Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 53-T05.2009

Trao đổi về việc miễn nhiệm các chức danh do HĐND bầu ra

Đăng ngày: 01/09/2009
Tại kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh vừa diễn tra trong tháng 4 năm 2009 đã xem xét miễn nhiệm hai chức danh là Thành viên UBND tỉnh do HĐND bầu ra. Trên thực tế thì các chức danh này đã được cấp có thẩm quyền điều động nhận nhiệm vụ khác từ trước khi HĐND tỉnh xem xét miễn nhiệm và với việc điều động này, đối chiếu theo quy định tại Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 do không còn đảm nhận các chức danh danh theo quy định thì các thành viên trên không thuộc thành viên UBND tỉnh. Tuy nhiên HĐND tỉnh vẫn phải xem xét và thực hiện quy trình miễn nhiệm và đã hoàn thành tại kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh.
Đối với trường hợp các chức danh do HĐND bầu được điều động, luân chuyển hoặc nghỉ hưu cùng hoặc sau thời điểm HĐND miễn nhiệm thì không có vấn đề gì vướng mắc nhưng thực tế thì HĐND một năm chỉ họp vài lần trong khi công tác Cán bộ trong nhiều trường hợp cần phải được cơ cấu, bố trí lại ngay mà không thể chờ đợi HĐND họp để ra Nghị quyết một cách đồng thời. Đây không phải là vấn đề của riêng tỉnh Đồng Nai mà là vấn đề của nhiều địa phương, nhiều cấp. Chính việc này làm phát sinh vấn đề cần trao đổi như sau.

Luật tổ chức HĐND&UBND quy định HĐND các cấp đều có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc miễn nhiệm các chức danh do HĐND bầu ra theo quy định của pháp luật. Đối với các chức danh HĐND không có hướng dẫn nào thêm về quy trình cũng như thủ tục miễn nhiệm do đó cần có hướng dẫn cụ thể thêm bởi việc điều động, luân chuyển người giữ các chức danh này đều có khả năng xảy ra và cần được dự liệu để xử lý.

Về miễn nhiệm các chức danh UBND, đây là vấn đề thường gặp trên thực tế. Trường hợp này có hai quan điểm xảy ra. Quan điểm thứ nhất cho rằng, khi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đã có quyết định điều động, luân chuyển, cho nghỉ chế độ đối với các chức danh là Thành viên của UBND thì HĐND không cần thiết phải ban hành Nghị quyết miễn nhiệm nữa vì như vậy là nặng nề và mang tính hình thức. Bên cạnh đó thì khi Quyết định có hiệu lực, cá nhân được điều chuyển đó cũng đã thực hiện quyết định rồi mà một thời gian sau (có thể là nhiều ngày, nhiều tháng) thì HĐND mới làm công việc là miễn nhiệm chức danh không còn nữa của họ, xét về mặc hình thức là thừa, không cần thiết và thể hiện tính không thực chất của hoạt động HĐND trong vấn đề cụ thể này.

Quan điểm thứ hai cho rằng mặc dù có quyết định điều động, luân chuyển hay nghỉ chế độ của cơ quan có thẩm quyền thì việc miễn nhiệm các chức danh do HĐND bầu ra vẫn thuộc trách nhiệm của HĐND và HĐND vẫn phải làm theo quy định của pháp luật. Vấn đề này cũng đã được Bộ Nội vụ hướng dẫn tại văn bản số 975/HD-BNV ban hành ngày 04/5/2004 như sau: “Trường hợp miễn nhiệm thành viên UBND do được điều động, luân chuyển công tác, được nghỉ theo chế độ hoặc vì lý do khác, Chủ tịch UBND báo cáo HĐND về lý do miễn nhiệm chức danh thành viên UBND. Đại biểu HĐND thảo luận và tiến hành bỏ phiếu, nếu quá nửa tổng số đại biểu HĐND tán thành thì HĐND ra Nghị quyết miễn nhiệm chức danh UBND.” Điều này có nghĩa là HĐND phải ra Nghị quyết miễn nhiệm các trường hợp nói trên kể cả đối với người đã có quyết định điều động, luận chuyển hoặc nghỉ chế độ và HĐND tỉnh Đồng Nai đã làm đúng theo hướng dẫn đó.

Vấn đề còn băn khoăn ở đây là cả hai quan điểm nêu trên đều có lý riêng của mình và đều dựa trên cơ sở hiểu theo các quy định của pháp luật hiện hành trong khi thực tế xảy ra không ít, cả với chức danh của HĐND và UBND.

Nhiệm vụ xây dựng Chính quyền nói chung; việc miễn nhiễm, bãi nhiệm các chức danh của HĐND và UBND nói riêng ở các cấp là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước ở địa phương của HĐND. Vì thế, những vướng mắc nói trên cần được tháo gỡ bằng một văn bản hướng dẫn thống nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Làm rõ hơn những vấn đề mà trên thực tế phát sinh những cách hiểu không giống nhau; xác định rõ trường hợp nào có, trường hợp nào không phải đưa ra HĐND xem xét, miễn nhiệm từ đó có chỉ đạo chung trong phạm vi cả nước tạo cơ sở pháp lý cho quá trình thực hiện ở các địa phương được thuận lợi, thống nhất, phù hợp với thực tiễn và đúng với các quy định của pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tế và góp phần làm cho hoạt động của HĐND thực chất và hiệu quả hơn.

 Nguyễn Thị Oanh