Câu 1-Mọi trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai đều phải qua hòa giải theo quy định sau:
1. Các bên tranh chấp đất đi phải chủ động gặp gỡ để hòa giải
2. Trường hợp các bên tranh chấp không tự hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp.
3. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đơn của đương sự, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp.
Việc hòa giải phải được lập thành bên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Biên bản hòa giải được gửi cho các bên tranh chấp và được lưu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
4. Trường hợp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hòa giải không thành mà các bên vẫn tiếp tục tranh chấp thì gửi đơn đến Tòa án nhân dân đối vơi trường hợp có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Câu 2- Tòa án nhân dân giải quyết các trường hợp tranh chap sau đây:
1. Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất ( đất sử dụng hợp pháp).
2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy tờ về quyền sử dụng đất thuộc các trường hợp sau đây:
a) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 1987 hoặc Luật Đất đai năm 1993 hoặc Luật Đất đai năm 2003.
b) Giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.
c) Giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sach đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
d) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thamquyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.
e) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.
g) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993, nay được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.
h) Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật.
i) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
k) Có một trong các loại giấy tờ quy định ở trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyền quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày 01/7/2004 ( ngày Luật đất đai 2003 có hiệu lực) chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
l) Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đuợc thi hành mà hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án, quyết định đó.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Câu 3- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì thẩm quyền giải quyết và trình tự giải quyết như sau:
1.Sau khi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất đã hòa giải tranh chấp đất đai nhưng không thành mà các bên vẫn tiếp tục tranh chấp thì gửi đơn đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ( đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ( đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư).
2.Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn của đương sự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh quyết định giải quyết tranh chấp đất đai ( gọi chung là quyết định giải quyết lần đầu).
3.Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết lần đầu, nếu không đồng ý thì một bên hoặc các bên tranh chấp có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ( đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau), gửi đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên& Môi trường ( đối với tranh chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
4.Trong thời hạn không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn của đương sự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên& Môi trường quyết định giải quyết tranh chấp đất đai ( gọi chung là quyết định giải quyết cuối cùng).
Quyết định giải quyết tranhchấp đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.
5.Lưu ý: không giải quyết khiếu nại về các quyết định giải quyết tranh chấp nói trên theo trình tự quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo và đương sự không có quyền gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân
Câu 4- Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai dựa theo căn cứ sau:
1.Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra.
2.Ý kiến của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chap đất đai của xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập gồm có:
a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là Chủ tịch Hội đồng.
b) Đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn;
c)Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc đối với khu vực nông thôn;
d)Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó.
e)Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã,phường, thị trấn.
3.Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất do một nhân khẩu tại địa phương.
4.Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được duyệt.
5.Chính sách ưu đãi người có cong của Nhà nước.
6.Quy định của pháp luật về giao đất, thuê đất.
Câu 5- Những trường hợp được trả lại đất trước đây đã cho mượn, cho thuê:
1.Hộ gia đình, cá nhân trước đây đã cho cơ quan,đơn vị, tổ chức của Nhà nước,của Đảng cộng sản Việt Nam, MTTQ và cac tổ chức chính trị-xã hội mượn đất.
Việc giải quyết trả lại đất trong trường hợp này chỉ thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2010. Trình tự giải quyết thực hiện theo quy định của Luật đất đai và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
2.Hộ gia đình, cá nhân đã cho cơ quan nhà nước mượn đất ở gắn với nhà ở trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20 tháng 8 năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ( Hộ gia đình, cá nhân và cơ quan nhà nước thỏa thuận cách giải quyết về nhà ở, đất ở đã mượn như trả lại chính nhà ở, đất ở đã mượn, trả bằng tiền, trả bằng nhà ở, đất ở khác, tiếp tục cho thuê, trường hợp không thống nhất cách giải quyết thì khởi kiện ra Tòa án nhân dân).
3.Hộ gia đình, cá nhân dã cho hộ gia đình, cá nhân khác mượn, thuê đất ở gắn liền với nhà ở ma nay trên đất đó còn nhà ở hoặc không còn nhà ở ( nếu có giấy tờ về quyền sử dụng đất và có văn bản thỏa thuận về việc mượn đất, thuê đất).
Việc giải quyết yêu cầu trả lại đất trong trường hợp này thực hiện thưo quy định của Luật đất đai và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
4. Hộ gia đình, cá nhân đã cho hộ gia đinh, cá nhân khác mượn, thuê đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh có nha xưởng hoặc không có nhà xưởng ( nếu có giấy tờ về quyền sử dụng đất và có văn bản thỏa thuận về việc mượn đất, thuê đất).
Trình tự giải quyết trong trường hợp này thực hiện giống như trình tự giải quyết trả lại nhà ở, đất ở thuộc trường hợp thứ 2 của câu này.
Câu 6- Những trường hợp không được đòi lại đất và Nhà nước không xem xét giải quyết yêu cầu đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 bao gồm:
1. Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc, chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam.
2. Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho Hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ gia đình, cá nhân.
3. Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao.
4. Đất thổ cư mà Nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở; đất ở và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất.
5. Đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng cuộc vận động san sẻ bớt một phần ruộng để chia cho người không có ruộng và thiếu ruộng tại miền Nam sau ngày giải phóng.
BAN BIÊN TẬP