Qua 2 năm triển khai thực hiện nghị quyết, cơ sở hạ tầng của các xã, phường, thị trấn đã được đầu tư đáng kể, trong việc thực hiện huy động, các địa phương đều đã bám sát nội dung nghị quyết đề ra, như: Thực hiện đúng nguyên tắc huy động và mức miễn giảm cho các đối tượng là hộ nghèo, hộ chính sách xã hội, hộ có công; Đối với các hộ bình thường (hộ không thuộc diện miễn, giảm), hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp, được UBND cấp xã xây dựng mức đóng góp cho từng đối tượng để lấy ý kiến thống nhất đảm bảo thực hiện hoàn thành dự án, trên nguyên tắc doanh nghiệp đóng góp cao hơn hộ kinh doanh cá thể và hộ kinh doanh cá thể đóng góp cao hơn mức đóng góp bình quân của các hộ bình thường; Khuyến khích các hộ thuộc đối tượng miễn, giảm tự nguyện đóng góp theo khả năng để xây dựng công trình.
Việc thực hiện hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng xã, phường thị trấn cũng được triển khai theo đúng tinh thần nghị quyết đó là: Ng©n s¸ch TØnh hç trî 40% giá trị dự toán xây lắp cho các dự án giao thông có giá trị được duyệt từ 100 triệu đồng trở lên thuộc các xã vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ 30% giá trị các dự án giao thông có dự toán được duyệt từ 150 triệu đồng trở lên cho các dự án thuộc các xã vùng nông thôn; Hỗ trợ 30% dự toán xây lắp của dự án xây dựng trung tâm văn hóa thể thao cơ sở, nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng. Về điều kiện để xem xét bố trí kế hoạch vốn hỗ trợ hàng năm từ ngân sách tỉnh đối với các dự án giao thông đã có hồ sơ thiết kế kỹ thuật tổng dự toán được duyệt, đã giải phóng mặt bằng và số tiền huy động được ít nhất là 40% (thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, xã miền núi) và 55% (thuộc các xã vùng nông thôn) trên tổng số tiền phải huy động; Đối với dự án xây dựng trung tâm văn hóa, ngoài điều kiện giải phóng mặt bằng để đảm bảo thi công, thì phải có văn bản cam kết của UBND cấp huyện về việc đảm bảo phần vốn còn lại.
Kết quả thực hiện Nghị quyết 77/2006/NQ-HĐND, qua 2 năm toàn tỉnh đã huy động đầu tư xây dựng hạ tầng với tổng vốn đầu tư của các công trình là 124,7 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn huy động đóng góp của nhân dân và các tổ chức là 92,25 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ là 20,5 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách cấp huyện, cấp xã là 15,95 tỷ đồng. Về Công trình giao thông đã được đầu tư nâng cấp mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài là 146,12 km (gồm 20,6 km đường cấp phối sỏi đỏ, 125,52 km đường bê tông xi măng và bê tông nhựa), xây dựng 02 cầu nhỏ, xây dựng mới 2 km mương thoát nước; xây dựng được 04 nhà văn hóa.
Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 77/2006/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, về cơ bản là đã triển khai thực hiện đúng tinh thần Nghị định số 24/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, thị trấn và Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 7/3/2003 của Chính phủ về ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Việc đóng góp của nhân dân để xây dựng hạ tầng nông thôn là tự nguyện, các khoản huy động đóng góp phù hợp với sức dân, huy động ở đâu là để đầu tư hạ tầng tại đó, quyền và lợi ích của nhân dân luôn được quan tâm. Nhiều địa phương đã có sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích tập thể và lợi ích hộ gia đình, cùng với sự vận động của cấp ủy Đảng cơ sở, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể vận động nhân dân đóng góp tự nguyện để đầu tư cho các công trình, nhiều tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp nhiều hơn so với yêu cầu, nhiều hộ tự nguyện hiến đất... do vậy các dự án đã được triển khai nhanh và mang lại hiệu quả thiết thực.
Bên cạnh những thuận lợi, thì chính quyền cơ sở đã gặp phải không ít khó khăn, nhất là trong điều kiện hiện nay, nhu cầu đầu tư hạ tầng tại các ấp còn nhiều, nhất là đường giao thông ở các khu vực dân cư thưa thớt, phần lớn là tập trung các hộ nghèo, do vậy việc thực hiện các dự án từ nguồn xã hội hóa rất khó triển khai. Do vậy, trong quá trình triển khai, nhiều cán bộ xã kiến nghị cho huy động đóng góp trên toàn địa bàn xã để triển khai đầu tư tại một khu vực nào đó do xã thực hiện, nghĩa là cho huy động đóng góp từ nơi này để đầu tư xây dựng hạ tầng tại nơi khác trong địa bàn xã. Việc đề nghị này đã được Hội nghị sơ kết phân tích, đối chiếu với những quy định tại Nghị định 24/1999/NĐ-CP và Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ là không phù hợp. Đồng thời tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện nghị quyết nhiều đại biểu đã đề nghị phải quán triệt về nhận thức đối với Nghị quyết 77/2006/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, vì việc huy động đóng góp trong dân phải được sự bàn bạc thống nhất trong các khu dân cư và không phải công trình nào cũng đưa vào huy động trong dân. Những công trình đầu tư hạ tầng ở các khu dân cư thưa thớt, khả năng đóng góp của các hộ gặp khó khăn thì có thể đưa vào bố trí kế họach đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
Kết luận tại Hội nghị sơ kết, đã chấp thuận kiến nghị từ các địa phương là tăng mức hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước và hạ tiêu chuẩn quy định về Tổng giá trị xây lắp của dự án. Cụ thể là: Tăng mức hộ trợ từ Ngân sách tỉnh từ 40% lên 50% giá trị dự toán xây lắp cho các dự án giao thông có giá trị được duyệt từ 50 triệu đồng (trước quy định100 triệu đồng) trở lên thuộc các xã vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và tăng mức hỗ trợ từ 30% lên 40% giá trị các dự án giao thông có dự toán được duyệt từ 100 triệu đồng (thay vì quy định trước150 triệu đồng) trở lên cho các dự án thuộc các xã vùng nông thôn; Hỗ trợ 30% dự toán xây lắp của dự án xây dựng trung tâm văn hóa thể thao cơ sở, nhưng tối đa không quá 700 triệu đồng (thay vì trước đây quy định 300 triệu đồng).
Nguyễn Thị Phi