lĩnh sản xuất nông nghiệp, nhiều giống lúa ngắn ngày như: 3A, 84-42, MTL, L9, 3B, 4B, 6B ... đưa vào sản xuất có hiệu quả, hệ số sử dụng đất tăng lên; từ năm 1981 đã hình thành được vùng lúa cao sản. Từ một tỉnh phải xin chi viện lương thực, nhưng đến năm 1983, Đồng Nai có đủ khả năng tự túc lương thực và còn đóng góp cho Trung ương. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp phát triển cả về diện tích và sản lượng, có tỷ suất hàng hóa lớn như: thuốc lá, đậu nành ở Định Quán, cà phê ở Xuân Lộc, cao su ở Xuân Lộc, Thống Nhất và Long Thành. Cây công nghiệp ở Đồng Nai có giá trị lớn về kinh tế và xuất khẩu; đến năm 1985 sản lượng đậu nành đạt 30.101 tấn, mủ cao su 21.243 tấn, cà phê 5.087 tấn, thuốc lá 3.700 tấn.
Ngành chăn nuôi phát triển mạnh, năm 1985 so với năm 1980 đàn trâu bò tăng 87%, đàn heo tăng 50%, đàn gia cầm tăng 129%.
- Công nghiệp có bước phát triển khá nhanh: đến cuối năm 1980 đã khôi phục và đi vào hoạt động ổn định 39 xí nghiệp quốc doanh Trung ương, 46 xí nghiệp quốc doanh địa phương. Tỉnh tiếp tục xây dựng mới 29 xí nghiệp, thành lập 60 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật và quản lý năm 1985 so với năm 1980 tăng thêm 30%. Giá trị sản lượng công nghiệp địa phương năm 1985 so với năm 1980 tăng 69%, tiểu thủ công nghiệp tăng 62%. Từ khi có nghị định 25/CP của Hội đồng Chính phủ giao quyền chủ động cho cơ sở về sản xuất và phát triển các hình thức liên kết liên doanh, các xí nghiệp bắt đầu năng động, tìm kiếm vật tư, nguyên liệu để sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ. Đến năm 1985, công nghiệp địa phương đã có 5 ngành sản xuất, với 56 loại sản phẩm khác nhau.
- Các lĩnh vực xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, thương nghiệp tiếp tục đà phát triển, nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, kinh tế tư nhân chưa được khuyến khích.
Do chủ quan, nóng vội trong cải tạo và xây dựng quan hệ sản xuất mới, chỉ duy trì hình thức kinh tế quốc doanh và tập thể cùng với cơ chế tập trung bao cấp, dẫn đến hạn chế động lực người lao động, gây trì trệ, kém năng động, không có khả năng tích tụ và tập trung sản xuất lớn, không tận dụng được nguồn lực bên trong và bên ngoài, không tiếp cận được nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ đang mở rộng trên thế giới. Vì thế tình hình kinh tế phát triển chậm lại, giảm về tốc độ tới 35%/năm so với thời kỳ 1976-1980; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, đến năm 1985 nông nghiệp vẫn chiếm 57,5%, dịch vụ 24,3%, công nghiệp mới có 18,2%.
- Mặc dù kinh tế chưa phát triển mạnh, nhưng các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và xã hội vẫn được quan tâm đúng mức. Đầu tư cho khu vực này khoảng 35,5% vốn đầu tư xây dựng hàng năm. Từng xã đều có trường cấp 1, cấp 2; huyện có 1 đến 3 trường cấp 3; tỉnh có 14 trường chuyên nghiệp, đào tạo mỗi năm khoảng 2.000 người. Xây dựng một số bệnh viện mới (Trị An, Nhi, Lao, Da liễu) và mở rộng mạng lưới y tế xuống xã, phường để phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đã xây dựng được một mạng lưới thiết chế văn hóa ở cơ sở, bảo đam phát triển toàn diện các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao. Sân vận động tỉnh được xây dựng trong nhiệm kỳ này.
Thành quả đạt được trong nhiệm kỳ II chưa lớn, nhưng lại hết sức quan trọng; ổn định được đời sống kinh tế - xã hội trong tỉnh, đồng thời làm nghĩa vụ chung với cả nước và tiếp tục chi viện tỉnh Kompongthom kết nghĩa; chuẩn bị các điều kiện để bước vào thời kỳ đổi mới.
Theo Kỷ yếu Chính quyền nhân dân tỉnh Đồng Nai 1945-2004