Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủThông tin KT-XH

Quốc hội thảo luận sáng 30.5.2023 về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận

Đăng ngày: 30/05/2023
​Tổng số vốn dự kiến sau điều chỉnh của Dự án là 874,089 tỷ đồng, đã bố trí 519,93 tỷ đồng. Số vốn còn thiếu so với tổng vốn đầu tư sau khi điều chỉnh là 354,162 tỷ đồng, gồm 288,442 tỷ đồng do tăng tổng mức đầu tư và 65,72 tỷ đồng từ nguồn vốn NSTW hỗ trợ theo Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 cho đến nay đã hết thời hạn thực hiện và giải ngân theo quy định. Phần nguồn vốn tăng thêm dự kiến huy động từ nguồn vốn dự phòng ngân sách tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2025 và được bố trí điều chỉnh, bổ sung đối với 8 hạng mục. Tổng mức đầu tư cho Dự án tăng chủ yếu là do nguyên nhân khách quan từ việc cập nhật theo các quy định pháp luật mới, do trượt giá, bổ sung giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn công trình trong quá trình khảo sát báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt đầu tư Dự án.

202305271030225325_19.jpg
                   Đại biểu thảo luận tại Hội trường Kỳ họp 5 Quốc hội XV

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban KH,CN&MT thấy rằng, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư của Dự án như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ và Hồ sơ Dự án là cần thiết. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ, UBND tỉnh Bình Thuận cần rà soát, tính toán kỹ lưỡng các khoản mục chi phí để bảo đảm tính khả thi khi thực hiện Dự án và chịu trách nhiệm toàn diện về căn cứ, phương pháp xác định, tính chính xác của các số liệu trong nội dung cấu thành chi phí, sơ bộ tổng mức đầu tư điều chỉnh theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, đánh giá thêm các nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc thay đổi các giải pháp kỹ thuật so với thiết kế ban đầu, chậm hoàn thiện các thủ tục trình phê duyệt dự án, dẫn đến chậm tiến độ, qua đó rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Dự án sau này.việc triển khai Dự án đã chậm gần 3 năm so với Nghị quyết số 93/2019/QH14. Ngoài một phần do nguyên nhân chủ quan thì phần lớn là do nguyên nhân khách quan, trong đó cần nhấn mạnh thời điểm triển khai Dự án là thời điểm cả nước cũng như tỉnh Bình Thuận đang tập trung cao độ để phòng, chống dịch COVID-19. Để triển khai có hiệu quả Dự án, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đầu tư công, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép điều chỉnh thời gian hoàn thành Dự án đến hết năm 2025 (chậm hơn 01 năm so với yêu cầu tại Nghị quyết số 93/201 9/QH14) cùng với việc bổ sung cơ chế đặc thù giao UBND tỉnh Bình Thuận quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện dự án nhóm A do cấp tỉnh quản lý theo pháp luật về đầu tư công. Lý do là để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong phê duyệt, thẩm định Dự án, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đáp ứng sự cần thiết đầu tư Dự án.

 z4388739143782_594441bc1a5650972a895784ef7245a1.jpg
                    Đại biểu thảo luận tại Hội trường Kỳ họp 5 Quốc hội XV

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban KH,CN&MT thấy rằng, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư của Dự án như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ và Hồ sơ Dự án là cần thiết. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ, UBND tỉnh Bình Thuận cần rà soát, tính toán kỹ lưỡng các khoản mục chi phí để bảo đảm tính khả thi khi thực hiện Dự án và chịu trách nhiệm toàn diện về căn cứ, phương pháp xác định, tính chính xác của các số liệu trong nội dung cấu thành chi phí, sơ bộ tổng mức đầu tư điều chỉnh theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, đánh giá thêm các nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc thay đổi các giải pháp kỹ thuật so với thiết kế ban đầu, chậm hoàn thiện các thủ tục trình phê duyệt dự án, dẫn đến chậm tiến độ, qua đó rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Dự án sau này.việc triển khai Dự án đã chậm gần 3 năm so với Nghị quyết số 93/2019/QH14. Ngoài một phần do nguyên nhân chủ quan thì phần lớn là do nguyên nhân khách quan, trong đó cần nhấn mạnh thời điểm triển khai Dự án là thời điểm cả nước cũng như tỉnh Bình Thuận đang tập trung cao độ để phòng, chống dịch COVID-19. Để triển khai có hiệu quả Dự án, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực đầu tư công, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép điều chỉnh thời gian hoàn thành Dự án đến hết năm 2025 (chậm hơn 01 năm so với yêu cầu tại Nghị quyết số 93/201 9/QH14) cùng với việc bổ sung cơ chế đặc thù giao UBND tỉnh Bình Thuận quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện dự án nhóm A do cấp tỉnh quản lý theo pháp luật về đầu tư công. Lý do là để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong phê duyệt, thẩm định Dự án, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đáp ứng sự cần thiết đầu tư Dự án.

 Đại biểu đã phát biểu rất nhiều ý kiến ủng hộ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án này. Đại biểu K Nhiễu tỉnh Bình Thuận, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh đơn vị thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu An Chung đơn vị Nghệ An đều quan tâm đến sự cần thiết điều chỉnh chủ trương Đầu tư dự án  Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Hạn hán thường xuyên, nguồn nước khan hiếm, dự án này có tác dụng có ý nghĩa đối với vùng khô hạn như Bình Thuận.Tác dụng nước sinh hoạt, nước tưới, …Điều cấp thiết là giảm thủ tục, bổ sung cơ chế đặc thù, giao UBND tỉnh Bình Thuận thực hiện dự án đầu tư công dự án nhóm III, đề nghị được có cơ chế, chính sách đặc thù, giảm thủ tục hành chính để đáp ứng sự mong mỏi, củng cố niềm tin của cử tri vào sự quan tâm của nhà nước.

Theo Nghị quyết số 93/2019/QH14, việc trồng rừng thay thế của Dự án được thực hiện trong diện tích quy hoạch rừng đặc dụng của Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông và Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu. Trong quá trình làm việc và khảo sát thực tế Dự án, UBND tỉnh Bình Thuận đã có báo cáo và đề nghị bổ sung một số khu vực khác để trồng rừng thay thế cho phù hợp với pháp luật hiện hành. Theo đó, mở rộng trồng rừng thay thế cả ở khu vực được quy hoạch cho rừng sản xuất mà không chỉ giới hạn trồng thay thế ở khu quy hoạch rừng đặc dụng, phòng hộ.

z4380410352966_fcf4fef20c832bcb79fe505662549af8.jpg
                                 Đại biểu thảo luận tại Hội trường Kỳ họp 5 Quốc hội XV​


Ủy ban KH,CN&MT thấy rằng đề nghị của Tỉnh Bình Thuận là có cơ sở, tránh trường hợp tăng vốn đầu tư do đơn giá trồng rừng thay thế có thể tăng nếu thời gian trồng rừng kéo dài. Nội dung này chưa có trong Tờ trình số 512/TTr-CP của Chính phủ, nhưng phù hợp với pháp luật về lâm nghiệp hiện hành và việc bổ sung, mở rộng thêm vị trí trồng rừng thay thế không làm phát sinh kinh phí trồng rừng thay thế đã được Chính phủ thẩm định, thuận tiện cho việc đẩy nhanh tiến độ trồng rừng thay thế của Dự án.

Đại biểu đề nghị cải cách thủ tục hành chính chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên vì mục đích quốc phòng an ninh. Đồng thời, cho phép tỉnh Bình Thuận trồng rừng thay thế tại một số khu vực khác của tỉnh Bình Thuận. Hồ này là sự khao khát mong chờ, tạo kho nước thượng nguồn cấp nước cho hệ thống thuỷ lợi sẵn có nên sẽ phát huy hiệu quả ngay khi đưa vào sử dụng.

Kim Chung