Liên kết website


Specified argument was out of the range of valid values.

Trao Đổi TT Với Cử Tri

Từ điển trực tuyến

Tra từ:
Từ điển:

Hình ảnh hoạt động

Hộp Mail

Trang chủBản tin HĐND số 25-Tháng 6/2006

Bạn cần biết: nét mới trong Luật doanh nghiệp

Đăng ngày: 01/08/2006
Bắt đầu từ 1/7/2006 Luật doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực, Luật này gồm 10 chương với 172 điều, xin được giới thiệu về một số nội dung mới trong Luật doanh nghiệp năm 2005:
A/ Nội dung mới trong những quy định về Đối tượng & phạm vi điều chỉnh; Thành lập & đăng ký kinh doanh

I - Đối tượng và phạm vi điều chỉnh:

Công ty Donafoods tỉnh Đồng Nai
1- Phạm vi: Điều chỉnh 4 lọai hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh, không phân biệt thành phần kinh tế là doanh nghiêp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp đầu tư nước ngòai. Bổ sung thêm lọai hình công ty TNHH 01 thành viên là cá nhân.

2 - Đối tượng:

- Về DNNN: DNNN đang họat động phải chuyển đổi sang tổ chức quản lý họat động theo hình thức Công TNHH hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp; Thời hạn chuyển đổi sẽ thực hiện theo lộ trình hàng năm, nhưng phải hoàn thành trong vòng 4 năm kể từ 1/7/2006; doanh nghiệp thành lập mới đăng ký và tổ chức hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005.

- Về doanh nghiệp đầu tư nước ngòai: Doanh nghiệp đang họat động thì được lựa chọn đăng ký lại hoặc tiếp tục hoạt động theo Giấy phép đầu tư đã cấp. Thời hạn đăng ký lại là dưới 2 năm. Doanh nghiệp lần đầu đầu tư vào Việt Nam được lựa chọn 1 trong 4 lọai hình doanh nghiệp để đầu tư. Tuy nhiên trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, đầu tư thực hiện theo cả Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp 2005 và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Về hộ kinh doanh: Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp và họat động theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005. Đối với hộ kinh doanh khác thì sẽ đăng ký theo quy định của Chính phủ.

II- Thành lập và đăng ký kinh doanh:

- Mở rộng đối tượng thành lập và quản lý doanh nghiệp (chỉ cấm người đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh tham gia thành lập và quản lý doanh nghiệp).

- Rút ngắn thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

- Quy định rõ các hành vi bị cấm trong đăng ký kinh doanh (ĐKKD): Đối với cơ quan ĐKKD cấm việc gây chậm trễ, phiền hà, cản trở và sách nhiễu người ĐKKD. Đối với người ĐKKD hay nguời đầu tư, cấm hành vi kinh doanh không đăng ký, khai không trung thực, chính xác nội dung hồ sơ ĐKKD, khai khống vốn, định giá tài sản góp vốn không đúng, kinh doanh khi chưa đủ điều kiện.

- Hồ sơ ĐKKD: Quy định rõ ràng, cụ thể cho từng lọai hình doanh nghiệp.

- Quy định rõ về đặt tên doanh nghiệp, tránh việc trùng tên, gây nhầm lẫn trong đặt tên doanh nghiệp.

- Con dấu: Doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai.

- Lệ phí: Được tính theo số lượng ngành nghề ĐKKD.

- Bổ sung thêm trường hợp thu hồi GCNĐKKD: Doanh nghiệp có thể bị thu hồi GCNĐKKD trong 8 trường hợp cụ thể (quy định tại khoản 2 điều 165), gồm: Nội dung kê khai trong hồ sơ ĐKKD là giả mạo; Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập; Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ ngày cấp GCNĐKKD; Không họat động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn 6 tháng liên tục kể từ ngày được cấp GCNĐKKD hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở; Không báo cáo về họat động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong 12 tháng liên tục; Ngừng họat động kinh doanh 01 năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh; Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khỏan 1 điều 163 của Luật doanh nghiệp 2005 đến cơ quan ĐKKD trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản; Kinh doanh ngành, nghề bị cấm.

B/ Những nội dung mới trong việc hoàn thiện khung quản trị doanh nghiệp:

1. Thay đổi định túc số: Định túc số được sử dụng trong quá trình ra quyết định ở Công ty, đặc biệt là Công ty TNHH và Công ty Cổ phần. Định túc số được nâng cao hơn, cụ thể:

- Họp: Yêu cầu số thành viên dự họp nắm giữ 75% (trước là 65%) vốn điều lệ đối với họp Hội đồng thành viên (HĐTV), hoặc số cổ đông nắm giữ 65% (trước là 51%) tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đối với họp Đại hội đồng cổ đông

- Biểu quyết: Quyết định của HĐTV được thông qua bởi số thành viên đại diện 65% vốn điều lệ, đối với biểu quyết tại cuộc họp, hoặc 75% đối với việc lấy ý kiến bằng văn bản; Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua bởi số cổ đông nắm giữ 65% tổng số phiếu biểu quyết đối với biểu quyết tại cuộc họp, hoặc 75% đối với biểu quyết bằng lấy ý kiến bằng văn bản.

2. Bầu Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT và Ban kiểm sóat:

- Việc bầu Chủ tịch HĐQT đối với Công ty Cổ phần được lựa chọn giữa 2 cách là HĐQT bầu Chủ tịch HĐQT và Đại hội cổ đông bầu Chủ tịch HĐQT.

- Việc bầu thành viên HĐQT và Ban kiểm soát công ty cổ phần phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, có thể dồn hết số phiếu bầu cho 1 hoặc một số ứng viên.

3. Tiêu chuẩn và nghĩa vụ nguời quản lý: Quy định rõ điều kiện và tiêu chuẩn của các chức danh quản lý quan trọng trong công ty như thành viên HĐQT, giám đốc hay tổng giám đốc. Quy định: Là người không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp; là người có sở hữu vốn hoặc cổ phần trong công ty hoặc nếu không thì phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của công ty.

4. Yêu cầu công khai hóa, minh bạch hóa, nhất là đối với người quản lý: Như công khai cho công ty những doanh nghiệp mà họ có cổ phần, hoặc phần vốn góp; giải trình những công việc mà người quản lý nhân danh cá nhân hoặc người khác thực hiện trong phạm vi công việc kinh doanh của công ty và chỉ được làm nếu được chấp thuận.

5. Ban kiểm soát: Công ty TNHH dưới 11 thành viên có thể lập BKS. Quy định bắt buộc có kiểm soát viên trong Công ty TNHH 01 thành viên là tổ chức; hoặc công ty cổ phần có trên 11 cổ đông hoặc 01 cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% cổ phần.

6. Quy định về trả thù lao cho Hội đồng thành viên, HĐQT, Giám đốc hoặc tổng giám đốc, BKS: Căn cứ để tính lương, thù lao và các lợi ích khác là kết quả, hiệu quả kinh doanh, do đó không hạn chế mức tối đa và mức tối thiểu. Quy định tiền lương hoặc thù lao được tính vào chi phí kinh doanh của công ty.

C/ Những nội dung mới trong tổ chức quản lý :

1. Quy định về tổ chức cho từng lọai hình công ty như: Công ty TNHH 02 thành viên trở lên (mục 1, chương III); Công ty TNHH 01 thành viên (mục 2, chương III); Công ty Cổ phần (Chương IV); Công ty hợp danh (Chương V); Doanh nghiệp tư nhân (Chương VI); Nhóm công ty (Chương VII)

2. Quy định về Tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp (Chương VIII)

3. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp (Chương IX)

4. Điều khỏan thi hành (Chương X): Luật này thay thế Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003.

N.T.P